Học Trung Quốc nhưng người Nhật không “nhắm mắt,
theo đuôi”
Cập nhật lúc 20:12
Nhật Bản có rất nhiều cái để
Trung Quốc học, trong đó thái độ học tập của họ là cái đặc biệt đáng học.
Thái độ học tập khiêm tốn cẩn thận của Nhật Bản không xa lạ gì
đối với Trung Quốc. Từ đời Hán trở đi, sự giao lưu văn hóa Trung Quốc-Nhật
Bản dần dần tăng cường; thời nhà Tùy, nhà Đường, các sứ thần Nhật Bản nối
tiếp nhau vượt biển sang Trường An (kinh đô Trung Quốc thời ấy).
Trước nền văn hóa Hán xán lạn, người Nhật mở to mắt và say sưa
học văn hóa Hán. Không những họ bê nguyên xi về Nhật toàn bộ các điển chương,
thể chế, văn hóa tư tưởng, phong tục tập quán của Trung Quốc mà cả đến chữ
Hán họ cũng cứ thế mà dùng không sai một tý nào – chữ Katakana sau này người
Nhật sử dụng tuy có khác với chữ khối vuông (của Hán tự) nhưng thực ra là
dùng bộ thủ của chữ khối vuông.
Có thể nói đó là thời kỳ Nhật Bản toàn bộ Hán hóa, không những
văn hóa Hán là “dụng”, mà cũng là “thể”. Xã hội Nhật bắt đầu phát triển trên
quỹ đạo văn hóa Hán. Bốn đảo hoang dại của nước Nhật (4 hòn đảo lớn Honshu,
Hokkaido, Kyushu, Shikoku) làm nên phần lãnh thổ chính của nước Nhât, ra sức
học Trung Quốc, một nước lớn văn hóa phong phú đa dạng.
Về chuyện người Nhật không ăn Tết Trung thu như người Trung Quốc
thì chẳng qua là do Trung Quốc đời nhà Đường còn chưa quy định lấy ngày 15
tháng 8 trăng tròn làm ngày Tết mà thôi. Điều đó chỉ nói lên Nhật Bản nhắm
mắt theo đuôi mà học, không cắt xén chút nào. Sách “Thiên công khai vật” thất
truyền ở Trung Quốc sau phát hiện thấy ở Nhật là thí dụ chứng tỏ việc Nhật
học Trung Quốc cho tới đời nhà Minh vẫn không bỏ sót bất kể thứ gì dù lớn dù
nhỏ.
Người thạo học hỏi có một đặc điểm là biết chọn thầy.
Sau hai nghìn năm chuyên tâm học Trung Quốc, Nhật Bản phát hiện
ra một ông thầy còn cao minh hơn Trung Quốc – đó là phương Tây.
Điều thần kỳ ở chỗ phương Tây vốn là kẻ thù không mời mà tự đến
gõ cửa quốc môn luôn luôn đóng chặt của nước Nhật. “Dĩ địch vi sư” (coi kẻ
địch làm thầy) thật là thần kỳ. Điều thần kỳ hơn nữa là trong lần “Dĩ địch vi
sư” này, người Nhật học phương Tây với tinh thần hăng hái hơn nhiều so với
ngày xưa học Trung Quốc.
Đô đốc Matthew C. Perry chỉ huy hạm đội Mỹ mở toang cánh cổng
quốc môn Nhật Bản (năm 1854) chính là người đầu tiên mang văn minh phương Tây
đến cho nước này. “Nơi Hạm trưởng Perry lên bờ” trở thành tấm bia kỷ niệm
vĩnh viễn.
“Thoát Á nhập Âu” trở thành tọa độ học tập và phương hướng tiến
lên của nước Nhật sau khi họ so sánh hai nền văn minh Đông và Tây. Một số
người Nhật cực đoan nhất còn cổ súy dân Nhật lấy vợ lấy chồng người Âu Mỹ
nhằm thay đổi huyết thống Nhật Bản.
Có thể nói đây là thời kỳ nước Nhật toàn bộ Tây hóa, không những
“Tây học vi dụng”, “Tây học vi thể” mà còn làm cho Nhật trở thành một nước
phương Tây theo tiêu chuẩn phương Tây. Vì thế tư tưởng, chính trị, kinh tế
văn hóa Nhật được cải tạo khá triệt để.
