Dấu hiệu oan trong vụ án Mỵ Châu-Trọng Thủy
Cập nhật lúc 15:20
Nàng Mỵ Châu có tội đến đâu, có những tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ nào... chúng ta không hề được biết. Bởi cho đến nay chưa
có bản án có hiệu lực pháp luật nào phán quyết nàng có tội, ngoại trừ sự kết
án và thi hành án ngay tắp lự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự
của cha nàng...
Tôi
tự hỏi Mỵ Châu, người phụ nữ trẻ ấy có bị oan không?
Cứ
ngẫm nghĩ lan man mãi từ sáng nay, sau khi đọc chia sẻ của cô giáo Thanh Hiền
cho học sinh một góc nhìn khác về nhân vật Mỵ Châu của nhà thơ Vương Trọng -
góc nhìn của nguời đàn ông thời @ về bình đẳng giới, góc nhìn trăn trở về số
phận bi thảm của nàng công chúa trẻ tuổi thời phụ nữ nép sau “phụ, phu,
tử”... Và buồn thay, nàng rơi đầu ngay khi đang nép sau lưng vua cha!
Mỵ
Châu ngửng mặt nhìn chờ đợi/ Từ trời cao một đường kiếm chói lòa...
Có
thể bị oan vì... không theo tố tụng
Đây
rõ là một vụ kết án và thi hành án không hề theo trình tự thủ tục tố tụng mà
Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án tử hình của nước ta ở thế kỷ 20
và 21 quy định!
Tác
giả Vương Trọng đã đặt câu hỏi gợi mở trong bài thơ Mỵ Châu:
“Khi
quay lại chém con sau yên ngựa,
An
Dương Vương người đã nghĩ suy gì...”
Đúng
là không thể biết An Dương Vương đã nghĩ suy gì! Nhưng bài thơ làm mình cứ
ngẫm nghĩ về phụ nữ và trẻ em, chắc do liên tưởng tới ngày... Phụ nữ Việt Nam
20-10 đang tới gần và vừa xong một số việc liên quan đến Luật Trẻ em...
Rằng
thì là mà, dù không thể so sánh nhưng nếu nhìn từ góc độ pháp luật tố tụng
hình sự thì Mỵ Châu bị buộc tội và thi hành án hình sự với mức cao nhất ngay
lập tức mà không có quyết định, bản án nào thể hiện vụ án đã được điều tra,
truy tố, xét xử đúng nguời, đúng tội, đúng trình tự tố tụng; không có bằng
chứng nào cho thấy nàng tự thú, nhận tội và đó là tội gì? Nàng có lỗi vô ý
hay lỗi cố ý? Có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ nào không?
Lông
ngỗng rơi, lông ngỗng rơi trắng lối... (Thơ Vương Trọng)
Không
có phiên tòa, không có hội đồng xét xử; người xét xử cũng đồng thời là người
thi hành án; nàng không được hưởng quyền tự bào chữa, cũng không có luật sư,
người trợ giúp pháp lý... Và dĩ nhiên, nàng đã không có quyền xin ân giảm,
khoan hồng.
Rồi
lại băn khoăn tự hỏi nỏ thần có trong danh mục bí mật nhà nuớc, bí mật quốc
gia không, mức độ mật? Ai có trách nhiệm bảo quản nỏ thần?
Rồi
nữa, sao mà Mỵ Châu có thể đề phòng chính Trọng Thủy? Ai hay chỉ có mình nàng
là người chịu trách nhiệm khi nàng bị lừa? Vua cha anh minh với tả hữu quần
thần còn không ngờ được Trọng Thủy, còn cho phép Trọng Thủy tiếp cận nàng thì
sao nàng có thể nghi ngờ?
Từ đây lại đặt câu hỏi: Vậy trong vụ án này liệu có còn ai
giữ vai trò đồng phạm...?
Đằng
sau "vụ án" Mỵ Châu...
Rồi
nữa, có phải làm cha mẹ nghĩa là luôn biết rõ mọi thứ về con và vì thế cho
nên có quyền phán xử con ngay không cần suy xét, cân nhắc thấu đáo theo lẽ
thường?
Trong
cả bài thơ, tác giả đã ngậm ngùi “thay lời biện hộ” cho Mỵ Châu nhưng cũng
chính là gửi một thông điệp cho phụ nữ: Mỗi người đều phải tự chịu trách
nhiệm về hậu quả hành động của chính mình, bao gồm cả phụ nữ; không thể buộc
ai phải chịu trách nhiệm thay mình; đã làm phát sinh hậu quả thì sẽ phải trả
giá, có thể là giá đắt nhất, không thể biện hộ cho dù đó là vô ý hay do thiếu
hiểu biết...
Sự
thiếu kiến thức, ngây thơ không đồng nghĩa là vô tội, là công chúa nhưng cũng
không thể dựa vào bất cứ ai, càng không thể chỉ dựa vào đàn ông, không thể
buộc ai phải chịu trách nhiệm thay mình, tha thứ cho mình, kể cả cha ruột...
Thế
nên là phụ nữ, từ câu chuyện Mỵ Châu, càng phải tự học hỏi, phấn đấu để trở
thành người hiểu biết để tự bảo vệ mình và gia đình, đủ nhạy cảm và tỉnh táo
trong mọi việc, trong cuộc sống và cả trong tình yêu...
(Theo Pháp luật TP HCM) TRẦN
VIỆT THÁI
|
Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét