“Cuộc chiến” vé số:
Xổ số kiến thiết Tiền Giang tăng giải đặc biệt lên 2 tỉ
đồng
Cập nhật lúc 15:10
Ngày 31-12, Công ty Xổ số kiến thiết
tỉnh Tiền Giang đã phát hành vé số có cơ cấu giải thưởng đặc biệt trị giá 2
tỉ đồng/vé cho kỳ mở thưởng ngày chủ nhật 1-1-2017.
Theo thống nhất của Hội đồng Xổ số kiến thiết khu vực miền
Nam, kể từ ngày 1-1-2017, tất cả 21 công ty xổ số thành viên đều tăng giá trị
giải thưởng đặc biệt từ 1,5 tỉ đồng lên 2 tỉ đồng/vé. Có 3 công ty xổ số áp
dụng cơ cấu giải thưởng mới trong ngày đầu tiên gồm: Tiền Giang, Kiên Giang
và Lâm Đồng.
Theo ông Lý Minh Ân - giám đốc Công ty Xổ số kiến thiết
tỉnh Tiền Giang, kỳ đầu tiên ngày 1-1-2017 công ty vẫn phát hành 8 triệu vé
như các kỳ trước đó. Tổng số tiền chi trả thưởng cho khách hàng trúng thưởng
là 40 tỉ đồng. Riêng 8 vé giải đặc biệt trị giá 16 tỉ đồng và các vé trúng
giải an ủi trị giá 3 tỉ đồng. Riêng 4 kỳ trước, trong và sau tết nguyên đán
2017 sắp tới sẽ tăng lên 9 triệu vé/kỳ. Số tiền chi trả thưởng tăng lên 45 tỉ
đồng/kỳ.
Cơ cấu giải thưởng mới sẽ có 10 giải nhất (30 triệu
đồng/giải), 10 giải nhì (15 triệu đồng/giải), 20 giải ba (10 triệu
đồng/giải), 70 giải tư (3 triệu đồng/giải), 100 giải năm (1 triệu đồng/giải),
300 giải sáu (400.000 đồng/giải), 1.000 giải bảy (200.000 đồng/giải) và 10.000
giải tám (100.000 đồng/giải).
Cũng theo ông Ân, Nhà nước quy định tiền chi trả thưởng
cho người trúng xổ số chiếm 50% doanh thu; nộp ngân sách 32,25%; tiền hoa
hồng cho đại lý và người bán lẻ 15%; chi phí quản lý 3%, trong đó chi lương
chỉ có 0,85% doanh thu.
Cứ 1 triệu vé bán ra thì có tới 11.511 giải thưởng. Vé số
truyền thống có xác xuất trúng đặc biệt là 1/1 triệu. Tiền thuế và lợi nhuận
từ kinh doanh xổ số đều nộp ngân sách và được chi đầu tư cho y tế, giáo dục
và các công trình phúc lợi tại địa phương.
Trong năm 2016 Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Tiền Giang
phát hành 52 kỳ vé số. Tất cả các kỳ đều có khách hàng trúng giải đặc biệt.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, các công ty xổ số truyền thống
khu vực phía Nam đạt doanh thu 50.635 tỉ đồng. Trong đó chi trả thưởng cho
khách hàng 24.533 tỉ đồng, nộp ngân sách 17.283 tỉ đồng.
Theo Tuổi trẻ
|
Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016
Hà Nội: Tước phù hiệu xe bỏ rơi khách ở bến Mỹ Đình
Cập nhật lúc 14:52
Nếu các Sở chưa thực hiện thu hồi phù hiệu 1
tháng đối với các nhà xe từ chối phục vụ hành khách ở bến Mỹ Đình , Sở GTVT
Hà Nội sẽ yêu cầu các bến xe từ chối phục vụ.
Sáng nay, lượng
người đến bến xe Mỹ Đình về quê nghỉ Tết Dương lịch vẫn tiếp tục bị các nhà
xe từ chối phục vụ. Tuy nhiên, Hà Nội đã bố trí xe buýt chuyển hành khách về
bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm.
Ông Nguyễn Như
Trúc, Giám đốc bến xe Mỹ Đình cho biết, lượng hành khách dồn về bến xe tập
trung chủ yếu từ sáng sớm. Do các nhà xe thuộc diện điều chuyển tiếp tục từ
chối phục vụ nên Hà Nội đã bố trí sẵn 30 chuyến xe buýt để phục vụ hành khách
đi lại thuận tiện.
Ông Trúc cho
biết, các nhà xe từ chối phục vụ sẽ được bến xe tập hợp và báo cáo Sở GTVT Hà
Nội xử lý theo quy định của pháp luật.
Trao đổi với
VietNamNet, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, Sở đã thông báo đến
cơ quan quản lý là các nhà xe (Sở GTVT các tỉnh - PV) thể hiện quan điểm của
Hà Nội là phải xử lý nghiêm đối với các nhà xe không thực hiện biểu đồ xe
chạy để phục vụ người dân đi lại.
“Sở sẽ đề nghị
các Sở Giao thông các tỉnh thu hồi phù hiệu 1 tháng nhà xe bỏ rơi khách ở bến
Mỹ Đình. Trường hợp chưa thực hiện xử lý được, các bến xe ở Hà Nội sẽ từ chối
phục vụ đối với các nhà xe này.
Tinh thần là
phải xử lý kiên quyết để đảm bảo sự đi lại của nhân dân, đảm bảo mục tiêu
chung của TP”, ông Viện nhấn mạnh.
Ông Viện cũng
thông tin thêm, phương án Hà Nội đề xuất điều chuyển xe khách theo đúng luồng
tuyến quy hoạch đã được UBND TP trình Bộ GTVT và được Bộ có văn bản thống nhất
phương án thực hiện.
Bắt đầu từ hôm
nay (31/12), Sở sẽ có thông báo chính thức đến các nhà xe từ 2/1 sẽ thực hiện
điều chuyển theo đúng quy hoạch luồng tuyến, không để xe khách chạy xuyên
tâm, đảm bảo phục vụ người dân đi lại thuận tiện, an toàn và trách ùn tắc.
Đối với những
nhà xe cố tình chây ì, chống đối, lực lượng chức năng Hà Nội sẽ có biện pháp
xử lý để đảm bảo an ninh trật tự ở bến xe.
Ông Viện cho
biết, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo công an TP và các lực lượng liên
quan có giải pháp đồng bộ để đảm bảo an ninh trật tự tại các bến xe. Việc
giải quyết, sắp xếp xe khách về đúng luồng tuyến quy hoạch nhằm để đảm bảo
lợi ích chung, chống ùn tắc giao thông cho thành phố.
"Ban đầu
có thể ảnh hưởng tới hoạt động một số doanh nghiệp và người dân nhưng mọi
người nên đồng tình, chia sẻ để đảm bảo lợi ích chung”, ông Viện nói.
(Theo VietNamNet)
Vũ Điệp
Các nhà xe đang lấy hành khách làm con tin. Đây đúng là
kiểu bắt con tin để trục lợi riêng, không hề đoái hoài đến “thượng đế” - những
hành khách đã nuôi sống doanh nghiệp của họ. Một kiểu hành xử vô lương tâm!
Thương Giang
|
Giá vàng hôm nay 31/12 tuột
dốc, SJC ‘chặt chém’ hơn
Cập
nhật lúc 14:45
Giá vàng hôm
nay 31/12 tuột dốc, công ty SJC lại “chặt chém” khách hơn khi niêm yết giá
bán ra đắt hơn giá mua vào 900.000 đồng/lượng.
Những ngày gần đây, thị trường vàng “nóng” dần lên. Đặc biệt, hôm
qua, cả giá vàng thế giới và giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Thế
nhưng, giá vàng hôm nay 31/12 bất ngờ tuột dốc. Công ty vàng bạc
đá quý Sài Gòn SJC lại một mình một xu hướng khi đẩy yết giá bán ra đắt hơn
giá mua vào 900.000 đồng/lượng.
Cụ thể, tại
công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, giá vàng giảm 200.000 đồng/lượng. Giá
vàng SJC Hà Nội giao dịch ở mức: Mua vào 35,45 triệu đồng/lượng, bán ra 36,37
triệu đồng/lượng. Vàng SJC TP.HCM mua vào 35,45 triệu đồng/lượng, bán ra
36,35 triệu đồng/lượng.
Tại công ty
vàng bạc đá quý Doji, giá vàng giảm khoảng 100.000 đồng/lượng so với cuối
ngày hôm qua. Giá vàng SJC Hà Nội giao dịch ở mức mua vào: 36,100 triệu
đồng/lượng, bán ra 36,300 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC Hồ Chí Minh: Mua vào
36,300 triệu đồng/lượng; bán ra 36,400 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay 31/12
Giá vàng SJC
tại Bảo Tín Minh Châu giảm 130.000 đồng/lượng và giao dịch ở mức: Mua vào
36,17 triệu đồng/lượng, bán ra 36,27 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng 999.9
(24k): Mua vào 33,42 triệu đồng/lượng, bán ra 33,87 triệu đồng/lượng. Giá
vàng nhẫn tròn trơn 999.9 (24k): Mua vào 33,42 triệu đồng/lượng, bán ra 33,87
triệu đồng/lượng.
Tại các ngân
hàng thương mại, giá vàng đi lùi. Giá vàng tại Sacombank-SBJ giao dịch ở mức:
Mua vào 36,15 triệu đồng/lượng, bán ra 36,45 triệu đồng/lượng. Giá vàng tại
SHB: 36,15 triệu đồng/lượng – 36,45 triệu đồng/lượng. Giá vàng tại TPbank
Gold: 36,13 triệu đồng/lượng – 36,45 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay 31/12 giảm chậm hơn giá vàng thế giới. Chốt
phiên giao dịch cuối cùng của năm 2016, giá vàng dừng ở mức 1.150,9 USD/ounce
sau khi giảm 6,8 USD/ounce. Càng về cuối phiên, giá vàng càng ảm đạm. Đầu
phiên, nhiều thời điểm giá vàng vượt mốc 1.160 USD/ounce.
Do giá vàng
trong nước giảm nhẹ hơn giá vàng thế giới nên khoảng cách giữa hai mức giá
được nới rộng lên rất nhiều. Hiện tại, giá vàng trong nước đắt hơn giá vàng
thế giới 5,03 triệu đồng/lượng. Con số này ngày hôm qua là 4,6 triệu
đồng/lượng.
Công ty Doji
đánh gái thời điểm này mọi tính toán mang tính đầu tư cũng như sự quan tâm
dành cho vàng vẫn đang trong giai đoạn ấp ủ và cân nhắc. Ở tuần cuối cùng của
năm 2016, hầu hết các nhà đầu tư tạm ngưng giao dịch để có tâm lý thoải mái
nhất dành cho những ngày nghỉ tết Dương lịch.
Thị trường
ngoại tệ có diễn biến trái chiều. Trong khi giá USD trên hẹ thống ngân hàng
ít biến động thì giá USD trên thị trường tự do bất ngờ tăng mạnh sau chuỗi
ngày lao dốc.
Đa số các ngân
hàng chưa tác động nhiều tới giá USD. Tại Eximbank, giá USD niêm yết ở mức:
22.700 đồng/USD – 22.800 đồng/USD. Tại ngân hàng ACB, tỷ giá giao dịch ở mức:
22.700 đồng/USD (mua vào) – 22.800 đồng/USD (bán ra).
Tại Sacombank,
tỷ giá giao dịch ở mức: 22.710 đồng/USD (mua vào) – 22.819 đồng (bán ra). Tỷ
giá tại VietinBank giao dịch ở mức: 22.700 đồng/USD – 22.780 đồng/USD. Tại
Tại ngân hàng Vietcombank, tỷ giá giao dịch ở mức: 22.715 đồng/USD (mua vào)
– 22.785 đồng/USD (bán ra), không đổi so với cuối ngày hôm qua.
Techcombank là
ngân hàng hiếm hoi tác động đến tỷ giá. Tại Techcombank, tỷ giá giao dịch ở
mức: 22.710 đồng/USD (mua vào) – 22.810 đồng (bán ra), giữ nguyên giá mua vào
và giảm 10 đồng/USD chiều bán ra.
Trong khi đó,
trên thị trường tự do, tỷ giá bật tăng sau chuỗi ngày giảm sâu và tìm lại mốc
23.000 đồng/USD. Giá USD giao dịch ở mức: 23.050 đồng/USD (mua vào) – 23.100
đồng/USD (bán ra), tăng 100 đồng/USD chiều mua vào và tăng 50 đồng/USD chiều
bán ra. Ở các cửa hàng khác nhau, giá giao dịch chênh lệch khoảng 10 USD.
(Theo VTCnews) Thanh Hà
|
Diễn viên hài Chiến Thắng bí mật cưới vợ trẻ lần 3
Cập nhật lúc 14:37
Liên hệ với
Chiến Thắng, anh xác nhận đã kết hôn lần 3 với Thu Ngọc tại Phú Thọ vào ngày
30/12.
Mới đây, những
hình ảnh trong đám cưới Chiến Thắng được cư dân mạng truyền tay nhau. Khi
liên hệ với Chiến Thắng anh xác nhận đã bí mật lấy vợ 3. Được biết, Chiến
Thắng mới chỉ làm đám cưới tại nhà vợ ở Yên Lập, Phú Thọ và chưa tổ chức tại
quê nhà Vĩnh Phúc.
Chiến Thắng
cũng cho biết, đám cưới của anh được tổ chức đơn giản, không có nhiều bạn bè
nghệ sĩ, chủ yếu là người thân trong gia đình hai bên.
Chiến Thắng
cũng cho biết tên thật của vợ là Thu Ngọc, sinh năm 1990. Được biết, vợ Chiến
Thắng làm giáo viên tiểu học, quê ở Phú Thọ.
Chiến Thắng xác nhận
đã lấy vợ 3 vào ngày 30/12
Vợ Chiến Thắng tên
thật là Thu Ngọc, đang làm giáo viên tiểu học
Hình ảnh trong đám
cưới
Hình ảnh trong đám
cưới Chiến Thắng
Như vậy, sau
nhiều lần hôn nhân đổ vỡ, nghệ sĩ Chiến Thắng cuối cùng cũng tìm được hạnh
phúc mới. Cách đây không lâu, Chiến Thắng có cuộc chia tay ồn ào với bạn gái
kém 18 tuổi - Ngọc Ánh.
Theo Giadinhvietnam.com
|
Không đề
nghị công nhận liệt sĩ cho ông Lữ Anh Dồi
Cập nhật lúc 10:05
Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Cà Mau có công văn bác toàn bộ
hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ cho ông Lữ Anh Dồi. Gia đình ông cho biết sẽ
khiếu nại đến cùng.
Sáng 30-12, bà Nguyễn Thị Mai (vợ ông
Lữ Anh Dồi, nguyên Thiếu úy công an vũ trang, nay thuộc lực lượng bộ đội biên
phòng) cho biết bà vừa nhận được công văn trả lời việc giải quyết chính sách
với chồng bà. Theo đó, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Cà Mau đã bác toàn bộ hồ sơ
xin công nhận liệt sĩ đối với ông Lữ Anh Dồi.
Bị bắn chết khi
đang làm nhiệm vụ
Như chúng tôi đã thông tin, năm 1979, Thiếu úy Lữ Anh Dồi đã bị
bắn chết bởi bốn phát súng của Chuẩn úy Thái Văn Hùng. Kéo dài trong suốt 10
năm sau đó, ông Lữ Anh Dồi bị mang tai tiếng là kẻ phản bội tổ quốc, câu kết
với các phần tử xấu để đưa người đi vượt biên. Theo quy kết của một số cơ
quan ở tỉnh Minh Hải (cũ), khi bị lực lượng công an vũ trang phát hiện, bắt
quả tang, ông không đầu hàng mà chống cự nên bị tiêu diệt.
Đến thời điểm năm 1988-1990, tòa án quân sự các cấp đã làm rõ sự
thật vụ án. Các bản án kết luận ông Lữ Anh Dồi từng hai lần báo cáo cấp
trên là có một nhóm người tổ chức đưa người vượt biên. Sau đó, ông Lữ Anh Dồi
được Nguyễn Ngọc (nguyên Phó Trưởng ty Công an, Chỉ huy trưởng Công an vũ
trang Minh Hải cũ) bí mật chỉ đạo cùng Thái Văn Hùng thâm nhập vào đường dây
để bắt quả tang, phá án.
Trưa 27-3-1979, chờ tất cả 53 người đi vượt biên xuống tàu xong,
Thái Văn Hùng bắn chỉ thiên ra hiệu cho lực lượng đã phục kích sẵn tiến hành
bắt quả tang. Liền đó, Thái Văn Hùng bắn bốn phát vào ông Lữ Anh Dồi làm nạn
nhân thiệt mạng.
Hành động của Thái Văn Hùng được xác định là làm theo chỉ đạo của
Nguyễn Ngọc. Tòa án quân sự các cấp đã tuyên phạt Thái Văn Hùng 18 năm tù về
tội giết người; Nguyễn Ngọc 20 năm tù về tội giết người, ba năm tù về tội vu
khống (vu khống ông Lữ Anh Dồi phản quốc - NV). Tòa án quân sự các cấp cũng
giải oan, khẳng định ông Lữ Anh Dồi không phản quốc, đồng thời kiến nghị các
cơ quan chức năng phục hồi chế độ chính trị và giải quyết chế độ chính sách
cho ông Lữ Anh Dồi.
Bà Nguyễn Thị Mai, vợ ông Lữ Anh Dồi, cho hay sẽ tiếp tục khiếu nại cấp cao hơn. Ảnh: T.VŨ
Đã từng họp
thống nhất đề nghị
Từ năm 1990, bà Nguyễn Thị Mai đã đeo đuổi đề nghị các cơ quan
chức năng công nhận chồng mình là liệt sĩ. Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Minh
Hải (cũ) từng có hồ sơ gửi các cơ quan cấp trên đề nghị công nhận ông Lữ Anh
Dồi là liệt sĩ nhưng chưa được xem xét.
Đến tháng 12-2015, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có văn bản chỉ đạo
Sở LĐ-TB&XH tỉnh chủ trì họp bàn với các ngành chức năng của tỉnh về yêu
cầu của bà Mai. Tháng 2-2016, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau đã chủ trì cuộc họp
với sự tham dự của các cơ quan như Công an, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ
huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Thanh tra, Bảo hiểm xã hội và Cựu chiến binh tỉnh
Cà Mau.
Tại cuộc họp này, các cơ quan trên đều đồng thống nhất đề nghị
công nhận ông Lữ Anh Dồi là liệt sĩ với ba lý do: Thứ nhất, TAND Tối cao đã có kiến nghị
phục hồi chế độ chính trị và giải quyết chế độ chính sách cho ông Lữ Anh Dồi. Thứ hai, Bộ
Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Minh Hải đã có Giấy báo tử số 01/GBT ngày
14-9-1991 thể hiện ông Lữ Anh Dồi đã hy sinh. Thứ ba, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
Minh Hải có xác nhận trường hợp ông Lữ Anh Dồi là được phân công đi công tác.
Từ kết quả cuộc họp trên, tháng 4-2016, Sở LĐ-TB&XH tỉnh
Cà Mau đã có văn bản đề nghị công nhận ông Lữ Anh Dồi là liệt sĩ gửi Bộ
LĐ-TB&XH cùng Cục Người có công. Sau đó, Cục Người có công đã có văn bản
đề nghị Cục Chính sách (Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng) hoàn thiện hồ sơ
vì đây là trường hợp thuộc quân đội. Tháng 9-2016, Cục Chính sách đã gửi công
văn đến Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đề nghị cơ quan này chỉ
đạo Bộ đội biên phòng Cà Mau rà soát và kết luận về các nội dung có liên quan
đến ông Lữ Anh Dồi trước đây.
“Tôi sẽ khiếu
nại đến cùng”
Ngày 28-12 vừa qua, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Cà Mau đã có công
văn bác toàn bộ hồ sơ đề nghị nói trên. đơn vị này xác định ông Lữ Anh Dồi
không thuộc trường hợp nào trong quy định được xét công nhận liệt sĩ tại Nghị
định số 31/2013. Cạnh đó, đơn vị này còn cho rằng hồ sơ đề nghị công nhận
liệt sĩ của Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Minh Hải (cũ) là trái với hồ sơ bản án
liên quan và không có cơ sở. Hồ sơ đề nghị của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà
Mau cũng không có cơ sở vì tại bản án hình sự phúc thẩm số 143/HSPT1 ngày
13-4-1989 của Tòa án Quân sự cấp cao có nêu “trong thời gian này, Dồi có
khuyết điểm trong sinh hoạt, chính Dồi cũng được cử đi làm nhiệm vụ trung
gian móc nối số người vượt biên để liên hệ với Hùng dưới sự chỉ huy, chỉ đạo
của Nguyễn Ngọc”…
Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Mai bật khóc: “Rõ ràng hồi
trước, sau khi anh Dồi được Tòa Quân sự giải oan, chính Biên phòng Minh Hải,
tức Biên phòng Cà Mau hôm nay, ra giấy báo tử, ra văn bản đề nghị công nhận
liệt sĩ cho anh Dồi. Rồi hôm nay lại chính đơn vị này nói những văn bản đó là
trái với các bản án, không có cơ sở. Và đau nhất với tôi là Biên phòng Cà Mau
kết luận anh Dồi cùng với nhóm người giết anh đã tổ chức vượt biên. Nếu đồng
lợi ích thì anh Dồi đâu có bị giết chết như vậy.
Tôi không cam tâm. Tôi sẽ tiếp tục khiếu nại cấp cao hơn. Hơn ai
hết tôi hiểu anh Dồi. Vì không đồng thuận, không khuất phục với nhóm người
kia mà anh đã bị thủ tiêu, bịt đầu mối. Anh xứng đáng là liệt sĩ”.
Chúng tôi sẽ tiếp tục liên hệ với Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Cà
Mau để làm rõ hơn vụ việc và thông tin tới bạn đọc.
(Theo
Pháp luật TP HCM) TRẦN VŨ
|
Trông lên ‘ghế’ ít người nhiều!
Cập nhật lúc 09:34
Phấn đấu theo chức vụ thì hạn chế kiểu “ghế” ít người nhiều, cơ
cấu tiền lương theo kiểu cào bằng như hiện nay khiến những công chức thiếu
động lực phấn đấu.
Chuyện lương
công chức, ít lâu lại được xới xáo đả động. Tỷ như gần đây nói đến cải cách
hành chính, không ít ý kiến gợi ý quay sang học Singapore, trả lương cao cho
công chức để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ấy nhưng, cứ
thử xem, bàn về làm giàu, người ta thường liên tưởng đến các doanh nhân, tư
thương hoặc chí ít là bộ phận người trực tiếp liên quan đến lĩnh vực kinh
doanh, dịch vụ. Bởi “phi thương bất phú” - các cụ nói cấm sai bao giờ.
Còn khi nói đến
cán bộ, công chức, viên chức người ta liên tưởng ngay đến bộ phận dân số có
thu nhập trung bình thấp ở mức ổn định, và xã hội quy định cho họ nghĩa vụ phải
nghèo “ổn định” hiển nhiên như mặt trời mọc đằng Đông. Hễ thấy anh công chức
nào có điều kiện một chút thì thiên hạ tha hồ xì xào, nhất định phải gắn cho
họ một tí tiêu cực mới cam. Thành ra, vàng thau lẫn lộn, và đại đa số công
chức vẫn nghèo hoàn nghèo mà chẳng dám kêu, vì thiên hạ còn ối người vất vả
nộp thuế nuôi công chức.
Chính Các Mác,
cha đẻ của chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng chỉ ra bốn yếu tố sẽ tồn tại với
xã hội loài người, một trong số đó là nhu cầu ngày càng tăng. Nếu công chức
là cỗ máy, thì chắc hẳn họ sẽ hài lòng với danh phận xã hội dành cho mình.
Nhưng khổ nỗi công chức lại là người, cũng có vợ, chồng, con, gia đình, bố
mẹ, cùng với những nhu cầu từ thiết yếu đến cao cấp trong xã hội, nhưng bị xã
hội bó buộc với thân phận thu nhập nhất định phải ở mức trung bình.
Trong khi cơ
cấu tiền lương theo ý nghĩa đầy đủ cần đảm bảo người lao động nuôi sống bản
thân, gia đình và tái sản xuất sức lao động, thì công chức tự nuôi mình còn
khó trong thời buổi giá cả cái gì cũng tăng chỉ lương là ì ạch.
Phấn đấu theo
chức vụ thì hạn chế kiểu “ghế” ít người nhiều, cơ cấu tiền lương theo kiểu
cào bằng như hiện nay khiến những công chức thiếu động lực phấn đấu. Có người
lúc mới vào cơ quan thì ra sức làm việc, thời gian công sức không tiếc gì cả,
chỉ mong muốn học hỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đến khi chứng minh được năng
lực, tìm được cho mình một chỗ đứng trong tập thể, thì bỗng nhiên sự phấn đấu
dừng lại, không còn động lực nữa.
Hỏi vì sao? Thì
được biết giờ mình cũng ổn nhưng nhìn lên lãnh đạo toàn người trẻ, muốn lên
xin mời xếp hàng, trên mình còn có nhiều anh nữa lớn tuổi hơn, giỏi hơn mà
vẫn làm cán bộ, có phấn đấu nữa chắc cũng chưa đến lượt.
Vậy nếu không
phấn đấu theo chức vụ, hoặc chưa đủ điều kiện phấn đấu chức vụ thì công chức
phấn đấu vì điều gì?
Thu nhập chính
là động lực thúc đẩy công chức và làm giàu cho xã hội, cải thiện cơ chế hành
chính ì ạch. Chính mức lương trung bình thấp khiến bộ máy hành chính nhà nước
ngày càng phình ra, kém hiệu quả và làm cho công chức thiếu động lực phấn
đấu, chây ì hoặc “chân ngoài dài hơn chân trong”. Chưa kể bản thân một bộ
phận thực hiện quyền lực công sẽ lạm dụng để tăng thu nhập bản thân.
Thế mới có
chuyện ở Việt Nam ai cũng có lương nhưng không ai sống được bằng lương; không
ai sống được bằng lương nhưng ai cũng sống tốt. Thế nên có những người xin
làm công chức để lấy chỗ ngồi làm việc khác, có người bằng lòng với cuộc sống
nghèo trung
bình.
Điều gì xảy ra
nếu công chức chỉ nhận mức lương trung bình và được hưởng thêm thu nhập từ
chính hiệu quả công việc của mình? Anh công an hãy cố làm giảm tỷ lệ tội
phạm; Anh quản lý thị trường đừng để hàng giả hàng rởm tràn lan; Anh vệ sinh
thực phẩm hãy loại bỏ thức ăn bẩn trên các sạp chợ; các anh chị làm thủ tục
hành chính cố giảm thiểu số lượng hồ sơ tồn đọng… Như vậy xã hội sẽ an toàn
hơn, doanh nghiệp làm ăn chính đáng sẽ được lợi, bữa cơm gia đình sẽ sạch
hơn, sức khỏe cộng đồng sẽ tốt hơn.
Nếu làm được
như vậy thì “30% công chức sáng cắp ô đi chiều cắp ô về” chắc sẽ giảm đi
nhiều chăng?
(Theo
TuanVietNam) Phạm Hải Chung
|
Bến xe Mỹ Đình vỡ trận: Bí mật tiền
tỷ mua lốt?
Cập nhật
lúc 09:12
(Tin tức thời sự) - ''Việc bỏ khách ở
bến trong ngày lễ như vậy là không thể chấp nhận được, an ninh phải vào cuộc,
tìm cho ra người đứng sau tất cả những chuyện này''
Nguyên nhân sâu
xa
Sáng 30/12, hàng loạt các nhà xe tại bến xe Mỹ Đình chạy tuyến Hà
Nội - Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Thái Bình đồng loạt từ chối chở
khách khiến cho hành khách ở bến xe này không thể trở về quê đúng dịp tết
Dương lịch.
Những nhà xe này cho rằng, họ làm như vậy nhằm phản đối quyết
định điều chuyển luồng, tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng ôtô tại Hà
Nội được bắt đầu thực hiện từ ngày 2/1/2017. Việc nhà xe không đón khách đã
khiến không ít người dân bức xúc.
Trao đổi với phóng viên, anh N.V.H - quản lý nhà xe H.H chạy
tuyến Hà Nội - Thái Bình cho biết: ''Đành rằng nhà xe từ chối đón khách là để
phản đối quyết định điều chuyển họ từ bến xe Mỹ Đình ra bến xe Nước Ngầm.
Nhưng nguyên nhân sâu xa trong chuyện này nằm ở các lốt xe mà họ đã mua ở bến
Mỹ Đình.
Những lốt này có giá hàng trăm triệu, thậm chí những lốt vào giờ
vàng, tuyến đẹp có giá lên tới hàng tỷ đồng. Một người bạn của tôi ở Nam Định
mới mua một lốt đẹp về Giao Thủy với giá hơn 3 tỷ đồng.
Nhiều nhà xe nắm bắt trước được thông tin chuyển bến đã nhanh
chóng bán lốt của mình ngay khi còn được giá, đối với những nhà xe này thì
việc chuyển bến đã không còn ảnh hưởng nhiều đến họ nữa.
Thế nhưng có những nhà xe vừa đầu tư hàng tỷ đồng tiền mua lốt,
mua xe mới, phục vụ khách ở Mỹ Đình, giờ chuyển qua bến xe Nước Ngầm chắc
chắn lượng khách sẽ không được như bến Mỹ đình do còn phải cạnh tranh với
những nhà khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc làm lại mọi thứ từ đầu.
Chính điều này đã khiến họ phản đối.''
Theo anh H. việc mua, bán lốt là do các nhà xe tự thỏa thuận với
nhau. Nhiều nhà xe họ làm ăn không có lãi hoặc vì một lý do nào đó thì họ bán
lốt cho nhà xe khác. Còn chuyện đăng ký lốt mới tại bến xe là điều rất khó,
phải phụ thuộc vào nhiều thứ khác.
Trong khi đó, anh T.V.T - quản lý nhà xe T.T chạy tuyến Hà Nội -
Thái Bình có phần lạc quan hơn, anh chia sẻ: ''Nhà xe của tôi hoạt động ở Mỹ
Đình từ nhiều năm nay rồi, thời điểm cách đây hơn chục năm thì tiền mua lốt
còn rẻ. Bây giờ muốn có một lốt tại bến Mỹ Đình thì ít nhất cũng phải
mất tầm 300 triệu.
Tuy nhiên, những lốt của chúng tôi ở Mỹ Đình vẫn sẽ được đảm bảo
khi về bến Nước Ngầm. Có điều lượng khách ban đầu nói thẳng ra sẽ không cao,
và phải cạnh tranh khốc liệt do tất cả nhà xe về Thái Bình đổ dồn về đây.
Có lẽ sẽ phải mất một khoảng thời gian nữa mới có thể ổn định.
Chuyển tuyến vào dịp làm ăn này thực sự rất bất hợp lý.''
Cần lắng nghe
Liên quan đến vấn đề này, chiều 30/12, trao đổi với Đất Việt, ông
Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng:
''Nếu nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp luật, sáng 30/12 một số
nhà xe tự động không đón khách ở Mỹ Đình là trái pháp luật. Đây được coi là
hình thức lãn công, biểu tình, trong khi đó luật pháp của Việt Nam cấm các
doanh nghiệp dịch vụ công cộng bãi công.
Sáng 30/12 chưa ai làm gì các anh cả, chưa điều chuyển, đến tận
ngày mùng 2/1/2017 mới bắt đầu. Mà một khi đã đã bắt đầu thì kéo dài hàng
tháng chứ không phải chuyển ngay lập tức.
Thế nhưng, doanh nghiệp không đón khách ở Mỹ Đình nghĩa là mục
tiêu của anh không phải là phục vụ nhân dân, mà làm rối loạn bến xe, làm hình
ảnh của ngành GTVT trở nên xấu xí trong mắt người dân. Không có chuyện doanh
nghiệp vận tải bỏ khách mà không thông báo trước, đó là sai hoàn toàn.''
Theo ông Liên, trong trường hợp này không phải là doanh nghiệp
phản đối mà là lái xe phản đối. Bởi lẽ, trước đó ông có thông báo cho một số
doanh nghiệp vận tải rằng, nếu những doanh nghiệp này có ý kiến gì thì phản
ánh bằng văn bản về cho Hiệp hội để từ đó Hiệp hội phản ánh đến cơ quan nhà
nước. Tuy nhiên, đến thời điểm này không có doanh nghiệp nào phản ánh gì cả.
"Đây có thể coi là bãi công tự phát, không có tổ chức. Cái
mà các doanh nghiệp đang hoạt động là kinh doanh có điều kiện, theo nghị định
86, giờ anh bỏ khách nghĩa là làm trái với luật giao thông đường bộ, trái với
các nghị định của Chính phủ về kinh doanh có điều kiện.
Tôi cho rằng đây là sự việc rất đáng tiếc, làm lệch lạc mục tiêu
hoạt động của doanh nghiệp, làm xấu hình ảnh doanh nghiệp. Việc đình công,
biểu tình, bỏ khách ở bến trong ngày lễ như vậy là không thể chấp nhận được,
an ninh phải vào cuộc tìm ra cho được người đứng sau tất cả những chuyện này.
Đây có thể coi là hình thức kích động quấy rối.
Ngoài việc xử lý theo pháp luật những đối tượng gây rối để làm
gương, cần xử lý cả doanh nghiệp để xảy ra việc này. Nếu doanh nghiệp giải
thích rằng lái xe không chịu đón khách, thì trách nhiệm của doanh nghiệp phải
hủy hợp đồng lao động đối với những lái xe này, không phải là hưởng ứng cái
đó được. Mức xử lý cao nhất đối với doanh nghiệp ở đây là thu hồi giấy phép
hoạt động ngay lập tức.'', ông Liên nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cơ quan chức
năng cần tổ chức những buổi đối thoại, lắng nghe bức xúc của người dân, doanh
nghiệp vận tải. Từ đó, xem xét sự việc một cách cụ thể, lên lộ trình giải
quyết phù hợp, làm hài hòa quyền lợi của người dân, doanh nghiệp và của cả
Thành phố.
(Theo Đất Việt) Hải Phong
|
Cô giáo để 42 học sinh tát
vào mặt 1 học sinh lớp 4
Cập nhật lúc 07:56
Dư luận đang
xôn xao vụ việc học sinh Đỗ Tuấn L., học sinh lớp 4A, Trường tiểu học Ninh
Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội bị 42 học sinh trong lớp tát
vào mặt
Trường tiểu học Ninh Sở nơi xảy ra vụ
việc
Theo một Clip
đang lan truyền trên mạng xã hội facebook,
học sinh Đỗ Tuấn L. kể lại, khi lớp trưởng lớp 4A báo cáo với cô giáo chủ
nhiệm Đỗ Tuấn L. nói bậy, cô giáo chủ nhiệm tên Đ.H.T đã đồng ý để 42 học
sinh lớp này cùng tát vào mặt em.
Chiều 30.12,
trao đổi với chúng tôi, ông Trần Quốc Bảo, Chủ tịch UBND xã Ninh Sở cho hay,
theo báo cáo ông nhận được từ Trường tiểu học Ninh Sở, vụ việc xảy ra lúc 10
giờ 30 phút sáng 26.12. Sau khi nghe lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp,
trong đó có việc em Đỗ Tuấn L. nói bậy, cô Đ.H.T nói L. xin lỗi các bạn trong
cả lớp. Tuy nhiên, lớp trưởng nói, trước đó L. có thỏa thuận với các bạn, nếu
L. nói bậy, các bạn trong lớp sẽ mỗi người tát L. một cái. Do đó, cô Đ.H.T đã
để yên để 42 học sinh trong lớp tát lên má L.
Ông Trần Quốc
Bảo nói: “16 giờ ngày 27.12, ngay khi Trường tiểu học Ninh Sở nắm được thông
tin trên, đã tổ chức cuộc họp gấp, trong cuộc họp này đã yêu cầu cô Đ.H.T
viết bản kiểm điểm, sau đó quyết định tạm đình chỉ
công tác giảng dạy của
cô Đ.H.T để tiếp tục làm rõ vụ việc. Nhà trường cũng đã báo cáo tình hình lên
Phòng Giáo dục đào tạo huyện Thường Tín”.
Ông Trần Quốc
Bảo nói thêm: “Đến nay chưa có kết luận cuối cùng về việc làm của cô Đ.H.T,
tuy nhiên, tôi cho rằng việc một giáo viên chủ nhiệm không ý kiến gì khi cả
42 học sinh tát 1 học sinh là sai. Sai về nghiệp vụ giáo viên, kỹ năng sư
phạm. Bình thường, cô Đ.H.T là một giáo viên dạy giỏi, lớp 4A là lớp chọn, có
43 học sinh đều là học sinh xuất sắc, có thể vì áp lực để tất cả các học sinh
không nói tục, chửi bậy, đi vào nền nếp, nên cô Đ.H.T đã sai trong cách dạy
học sinh”.
“Cô Đ.H.T những
ngày qua rất stress. Cô không dám đi ra ngoài đường, nhà cô ở ngay cùng xóm
với học sinh Đ.T.L”, ông Bảo nói.
Cũng theo Chủ
tịch UBND xã Ninh Sở, đến nay gia đình học sinh Đỗ Tuấn L. không có đơn thư
gì gửi đến xã. Cháu Đỗ Tuấn L. nhiều năm liền là học sinh xuất sắc, những
ngày qua cháu vẫn đi học bình thường.
(Theo
Thanh niên) Thúy Hằng
|
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016
Nguy cơ “vỡ
trận” bến xe Mỹ Đình vì nhiều xe không đón khách để phản đối
Cập
nhật lúc 21:33
Rất nhiều hành khách không bắt được xe để về quê do nhiều nhà xe
không đón khách.
Sáng nay
(30.12), nhiều hành khách trong bến xe Mỹ Đình rất bất ngờ trước tình trạng
không bắt được xe về quê nghỉ lễ dịp Tết dương lịch do nhiều nhà xe dừng đón
khách.
Ghi
nhận của PV, thời điểm 8h sáng, lượng người đổ dồn về bến xe khá đông. Trong
đó chủ yếu là học sinh, sinh viên, người lao động. Phía trong bến khá nhiều
người đứng đợi xếp hàng mua vé về quê đón Tết. Phía bên ngoài khu đón khách
của các xe có rất đông người chờ đợi.
Tuy vậy rất
nhiều hành khách tỏ ra ngỡ ngàng khi không bắt được xe để về quê bởi nhiều
nhà xe đã không mở cửa đón khách như mọi hôm. Tình hình này khiến cho lượng
khách tại Mỹ Đình tăng lên đột biến và không được di chuyển. Hàng trăm người
la liệt khắp bến xe vì không có phương tiện để về quê.
Nhiều nhà xe
của các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Vinh, Thái Bình… đã đồng loạt không chở
khách để phản đối việc trước đó Sở GTVT Hà Nội phát đi một văn bản yêu cầu
các bến xe sắp xếp, điều chuyển luồng tuyến xe khách cố định liên tỉnh trên
địa bàn TP Hà Nội từ đầu năm 2017.
Một đại diện
nhà xe Thái Bình cho hay: "Chúng tôi rất bất ngờ và bỡ ngỡ trước thông
tin trên. Việc hoạt động trước nay của chúng tôi vẫn bình thường bây giờ yêu
cầu điều chuyển lộ trình có khác gì “đánh đố” chúng tôi. Theo tôi, việc điều
chuyển cần có lộ trình nhất định cụ thể cho các doanh nghiệp chuẩn bị, đầu
tư”.
Chị Dương Thu
Trang (quê Thanh Hóa) cho biết: “Dịp nghỉ lễ được về quê mấy hôm nên sáng nay
tôi tranh thủ ra bến xe. Tuy vậy, tôi cũng như nhiều nhà hành khách tỏ ra rất
bất ngờ khi tới đây nhưng lại không bắt được xe nào để về quê”.
Ngay sau khi
nhận được tin báo, các lực lượng nhân viên bến xe, thanh tra giao thông, cảnh
sát trật tự…đã có mặt tại bến xe giải quyết tình trạng ùn tắc kéo dài và các
xe không chịu di chuyển.
Trao đổi báo
chí, một lãnh đạo bến xe Mỹ Đình xác nhận có việc các nhà xe lên đến bến xe
Mỹ Đình nhưng không đón khách. Số lượng xe bỏ bến lên tới gần 100 xe. Hiện
nay đơn vị này đã có báo cáo lên Sở GTVT Hà Nội và cơ quan chức năng để có
phương án giải quyết.
Trước
đó, ngày 22/12, Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản thông báo về việc sắp xếp, điều
chuyển luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng ôtô tại Hà Nội. Việc sắp
xếp, điều chuyển sẽ bắt đầu thực hiện từ 2/1/2017.
Theo đó, điều chuyển các tuyến xe khách của tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Hà Tĩnh, Nam Định, Nghệ An, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình đang hoạt động tại bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Trôi, Phùng chuyển về bến xe Nước Ngầm. Điều chuyển các tuyến của tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái đang hoạt động tại các bến Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa chuyển về bến xe Mỹ Đình. Điều chuyển tuyến của các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Hòa Bình, Kom Tum, Sơn La, Thanh Hóa, (các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Quán Lào, Thọ Xuân, Yên Cát đi theo hướng Hồ Chí Minh) đang hoạt động tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm chuyển về bến xe Yên Nghĩa. Điều chuyển các tuyến của tỉnh Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên đang hoạt động tại bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Sơn Tây chuyển về bến xe Giáp Bát. Điều chuyển các tuyến của tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn đang hoạt động tại các bến xe Yên Nghĩa, nước Ngầm, Sơn Tây chuyển về bến xe Gia Lâm. Thời gian thực hiện, sắp xếp, điều chuyển từ ngày 2/1/2017. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đề nghị sở giao thông vận tải các tỉnh thành có liên quan thông báo cho các đơn vị kinh doanh vận tải có luồng tuyến thuộc diện điều chuyển và bến xe có trụ sở đặt trên địa bàn biết về chủ trương, thời gian thực hiện.
(Theo Lao động) VƯƠNG TRẦN-THÔNG CHÍ
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)