Đảo nhỏ phương Đông vốn dĩ bế quan tỏa cảng này loáng một cái đã
trở thành nước lớn phương Tây chen vai thích cánh giữa các cường quốc Âu
Mỹ – chẳng những là đệ nhất cường quốc châu Á mà còn tranh đua
với liệt cường Âu Mỹ, cố tranh lấy ngôi thứ nhất, thực hiện giấc mơ “Phương
Tây có Anh Quốc, phương Đông có Nhật Bản”. Trước tiên đánh bại nước Nga trong
cuộc chiến tranh Nhật-Nga [1904-1905, trận hải chiến Tsushima 1905, hạm đội
Nga bị tiêu diệt], sau đó trong đại chiến II đánh thiệt hại nặng quân đội Mỹ
Anh, dàn tư thế cùng nước Đức xâu xé thế giới ở hai miền Đông Tây.
Nhưng Nhật Bản sinh không gặp thời; thời đại chia cắt thế giới đã
qua từ lâu. Giấc mơ cùng nước Đức phân chia thế giới bị quân đội Đồng minh
đánh cho tan thành mây khói.
Người Nhật giỏi khoản học hỏi chuyến này phát huy tinh thần “Dĩ
địch vi sư” lên tới cực điểm, chẳng những tổng kết sai lầm liên minh với Đức
tranh bá thế giới mà còn không chút do dự trở lại truyền thống cũ liên kết
với Anh Quốc, coi nước Mỹ là thầy tốt bạn hiền, bình tâm tiếp nhận sự chiếm
đóng và bản hiến pháp hòa bình của quân đội Mỹ.
Việc học Mỹ đem lại kết quả kinh ngạc: nền kinh tế Nhật nhanh
chóng phục hồi và phát triển nhanh. Đứng lên từ đống tro tàn sau thất bại
trong đại chiến II, Nhật Bản chỉ dùng thời gian nửa thế kỷ đã vượt qua tất cả
các nước lớn châu Âu về sức mạnh kinh tế, trở thành số Hai thế giới chỉ sau
Mỹ.
Trong đại chiến II, quân đội Mỹ không chỉ tiêu diệt tinh hoa của
quân đội Nhật mà còn ném xuống Hiroshima và Nagasaki hai quả bom nguyên tử
duy nhất loài người cho tới nay từng sử dụng. Hiện giờ quân đội Mỹ vẫn đóng
trên đất Nhật, tàu chiến Mỹ vẫn đậu tại các cảng Nhật, thế mà Nhật không coi
quân đội Mỹ là kẻ chiếm đóng, kẻ xâm lược. Điều đó không phải là do nhu cầu
chiến lược cần quan hệ tốt với Mỹ mà là do chiến lược phát triển của Nhật đi
theo con đường của Mỹ.
Lão Tử nói: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh, thắng nhân giả
hữu lực, tự thắng giả cường” Nhật Bản vừa có cái sáng suốt của sự tự biết
mình [tự tri giả minh], lại có cái khôn ngoan của kẻ hiểu biết người khác
(tri nhân giả trí); trước mặt nước Mỹ, nước Nhật là cậu học trò nhỏ thành
kính. “Tự thắng giả cường” (kẻ tự thắng chính mình thì có sức mạnh) đã làm
nên kỳ tích Nhật Bản, thực hiện trọn vẹn giấc mơ của họ.
Nhưng dù trải qua nhiều thăng trầm thì Nhật Bản vẫn cứ là Nhật
Bản, vẫn mặc bộ Kimono, vẫn trải chiếu hoặc nệm ngủ trên sàn nhà , luyện thư
pháp, thưởng thức và bình phẩm trà đạo, dùng chữ Katakano, thăm núi Fuji,
không thoát khỏi châu Âu mà trở lại châu Á, là “quả chuối vỏ vàng ruột trắng”
chỗ nào cần “trắng” thì đã “trắng”, chỗ nào cần “vàng” thì vẫn cứ “vàng” chứ
không biến thành cây kem trắng từ trong ra ngoài.
(Theo VietNamNet) Nguyễn
Hải Hoành lược dịch
|
Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét