Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Thổ Nhĩ Kỳ cứng họng, Mỹ sợ vạ lây
Cập nhật lúc 14:49
(Quan hệ quốc tế) - Nga công bố bằng chứng Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu bất hợp pháp của IS, trong khi Mỹ có biểu hiện “xa lánh” dù mạnh miệng tuyên bố ủng hộ Ankara.
Cách Nga đưa bằng chứng
Đáp trả lời thách thức của ông Erdogan về bằng chứng, ngày 2/12, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã có bằng chứng cho thấy Tổng thống Erdogan và gia đình đang hưởng lợi từ việc buôn bán bất hợp pháp dầu lửa từ vùng lãnh thổ do IS kiểm soát ở Syria và Iraq.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov và các đồng sự đã cho các tùy viên quân sự nước ngoài đóng tại Moskva xem những hình ảnh vệ tinh cho thấy IS đang vận chuyển dầu tới Thổ Nhĩ Kỳ.
 Tho Nhi Ky cung hong, My so va lay
Hình ảnh vệ tinh do Nga cung cấp cho thấy các xe chở dầu tập trung ở khu vực biên giới giữa Syria với Thổ Nhĩ Kỳ
Theo các quan chức quốc phòng Nga, các hình ảnh này cho thấy những đoàn xe bồn chở dầu đỗ tại các kho chứa do IS kiểm soát ở Syria và Iraq, và sau đó di chuyển qua biên giới vào nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. Các quan chức không nêu rõ họ có bằng chứng trực tiếp nào về sự liên quan của ông Erdogan và gia đình.
Thứ trưởng Antonov nói: “Thổ Nhĩ Kỳ là khách hàng chính mua dầu ăn trộm của những chủ sở hữu hợp pháp là Syria và Iraq. Theo thông tin chúng tôi có được, lãnh đạo chính trị cấp cao nước này - Tổng thống Erdogan và gia đình - có liên quan tới công việc kinh doanh phạm pháp”.
Quan chức Nga nói thêm: “Có thể tôi nói hơi thẳng, song người ta chỉ có thể giao quyền giám sát công việc kinh doanh trộm cắp này cho những người thân tín nhất của mình. Ở phương Tây, không có ai đặt câu hỏi về việc con trai Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu một trong những công ty năng lượng lớn nhất, hay con rể Tổng thống vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Năng lượng. Quả là một doanh nghiệp gia đình tuyệt vời”.
 Tho Nhi Ky cung hong, My so va lay
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đòi Nga đưa ra bằng chứng
Ông Erdogan đã phản ứng lại rằng không ai có quyền “vu khống” Thổ Nhĩ Kỳ rằng nước này mua dầu lửa từ IS, và rằng ông sẽ từ chức nếu những cáo buộc như vậy được chứng minh là đúng.
Phát biểu trong chuyến thăm Qatar, ông Erdogan nói: “Thổ Nhĩ Kỳ chưa mất đạo đức để mua dầu từ một tổ chức khủng bố… Người nào đưa ra những cáo buộc vu khống như vậy phải chứng minh được điều đó. Nếu họ làm được, tôi sẽ không ở lại ghế tổng thống lấy 1 phút. Nhưng người đưa ra cáo buộc đó cũng phải từ chức nếu họ không chứng minh được”. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng ông không muốn quan hệ với Moskva tiếp tục xấu đi.
Mỹ sợ vạ lây
Mỹ gần như ngay lập tức lên tiếng bênh vực Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ Ngoại giao Mỹ đã bác bỏ giả thuyết cho rằng Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay với các chiến binh Hồi giáo buôn lậu dầu mỏ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói: “Chúng tôi hoàn toàn không thấy bằng chứng nào củng cố cho cáo buộc như vậy”.
Tuy nhiên, giới phân tích lại đánh giá khác khi cho rằng Mỹ có biểu hiện “xa lánh” vì không muốn bị vạ lây bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Biểu hiện rõ nhất là trong cuộc gặp mới đây giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trong khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 21) diễn ra tại Paris.
Ông Obama vừa ủng hộ hành động của Ankara nhằm bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cũng đồng thời kêu gọi Tổng thống Erdogan giảm căng thẳng trong quan hệ với Nga. Giới phân tích cho rằng, Mỹ không muốn phải đối mặt với rủi ro bởi chính sách mạo hiểm của Tổng thống Erdogan.
 Tho Nhi Ky cung hong, My so va lay
Hệ thống phòng không Patriot được Nga 
Trong cuộc gặp ngày 1/12, ông Obama tuyên bố rằng Mỹ tôn trọng quyền của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc bảo vệ không phận của mình. Tuy nhiên, Ankara và Moskva cần “tìm con đường ngoại giao để giải quyết các vấn đề đang tồn tại”.
Tổng thống Obama cũng nhận định rằng những xích mích giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang làm ảnh hưởng đến trọng tâm chính trong cuộc chiến với một kẻ thù chung, đó là IS. Ông Obama nói: “Tất cả chúng ta đang có một kẻ thù chung - đó là IS, và chúng ta cần biết rằng tất cả phải tập trung vào mối đe dọa này”.
Theo giới phân tích, tuyên bố trên của Tổng thống Obama có thể được xem là nỗ lực nhằm “hòa giải” những căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, cho dù chính Mỹ cũng có rất nhiều vấn đề với Nga.
Báo chí Nga dẫn lời các chuyên gia nước này đánh giá Mỹ không muốn uy tín của mình bị ảnh hưởng bởi những chính sách mạo hiểm của ông Erdogan. Ông Obama cần tìm lại sự cân bằng giữa việc ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ với vai trò dẫn dắt Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và nhận thức rằng xung đột với Nga là không cần thiết.
Các nhà bình luận của Nga cũng cho rằng NATO chắc chắn sẽ không can thiệp vào bất cứ điều gì nếu những hành động của ông Erdogan có thể gây ra mối đe dọa 'chiến tranh nóng'. Một chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga phát biểu với tờ Gazeta của Nga rằng: “NATO chắc chắn không muốn rơi vào một tình huống xung đột mà nếu xảy ra thì sẽ rất khó để dừng lại”.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có quân số lớn thứ hai trong NATO và là một đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực. Ở Thổ Nhĩ Kỳ có cơ sở quân sự của Mỹ, mà từ đó Mỹ có thể tiến hành các chiến dịch ném bom trong khu vực.
Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc vào Mỹ trong kế hoạch quốc phòng, nổi bật là hệ thống Patriot của Mỹ (cùng các nước đồng minh) được triển khai bảo vệ không phận của Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện hệ thống Patriot của Mỹ đã được rút về nước từ giữa giữa tháng 10 vừa qua với lý do để bảo trì.
Nga-Mỹ đấu khẩu
Bộ Quốc phòng Nga ngày 2/12 cũng cáo buộc rằng những mạng lưới tội phạm tương tự đang buôn lậu dầu lửa vào Thổ Nhĩ Kỳ cũng cung cấp cả vũ khí, trang thiết bị và giúp đào tạo cho IS và các nhóm Hồi giáo khác.
Ông Sergei Rudskoy, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, nói: “Theo những thông tin tình báo đáng tin cậy của chúng tôi, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành các hoạt động này trong một thời gian dài và thường xuyên. Và quan trọng nhất là họ không có ý định ngừng lại”.
 Tho Nhi Ky “cung hong”, My so va lay
Các xe chở dầu của IS bị Nga phá hủy tại Dana, Syria gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ
Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ theo dõi thấy hàng trăm xe bồn tập trung tại các địa điểm do IS kiểm soát ở Syria và Iraq để lấy dầu, và đặt câu hỏi tại sao liên quân do Mỹ đứng đầu lại không tiến hành các vụ không kích vào đó nữa. Tướng Rudskoy nói về các đoàn xe được thấy qua hình ảnh vê tinh: “Không khó để nhận ra chúng”.
Các quan chức Nga cho biết chiến dịch không kích của Nga đã ngăn chặn đáng kể khả năng sản xuất, lọc và bán dầu của IS.
Theo các quan chức Nga, có ba tuyến chính để dầu lửa và các sản phẩm từ dầu được buôn lậu từ lãnh thổ thuộc IS vào Thổ Nhĩ Kỳ:
Ở tuyến thứ nhất, dầu lửa sản xuất tại các mỏ gần thành phố Raqqa của Syria được đưa theo tuyến đường phía Tây tới khu tập kết ở Azaz gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đây, các xe bồn đi xuyên qua thị trấn Reyhanli thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ Quốc phòng Nga dẫn chứng những hình ảnh vệ tinh cho thấy hàng trăm xe như vậy di chuyển qua biên giới không gặp trở ngại nào. Tướng Rudskov nói: “Phía Thổ Nhĩ Kỳ không có sự kiểm tra các xe này”. Bộ Quốc phòng Nga cho biết một phần hàng lậu đi vào thị trường nội địa Thổ Nhĩ Kỳ, một phần được xuất khẩu qua các cảng Iskenderun và Dortyol thuộc Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ.
 Tho Nhi Ky “cung hong”, My so va lay
Máy bay chiến đấu Su-24 của Nga ở Syria
Tuyến thứ hai chạy từ Deir Ez-zour ở Syria tới Al-Qamishli ở biên giới Syria. Theo Bộ Quốc phòng Nga, các xe chở dầu tới tinh lọc tại thành phố Batman của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuyến thứ ba đưa dầu từ phía Đông Syria và tây Iraq tới khu vực góc Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Bộ Quốc phòng Nga, các giám sát vệ tinh đã thu được hình ảnh hàng trăm xe tải vượt biên giới ở khu vực này từ hồi mùa hè, và từ đó tới nay không thấy sự thuyên giảm.
Các quan chức Bộ Quốc phòng Nga cho biết thông tin mà họ công bố ngày 2/12 chỉ là một phần bằng chứng họ có trong tay, và họ sẽ tiếp tục công bố nhiều chi tiết trong những ngày tới.
Trước những bằng chứng của Nga, giới chức Mỹ khẳng định các cuộc không kích của liên quân đã phá hủy hàng trăm xe chở dầu của IS, trong khi chiến dịch của Nga chủ yếu tập trung vào phe đối lập với chính quyền Syria, những người không thuộc IS.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói: “Trớ trêu thay, có rất nhiều bằng chứng cho thấy khách hàng mua dầu lớn nhất của IS thực ra là ông Bashar al-Assad (Tổng thống Syria) và chính quyền của ông này, một chính thể mà chỉ được giữ yên chỗ nhờ sự hậu thuẫn của Nga”.
Còn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Toner cho biết các thông tin của Mỹ cho biết IS bán dầu tại nguồn cho các trung gian - những người liên quan tới việc buôn bán dầu vượt qua trận địa để vào Thổ Nhĩ Kỳ.
(Theo Đất Việt) Song Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét