5 nghịch lý của nền giáo dục Việt Nam
Cập nhật lúc 11:30
TS.Nguyễn Văn Khải cho rằng, dạy lý tưởng,
đạo đức rất nhiều, nhưng hiệu quả thấp đấy là vì nhiều người lớn đang ứng xử
tồi.
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam,
trên tinh thần góp ý xây dựng choGS.TS.Phùng Xuân
Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, TS.Nguyễn Văn Khải nêu
ra 5 nghịch lý của nền giáo dục.
Đó là những vấn đề lớn
tồn tại nhiều năm qua, nhưng cần phải được xử lý dứt điểm càng sớm càng tốt
để hoàn thành mục tiêu "đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục".
Thứ nhất: Chương trình chỗ thừa, chỗ thiếu,
dạy thêm, học thêm tràn lan
Chương trình – sách giáo
khoa ở Việt Nam chỗ thừa chỗ thiếu. Rất nhiều kiến thức cần thiết thì học
sinh không được tiếp cận hoặc có thì cũng không đủ, mà môn Ngoại ngữ là thí
dụ điển hình.
Ở kỳ thi tốt nghiệp THPT
2016 vừa qua, trong tổng số hơn 400.000 thí sinh dự thi môn Ngoại ngữ thì có
tới 300.000 thí sinh chỉ đạt điểm từ 3,8 trở xuống.
Trong khi đó, chúng ta lại luôn rơi vào
cảnh quá tải, đó là do cách dạy, cách học. Khắp nơi bắt ép trẻ con phải học
thêm. Đến trường chưa đủ thì đến cả nhà cô giáo để học thêm. Và
tất nhiên trước khi học thêm thì phụ huynh phải ký vào giấy cam kết tự
nguyện. Đó là "chiếc phao" cho nhà trường, cho giáo viên khi
cơ quan chức năng, báo chí vào cuộc.
Thứ hai: Càng học lên cao càng nhàn
Ở bậc phổ thông, học sinh
học hành rất vất vả. Vừa vào lớp 1 có khi đã bị ép học thêm, vác chiếc ba lô
nặng đến lệch cả người. Nhiều gia đình biết điều đó không đúng nhưng họ sợ bị
giáo viên thù vặt nên cũng không dám có ý kiến.
Mặc dù định hướng thì nói
là mong muốn học sinh phát triển toàn diện, nhưng thời gian dành cho các môn
học thuộc lòng quá nhiều; trong khi đó thời gian dành cho phát triển kỹ năng
sống, văn nghệ, thể thao... lại vô cùng ít ỏi.
Học sinh rất vất vả để
vào được lớp 10, rồi vào đại học. Nhưng khi đã vào đại học thì đào tạo và học
hành đều lớt phớt, nên cầm tấm bằng tốt nghiệp mà cứ như chưa được học.
Rất nhiều trường đại học
công lập là dạy thiên về lý thuyết, thiếu trầm trọng thực tiễn. Đó là sự khác
biệt trong đào tạo của Việt Nam so với các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến.
Họ có định hướng hết sức
rõ ràng, từng năm sinh viên phải hoàn thành được những nhiệm vụ gì, phải có
đề tài hết sức cụ thể và giảng viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giúp sinh
viên hoàn thành công trình.
Họ không giảng lý thuyết
tràn lan như ở ta, mà lý thuyết phải do sinh viên tự đọc, tự nghiên cứu trong
quá trình tham gia vào các công trình khoa học, từ đó các em tạo nên những
sản phẩm trí tuệ của riêng mình.
Thứ ba: Học giỏi, thi giỏi, nhưng kỹ năng
làm việc kém
Lâu nay, chúng ta đã nói
nhiều đến vấn đề cử nhân thất nghiệp, thậm chí thạc sĩ cũng thất nghiệp. Con
số này ngày càng tăng lên và trở thành gánh nặng cho xã hội.
Vậy phải đặt ra câu hỏi:
Tại sao học sinh của Việt Nam học thì giỏi, thậm chí khi ra nước ngoài học
tập cũng được đánh giá là chịu khó, có thành tích học tập tốt. Ấy thế nhưng
khi tốt nghiệp đi làm thì bộc lộ vô cùng yếu kém về các kỹ năng.
Phải chăng do lối đào tạo
“kinh viện” từ thời phong kiến vẫn còn ảnh hưởng quá mạnh tới công tác đào
tạo hiện nay?
Cộng thêm với một nền hành chính bao cấp,
không chịu đổi mới, có quá nhiều trường đại
học hưởng ngân sách nhà nước và tuyển sinh, đào tạo ồ ạt, rồi cấp bằng cũng ồ
ạt mà không phải chịu trách nhiệm gì khi sản phẩm đào tạo ra
thất nghiệp.
Thi thoảng có một số cử
nhân giỏi, hay cử nhân học nước ngoài về nước làm việc thì cũng không phát
huy được, và nhiều trường hợp chọn giải pháp làm cho doanh nghiệp tư nhân của
nước ngoài.
Tức là nhiều cơ quan nhà
nước, trong đó bao gồm cả doanh nghiệp không đánh giá cao sự sáng tạo của các
bạn trẻ. Nhất là ở các cơ quan nhà nước, khi bạn sáng tạo, chủ động trong
công việc nhưng trái với ý cấp trên thì cũng là một rào cản vô cùng lớn.
Một thí dụ rất điển hình
nữa về sức sáng tạo là số lượng các sáng chế của Việt Nam cũng thấp hơn rất
nhiều so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chứ không dám so sánh ra
châu Á hay toàn thế giới.
Vừa rồi, báo chí cũng bàn
nhiều về chuyện đào tạo tiến sĩ, và nhiều người ngã ngửa khi mà trong 5 năm
qua chỉ có 22 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín của quốc tế.
Mới đây thì GS.Hoàng Xuân Sính đã chia sẻ
rằng "Học Tiến
sĩ, Thạc sĩ ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị", bởi vì
nhiều người học để lấy bằng để đi vào các chức vụ chứ không thực sự muốn học
để làm việc tốt hơn.
Cái đáng lo là người ta
dùng những tấm “bằng thật - trình độ giả” chỉ để làm vật trang trí hoặc làm
phương tiện “bám trụ” và thăng tiến trong những công việc không liên quan đến
nghiên cứu khoa học, giáo dục đại học.
Và khi những con người ấy
được giao nhiệm vụ, ngồi vào các chức vụ trong hệ thống cơ quan nhà nước thì
theo tư duy logic – họ cũng không coi trọng bằng cấp thật khi tuyển dụng nhân
sự, đánh giá năng lực của cán bộ dưới quyền.
Thứ tư: Dạy lý tưởng, đạo đức rất nhiều,
nhưng hiệu quả thấp
Dạy kiến thức quan trọng, nhưng dạy con trẻ thành
người tử tế còn quan trọng hơn.
Chúng ta biết rằng trong
những năm tháng chiến tranh loạn lạc, ở đâu mà chẳng khó khăn, ăn không đủ no
– mặc không đủ ấm, ấy thế trên khắp các miền quê là cảnh sống thanh bình. Con
người thực sự yêu thương, chia sẻ với những quy tắc bất thành văn nhưng có
tính giáo dục cao.
Bây giờ, khi đời sống
khấm khá hơn, học sinh có điều kiện học hành tử tế hơn thì lại nảy sinh quá
nhiều tệ nạn. Tệ nạn thì ở xã hội nào cũng có, ta cũng thế mà tây cũng vậy.
Nhưng có nhiều người được học hành tử tế,
được đề bạt vào các chức vụ quan trọng lại gây ra những chuyện tày đình, làm thiệt hại hàng
nghìn tỷ đồng của nhà nước.
Tiền ấy suy cho cùng cũng
là mồ hôi nước mắt của dân cả đấy chứ. Vậy thì chúng ta nói sao với con trẻ
đây khi mà người lớn đang ứng xử tồi?
Vì vậy, muốn dạy được con
trẻ thành người tử tế thì trước hết người lớn phải tử tế; mà gần nhất với
chúng chính là cha mẹ và thầy cô giáo phải làm gương.
Đối với nhà nước, dứt
khoát phải xử lý nghiêm minh những cán bộ lợi dụng chức vụ để tạo vỏ bọc cho
“lối sống hai mặt”.
Thứ năm: Bộ Giáo dục quản lý hệ thống, quản
lý tuyển sinh, nhưng tiền và người thì địa phương quản
Đây là một vấn đề vô cùng
nan giải đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sự thật hiển nhiên nhiều
năm qua là Bộ Giáo dục quản lý hệ thống chung, quản lý tuyển sinh, nhưng kinh
phí chi cho giáo dục là do Hội đồng nhân dân ở các địa phương quyết định.
Họ chi thế nào đó là vấn
đề của riêng từng địa phương và nếu có báo cáo lên Bộ Giáo dục thì cũng chỉ
là qua loa, đại khái.
Và, một vấn đề nan giải
nữa là quản lý con người cũng do các địa phương tự quyết định. Đã có hàng
loạt địa phương từ Hà Nội, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An... xảy ra chuyện vài
chục cho tới vài trăm giáo viên ký hợp đồng, rồi đến một ngày bất ngờ chấm
dứt hợp đồng, mất việc.
Tức là ông lãnh đạo cũ
thì đồng ý ký hợp đồng cho những giáo viên đó; nhưng hết thời hạn và khi có
lãnh đạo mới thì lại một loạt hợp đồng kiểu mới.
Không được quản người và
cũng không được quản tiền, nhưng lại phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào
tạo. Đó chính là khó khăn rất lớn của Bộ Giáo dục.
(Theo
Giáo dục VN) Ngọc
Quang
|
Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét