Nga muốn hạ bệ USD bằng chuẩn dầu mới
Cập nhật lúc 08:24
(Tin
tức 24h) - Báo Đức đánh giá rằng việc tạo ra "chuẩn Nga"
sẽ là đòn giáng không chỉ vào USD, mà còn vào ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.
Báo Tin tức dẫn
thông tin trên tờ Deutsche Wirtschafts Nachrichten (Đức) cho biết, Nga dự
định tạo lập loại mác tiếp thị dầu riêng để định giá mua và bán nguyên liệu
trên các thị trường quốc tế. Tờ báo này lưu ý rằng ngay từ hồi tháng 11, trên
sàn giao dịch hàng hóa-nguyên liệu quốc tế Saint-Peterburg đã tổ chức những
phiên bán xuất khẩu đầu tiên với loại dầu Nga Ural.
Hiện tại, để
xác định giá dầu mỏ Nga vẫn đang dùng mác Brent và thông qua đó để đánh giá
khoảng 2/3 các hợp đồng "vàng đen" của thế giới, mặc dù thị phần
của loại dầu này trong tổng khối lượng khai thác nguyên liệu mỗi ngày chỉ gồm
khoảng 1%.
Cũng theo báo
này, động thái này sẽ phá vỡ cây cột chịu lực duy trì sự thống soái của Mỹ.
Bởi chừng nào tất cả các giao dịch diễn ra thông qua Brent và WTI, thì cũng
tới chừng đó nhu cầu đối với đồng USD không giảm sút. Ngoài ra,
bước đi của Nga là một phần của chiến lược dài hạn nhằm hóa giải độ phụ thuộc
của nền công nghiệp dầu mỏ của đất nước vào đồng tiền Mỹ. Thêm vào đó, còn ý
nghĩa đáng kể nữa là nêu tấm gương cho các nước đang phát triển khác.
Cùng mang tham
vọng này với Nga là Trung Quốc, tuy nhiên nhiều chuyên gia đã tỏ ra không mấy
tin tưởng vào việc đồng USD sẽ bị thay thế bởi đồng tiền khác trong tương lai
gần. Tháng 9/2015, truyền thông quốc tế đưa tin Trung Quốc đang có kế hoạch
khởi động thùng dầu tiêu chuẩn riêng, tương tự như dầu Brent biển Bắc và dầu WTI
ngọt nhẹ Bắc Mỹ. Các hợp đồng mua bán dầu trên sẽ thực hiện thanh toán bằng
nhân dân tệ, không dùng USD.
Khi ấy, trao
đổi trên Đất Việt, Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện
Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng, Trung Quốc là một trong
những nước nhập khẩu dầu lớn nhất trên thế giới nên muốn ra chuẩn dầu riêng
dùng nhân dân tệ để vừa mở rộng việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh
toán, vừa giúp các công ty Trung Quốc hưởng lợi vì không phải chuyển đổi sang
đồng tiền khác, giảm rủi ro khi thay đổi tỷ giá.
"Trung
Quốc muốn tạo ra một đối trọng khác với đồng USD. Họ có thể tự đặt ra
một loại dầu riêng tính bằng nhân dân tệ và nếu vậy, nó như một bản vị về
hàng hoá quan trọng cho tiền tệ của Trung Quốc", ông nhấn mạnh.
Ông Sơn tỏ ra
không mấy tin tưởng về vai trò của Trung Quốc trong việc thiết lập giá dầu
thế giới nếu quốc gia này có được chuẩn dầu riêng dùng nhân dân tệ.
"Thiết lập
giá dầu trên thế giới vẫn phải do các yếu tố liên quan đến cung cầu, làm sao
Trung Quốc một mình quy định được giá dầu? Trung Quốc sẽ chỉ có vai trò lớn
trong việc ảnh hưởng đến cung cầu. Có thể Trung Quốc chỉ tính đến lợi ích
trong vấn đề giao dịch, chuyển đổi tiền tệ và mở rộng đồng nhân dân tệ vì dầu
lửa là hàng hoá chiến lược quan trọng, được tiêu thụ với số lượng lớn. Nếu
các hợp đồng dầu lửa được thanh toán bằng nhân dân tệ thì chắc chắn đồng nhân
dân tệ có cửa đi ra nước ngoài rất lớn", ông Sơn nhận xét.
Trong khi đó,
chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định, nếu trong tương lai Trung Quốc
có thể định được giá dầu bằng nhân dân tệ, bắt buộc các nhà cung cấp dầu cho
Trung Quốc phải chấp nhận nhân dân tệ là phương tiện thanh toán thì vai trò
của đồng tiền này ngày càng lớn và dường như nó đang tiến triển một cách tích
cực theo xu hướng trên.
"Nhưng
cuối cùng câu hỏi đặt ra là liệu nhân dân tệ có thay thế được USD? Theo tôi,
đó vẫn là giấc mơ khá xa vời vì một đồng tiền được chấp nhận trên toàn cầu
thì không những về mậu dịch nó phải mạnh, nền kinh tế phải mạnh mà phải có cả
một lịch sử cũng như thể chế (không chỉ hệ thống kinh tế mà cả thể chế xã
hội, chính trị đứng đằng sau đồng tiền đó). Tại thời điểm này, có lẽ bề dày
về lịch sử và xét các phương diện chính trị, xã hội, Trung Quốc vẫn chỉ được
xem là một thị trường mới nổi, chưa thể so với các thị trường nguyên thuỷ và
lâu đời như Mỹ, thành ra ước mơ đó vẫn chỉ là ước mơ xa vời".
(Theo Đất Việt) An Nhiên tổng hợp
|
Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét