Thêm “khám phá” bất ngờ
về Putin
Cập nhật lúc 10:52
Truyền thông và các nhà khoa học
phương Tây rất “thần tượng” Tổng thống Nga Putin. Họ “nghiên cứu” đủ thứ từ
cơ thể, dáng đi, thói quen sinh hoạt... của ông. Và lâu lâu họ lại đưa ra
những “khám phá” bất ngờ!
Tạp chí y học
của Anh British Medical Journal (BMJ) số ra cuối năm 2015 đăng bài viết của
một nhóm bác sĩ thần kinh Bồ Đào Nha, Italia và Hà Lan, chuyên nghiên cứu các
rối loạn vận động, liên quan đến Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng
Dmitri Medvedev và ba quan chức cao cấp khác của Nga, bởi vì điệu bộ, dáng đi
của những người này khá kỳ lạ, gây thắc mắc: Chỉ có một tay cử động, còn tay
kia gần như bất động.
Thoạt nhìn, các
chuyên gia nghĩ ngay đến bệnh Parkinson. Bởi vì việc vung hai tay không đều, hoặc
chỉ vung tay một bên, hoặc không theo nhịp nào cả là triệu chứng của giai
đoạn tiền Parkinson. Tuy nhiên, sau khi quan sát kỹ qua nhiều đoạn video trên
Youtube, các bác sĩ đã loại bỏ giả thuyết này, vì các nhân vật nói trên không
có các triệu chứng khác như tay run hoặc tay chân không phối hợp nhịp nhàng.
Vẫn qua video,
đặc biệt là qua các đoạn băng quay ông Putin luyện tập judo, các chuyên gia
còn nhận thấy là võ sĩ ngũ đẳng huyền đai này phối hợp tay chân rất nhịp
nhàng, khéo léo. Do vậy, họ nêu ra một giả thuyết hoàn toàn khác: Tổng thống
Nga có dáng đi, điệu bộ như vậy là do đã trải qua nhiều đợt luyện tập quân sự
cường độ cao khi ông còn làm việc trong KGB và các bác sĩ gọi đó là “dáng đi
xạ thủ”.
Để khẳng định
nhận định của mình, các chuyên gia đã nghiên cứu “giáo trình luyện tập” do
các cựu nhân viên KGB biên soạn và cung cấp. Theo miêu tả của các cựu điệp
viên này thì một trong những bài luyện tập là khi di chuyển, đối mặt với kẻ
thù, tay phải gần như cố định, bàn tay đặt ở bên ngực trái, phía tim, để nếu
cần, trong khoảnh khắc, có thể rút ngay súng ngắn đeo ở phía dưới nách trái.
Các bác sĩ còn
đưa ra một ví dụ khác để củng cố giả thuyết: Trong các phim chinh phục miền
Tây, cao bồi Mỹ khi đề phòng, cảnh giác trước đối thủ thì tay chuẩn bị rút
súng cũng hầu như cố định bên hông.
Bác sĩ Bastiaan
Bloem, thuộc trung tâm y tế đại học Radboud, Hà Lan, nói với AFP, nghiên cứu
này nằm trong khuôn khổ các cuộc tranh luận và suy đoán về dáng đi của ông
Putin, “đây là một nghiên cứu ít thấy nhưng rất nghiêm túc” về việc “quan sát
lô gích thần kinh”.
Theo chuyên gia
này, “mọi người đã nhận thấy dáng đi không bình thường của ông Putin. Điều mà
chúng tôi đưa ra, một cách rất thận trọng, chỉ là những giả thuyết”.
Một số nhà khoa
học khác nêu ra những giả thuyết khác như thai nhi có vấn đề, bị bệnh bại
liệt hồi bé hoặc bị tai biến não hoặc bị liệt do lúc sinh ra phải dùng forcep
hỗ trợ…
Tuy nhiên, các
giả thuyết này đều bị gạt bỏ. Ông Putin có thể lực cường tráng, vai và cánh
tay phải chuyển động linh hoạt. Ông cũng không có dấu hiệu của bệnh thoái
hóa, giống như trường hợp bị bệnh Parkinson.
Các chuyên gia
kết luận, từ nay trở đi, các nhà nghiên cứu thần kinh học khi xem xét bệnh
Parkinson hoặc một số bệnh lý liên quan đến vai, thì phải tính đến hiện tượng
“dáng đi xạ thủ”, để tránh đưa ra các chẩn đoán sai lệch.
Trước đó vào
tháng 3/2015, sau một tuần vắng mặt của Tổng thống Nga Putin trên mặt báo,
truyền thông phương Tây đã “nặn” ra đủ kịch bản để giải thích, từ khả năng
nguyên thủ Nga bị bệnh, mất tích, tới tin đồn ông bận chăm con với người
tình. Thậm chí người ta gán cho ông chứng bệnh… tự kỷ!
Hãng tin Pháp
AFP khi đó còn dẫn lại một nghiên cứu của Lầu Năm Góc hồi năm 2008 kết luận
rằng Tổng thống Nga Putin, có hội chứng Asperger's, khiến ông cần phải “tự
kìm chế tối đa” mỗi khi phải đương đầu với những khủng hoảng.
“Nghiên cứu”
của Lầu Năm Góc nói rằng thông qua cử chỉ và vẻ mặt của ông Putin trên truyền
hình, họ chẩn đoán sự phát triển thần kinh của ông Putin bị rối loạn vào thời
thơ ấu, khiến ông có cảm giác mất cân bằng sinh lý và khó chịu trước tương
tác xã hội.
Các nhà thần
kinh học “hàng đầu” của Mỹ cho rằng ông Putin bị hội chứng Asperger's, một
chứng tự kỷ có thể gây ảnh hưởng đến mọi quyết định của ông.
Báo USA Today
của Mỹ tiết lộ đầu tiên bản nghiên cứu của Lầu Năm Góc. Theo tờ báo này, tình
trạng của ông Putin cũng khiến ông “phải rút lui khỏi những kích thích xã hội
như ông từng làm khi xảy ra sự cố tàu ngầm nguyên tử Kursk bị nạn” hồi năm
2000.
Các nhà thần
kinh học Mỹ nói giả thiết về bệnh lý của ông Putin không thể xác định chắc
chắn nếu chưa được chụp qua máy quét não bộ. Tuy nhiên, họ tự suy đoán rằng
cử chỉ cơ thể của ông Putin cùng “những sự diễn tả hết sức nhỏ nhặt” là chỉ
dấu cho thấy ông có hội chứng Asperger's, một hình thức cao hơn của bệnh tự
kỷ.
“Nghiên cứu”
của Lầu Năm Góc nói rằng vẻ nhìn trừng trừng của ông Putin phản ảnh sự bất
thường về thần kinh và một sự thiếu khả năng bắt được tâm lý xã hội.
Không biết
trong tương lai, các hãng truyền thông và giới nghiên cứu phương Tây còn khám
phá thêm gì về Tổng thống Putin. Hãy chờ xem!
(Theo Năng lượng Mới) Nh.Thạch
Nguồn: AFP. AP,
Reuters
|
Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét