Chưa công bố nào nói ăn mì gói nhiều
lợi hay hại, nhưng...
Cập nhật lúc 19:30
"Ăn nhiều chất béo có trong mì
gói, chất béo lâu ngày tích tụ sẽ gây ra nhiều bệnh như bệnh tim mạch và cũng
có thể gây ung thư" - Bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh (phó GĐ
BV Ung bướu TP.HCM).
Sau khảo sát Nhà tôi bốn người có khi ăn 30 gói mì/tuần,
chúng tôi giới thiệu thêm ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ bàn
thêm về cách sử dụng mì gói sao cho không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
* Bác
sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp (giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM):
Không ăn liên
tục, kéo dài
Công nghệ để sản xuất ra mì ăn liền đã làm mì gói chứa một
hàm lượng chất béo transfat. Chất béo này không có lợi cho hệ tim mạch của cơ
thể, dễ làm xơ vữa động mạch, nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chưa kể, mì gói có
nhiều muối hơn các loại thực phẩm khác. Nếu ăn nhiều muối sẽ có nguy cơ mắc
bệnh tim
mạch, cao huyết áp.
Nhìn chung, mì gói không độc hại nhưng ăn mì gói liên tục
kéo dài sẽ không có lợi cho sức khỏe vì mì gói không cân đối các chất dinh
dưỡng do nó có nhiều chất bột đường. Thay thế bữa ăn bằng mì gói sẽ thiếu
chất đạm, các loại vitamin từ rau xanh, không có lợi cho sức khỏe.
Vì vậy, lạm dụng mì gói như một bữa ăn chính sẽ không có
lợi cho sức khỏe.
Nếu muốn mì gói trở thành một bữa ăn có thể ăn một gói mì
với một quả trứng hoặc một miếng đậu hũ, một ít giá hoặc một ít cà chua.
Trong quá trình chế biến mì gói, nên cho nước sôi vào trụng mì, sau đó bỏ
nước đó đi để giảm bớt lượng chất béo transfat.
Trong sợi mì có một chút muối cũng tương đương với các
thực phẩm khác nhưng trong gói mì còn có thêm gói gia vị, khi chế biến chỉ
nên cho một ít gia vị này để giảm bớt lượng muối.
* Bác
sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh (phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM):
Lạm dụng sẽ
không có lợi
Chưa có nghiên cứu nào khẳng định ăn mì gói gây ung thư
nhưng ăn nhiều mì gói sẽ không tốt vì ăn nhiều chất béo có trong mì gói, nhất
là các loại mì gói được chế biến bằng cách chiên, nướng, chất béo lâu ngày
tích tụ sẽ gây ra nhiều bệnh như bệnh tim mạch và cũng có thể gây ung thư.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào công bố con số ăn bao
nhiêu mì gói trong ngày, trong tuần, trong tháng là vô hại, cũng như có nguy
cơ bị bệnh.
Tuy nhiên, cứ ăn mì gói mỗi ngày là không tốt vì khi ăn mì
gói sẽ không cân bằng về dinh dưỡng nếu không được bổ sung các chất đạm, chất
xơ và các vitamin từ rau xanh. Khi cơ thể không cân bằng dinh dưỡng sẽ không
khỏe mạnh được.
Ăn những thức ăn tươi như rau xanh, trái cây, các thực
phẩm được chế biến tươi... sẽ tốt hơn những thực phẩm chế biến lâu ngày.
* Bà Lê
Bạch Mai (phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia):
Càng hạn chế càng
tốt
Không chỉ VN mà trên thế giới cũng chưa quốc gia nào có
khuyến cáo ăn bao nhiêu mì gói/thức ăn nhanh/ăn liền mỗi tuần, mỗi ngày là
phù hợp. Tuy nhiên, các quốc gia đều khuyến cáo đây là những thực phẩm nên
hạn chế. Việc hạn chế đến mức độ nào tùy thuộc mỗi người, ăn càng ít càng
tốt.
Về cách sử dụng mì gói, nhà sản xuất thường khuyến cáo cho
vắt mì vào tô nước sôi, rồi cho gia vị vào là có thể dùng được, đây cũng là
cách dùng phổ biến. Tuy nhiên, nếu ăn mì gói liên tục bằng cách như vậy chắc
chắn người dùng sẽ thiếu chất xơ, thiếu vitamin, chất đạm... Nếu điều kiện
làm việc bận rộn hoặc có thói quen sử dụng mì gói thì nên nấu mì với rau
xanh, tôm, thịt... để bổ sung chất lượng bữa ăn.
Hiện chưa có nhiều khuyến cáo với các thực phẩm nói chung
về việc ăn bao nhiêu là vừa, ngoại trừ đường, muối...
Tổ chức Y tế thế giới cho rằng đường chỉ nên chiếm 5% năng
lượng khẩu phần của mỗi người, như một người trưởng thành thì mỗi ngày chỉ
nên ăn 25 gam đường, bao gồm tất cả đường trong bánh kẹo, nước xốt, thực phẩm
các loại. Với muối, khuyến cáo mỗi người chỉ nên ăn tối đa 6 gam/ngày.
(Theo Tuổi trẻ) T.DƯƠNG - L.ANH ghi
|
Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét