Việt Nam
thất thu 170 tỷ USD mỗi năm vì chuyển giá
Cập nhật lúc 09:45
Dẫn lại báo cáo
của Oxfam, ông Phạm Trọng Nhân đề nghị Chính phủ xem lại các ưu đãi công bằng
cho khu vực FDI và các doanh nghiệp Việt, để nền kinh tế có thể tự đứng vững.
Trong 3 ngày từ 31/10 đến 2/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường
về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà
nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà
nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính -
ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020.
Các thành viên Chính phủ cũng sẽ phát biểu giải trình, làm
rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Theo báo cáo mà Chính phủ gửi Quốc hội ngay đầu kỳ họp,
Chính phủ dự báo toàn bộ 13 chỉ tiêu được Quốc hội giao cho năm 2017 sẽ đạt
và vượt, trong đó 8 chỉ tiêu đạt và 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Trong đó, mục tiêu tăng trưởng GDP có thể đạt con số 6,7%,
vốn được xem là thách thức. Nếu đạt, con số tăng trưởng GDP năm 2017 sẽ là
cao nhất trong 5 năm gần đây.
Dù hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2017 từ 6,5% xuống
còn 6,3%, Ngân hàng Thế giới cho rằng quá trình tái cơ cấu kinh tế sẽ giúp
cải thiện tiềm lực tăng trưởng.
"Mặc dù có sự suy giảm nhẹ trong tăng trưởng, nhất là
trong quý I, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục thể hiện đà tăng trương khá vững
chắc”, báo cáo của Ngân hàng thế giới viết.
Trong khi đó, tại báo cáo thẩm tra, Uỷ ban Kinh tế
của Quốc hội đặt câu hỏi về chất lượng tăng trưởng gắn với chỉ số ấy cũng như
các chính sách để tránh các rủi ro phát sinh.
Thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu cũng chia sẻ mối lo này
khi tăng trưởng phu thuộc lớn vào doanh nghiệp FDI, tăng trưởng đi liền với
tăng nhập siêu cao... Một số vấn đề tồn tại lâu năm của nền kinh tế vẫn chưa
được khắc phục mà nợ công là một trong các thách thức lớn.
Theo báo cáo của Chính phủ, dư nợ công hiện khoảng 62,6%,
nợ Chính phủ 51,8%, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 45,2% GDP.
|
Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét