Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nếm trải tin xấu đầu năm mới
Cập
nhật lúc
07:47
(Tin tức 24h)
- Trong đầu năm mới, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức đón nhận tin xấu khi những lệnh
cấm vận của Nga với nước này chính thức có hiệu lực.
Các lệnh cấm của Nga đối với Thổ
Nhĩ Kỳ chính thức có hiệu lực
Kể từ ngày 1/1, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể
xuất khẩu các loại rau quả, thịt và hoa sang thị trường Nga.
Các công ty Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể ký
hợp đồng dịch vụ với cơ quan hành chính và liên bang, các hoạt động xây dựng,
thiết kế kỹ thuật, nghiên cứu, phân tích, xử lý gỗ. Lĩnh vực du lịch và khách
sạn cũng chính thức bị hạn chế.
Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống
Putin cũng kiên quyết không tuyển dụng công dân Thổ Nhĩ Kỳ làm việc tại Nga.
Trong một diễn biến liên quan, từ ngày 1/1/2016, Nga sẽ dừng chế độ miễn thị
thực với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, quy định thị thực không áp dụng cho công dân
Thổ Nhĩ Kỳ đã có giấy phép tạm trú hoặc thẻ cư trú trên lãnh thổ Nga, cũng
như các công dân Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại
giao.
Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày đầu Năm
mới nằm trong các biện pháp trừng phạt mà Nga áp dụng đối với Ankara sau vụ
nước này bắn hạ máy bay quân sự của Nga trên không phận Syria.
Chính quyền tổng thống Putin khẳng định
sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt và có thêm hành động cứng rắn
với chính quyền Tổng thống Erdogan nếu như Ankara không đưa ra lời xin lỗi
chính thức cho hành động đơn phương bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 hôm 24/11.
"Thổ Nhĩ Kỳ không thể dễ
dàng thoát chuyện bắn rơi máy bay chỉ sau các lệnh cấm nhập khẩu
đơn thuần. Chúng tôi sẽ tiếp tục nhắc nhở họ những gì họ đã làm.
Chúng tôi sẽ không tha thứ cho hành động đâm sau lưng của Thổ Nhĩ Kỳ
cũng như mối quan hệ khăng khít của họ với khủng bố… Chúng tôi luôn
coi sự phản bội là điều vô cùng đáng xấu hổ", Tổng thống Putin
từng tuyên bố.
Thế khó của Thổ Nhĩ Kỳ sau lệnh
cấm vận của Nga
Trong bối cảnh, nền kinh tế đang gặp
nhiều khó khăn trước những biện pháp trừng phạt trước đó của Moskva, đón nhận
thêm các lệnh cấm vận vào thời điểm này, các chuyên gia dự đoán Thổ Nhĩ Kỳ sẽ
rơi vào tình trạng suy kiệt, mất kiểm soát hoàn toàn nền kinh tế.
Thực tế trước khi xảy ra xung đột, quan
hệ Moskva - Ankara đã có nhiều tiến triển tốt đẹp. Đặc biệt khi Liên minh
châu Âu (EU) tiến hành cấm vận và áp dụng biện pháp trừng phạt đối
với điện Kremlin sau khi nước này sát nhập Crimea vào Nga thì 2 nước càng trở
nên khăng khít, gắn bó hơn.
Ankara đã tận dụng những lợi về nông
sản, nông nghiệp để sản xuất và cung cấp số lượng lớn sang thị trường Nga.
Đổi lại, nước này được Nga cung cấp khí đốt với giá cả ưu đãi.
Khi những lệnh trừng phạt mới của điện
Kremlin chính thức có hiệu lực, điều đó đồng nghĩa với việc Ankara sẽ bị dồn
vào thế khó mà không thể giải quyết triệt để trong thời gian một sớm một
chiều.
Nguồn lợi nhuận thu từ du lịch, nghỉ
dưỡng bị cắt giảm, những bản hợp đồng trị giá hàng triệu USD trong nông
nghiệp, xây dựng, khách sạn, chế biến gỗ bị hủy bỏ đã trở thành gánh nặng nên
nền kinh tế vốn khó khăn, suy giảm trước đó của Ankara.
Tuy nhiên mối lo ngại lớn hơn của Thổ
Nhĩ Kỳ trong thời điểm này đó là phải tìm kiếm thị trường khí đốt mới để thay
thế Nga. Với việc nhập khẩu và phụ thuộc tới 60% mặt hàng này từ Moskva,
trong một thời gian ngắn, Ankara khó có thể ổn định được tình hình trong
nước. Đây là một bất lợi lớn với chính quyền Tổng thống Erdogan.
Trong khi những mâu thuẫn, căng thẳng
với Nga chưa được giải quyết một cách triệt để thì Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục
nghịch dại khi điều xe thiết giáp hộ tống một đơn vị quân đội lớn vào sâu
trong lãnh thổ Iraq mà không được chính quyền cho phép hồi đầu tháng 12.
Sau khi lên án, cáo buộc không hiệu
quả, Bagdad đã quyết định đánh vào kinh tế của Ankara bằng tuyên bố dừng nhập
khẩu dầu ăn từ Thổ Nhĩ Kỳ, vốn được dùng để cung cấp miễn phí cho dân chúng
theo một chương trình phân phối thực phẩm.
Với những bất lợi dồn dập cùng đến một
lúc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ khó lòng có thể chống đỡ nổi nếu như Ankara không
chính thức đưa ra lời xin lỗi Moskva vụ bắn hạ Su-24 hay tự động rút quân
khỏi lãnh thổ Iraq.
(Theo Đất Việt) Hồng Hà tổng hợp |
Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét