Thành phố Vinh nằm trong danh sách dội bom hạt nhân của Mỹ năm 1959cập nhật lúc 20:02
(Tin Nóng) Trong
báo cáo dày 800 trang mang tên “Nghiên cứu yêu cầu vũ khí hạt nhân cho năm
1959” của Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược Mỹ (SAC) vừa giải mật, theo
đó Mỹ sẽ không kích tổng lực bằng vũ khí hạt nhân vào hơn 2.000 mục tiêu ở Liên Xô và các
nước XHCN, trong đó có cả thành phố Vinh của Việt Nam!
Toàn bộ tài
liệu này được tổ chức nghiên cứu phi chính phủ National Security Archive
thuộc Đại học George Washington (Mỹ) thu thập và đưa lên trang web của họ
ngày 22.12.2015 tại địa chỉ
http://nsarchive.gwu.edu/nukevault/ebb538-Cold-War-Nuclear-Target-List-Declassified-First-Ever/.
Theo báo cáo
dày 800 trang đánh máy này, ấn hành ngày 15.6.1956, có 1.100 sân bay của Liên
Xô và các nước XHCN từ Đông Âu đến Trung Quốc, Triều Tiên bị tấn công bằng vũ
khí hạt nhân, cùng với danh sách 1.200 thành phố sẽ bị huỷ diệt trắng. Thủ đô
Moscow (với 179 mục tiêu) và thành phố Leningrad (bây giờ là Saint
Petersburg, 145 mục tiêu) của Liên Xô là hai nơi bị tấn công đầu tiên trong
danh sách chi tiết của SAC. Thủ đô Berlin (Đông Berlin) của CHDC Đức có 91
mục tiêu bị tấn công. Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) có 23 mục tiêu bị huỷ diệt
trắng. Miền Bắc Việt Nam, Mông Cổ và cả Iran cũng có các mục tiêu trong danh
sách tấn công hạt nhân năm 1959 này.
Trong danh sách
huỷ diệt không hạn chế với 3.400 mục tiêu gọi là “Mục tiêu huỷ diệt có hệ
thống”, phần I có cả thành phố Vinh của Việt Nam, với mã (code) của SAC đặt
là 9088.
Một danh sách
khác liệt kê danh mục ngành, phần Đường truyền tải điện có ghi mã của Bắc
Việt Nam là 195, phần Ga xe lửa thì mã của Bắc Việt Nam là 391.
Nhà nghiên cứu
hạt nhân William Burr của National Security Archive cho biết “SAC liệt kê rất
chi tiết, tỉ mỉ trong báo cáo tấn công hạt nhân này, ví dụ mã thành phố, mã
nước, mã mục tiêu và đi kèm là loại vũ khí hạt nhân sử dụng”. Mục tiêu tấn
công không chỉ thuộc phạm vi quân sự như sân bay, căn cứ quân sự mà còn khu
vực công nghiệp và cả khu dân cư!
Để thực hiện
cuộc tấn công hạt nhân tổng lực này nếu có xảy ra xung đột với Liên Xô, báo
cáo cho hay Không lực Mỹ sẽ sử dụng bom hạt nhân, bom khinh khí thả từ máy
bay ném bom chiến lược B-52, máy bay ném bom B-47, và có các máy bay cường
kích F-101 bay hộ tống, ước cần hơn 2.000 máy bay thực hiện nhiệm vụ cùng
lúc.
Đồng thời SAC
sử dụng tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân để tấn công hạn chế, cũng
khoảng 2.000 quả. Lúc này tên lửa liên lục địa chưa phát triển hoàn thiện nên
việc tấn công hạt nhân phải phụ thuộc vào máy bay ném bom là chính.
Kịch bản là SAC
sử dụng oanh tạc cơ B-47 bố trí sẵn ở Anh, Morocco, Tây Ban Nha, và oanh tạc
cơ B-52 bay từ Mỹ.
Bốn loại tên
lửa mang đầu đạn hạt nhân được dùng có tên lửa hành trình Snark, Rascal,
Cross Bow, và IRBM (tên tắt của tên lửa đạn đạo tầm trung). Loại IRBM có
khoảng 180 quả bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.
Loại bom hạt
nhân được sử dụng như bom khinh khí Mark 36 nặng 7,7 tấn, mạnh gấp 250 lần
quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945 (quả bom nguyên tử này có
sức nổ tương đương 15.000 tấn TNT). Một chiếc B-52 mang được 2 quả bom loại
này. Còn loại B-47 và F-101 chỉ mang được vũ khí hạt nhân loại nhẹ hơn.
Lúc đó Mỹ được
cho có số lượng bom hạt nhân và đầu đạn hạt nhân vào khoảng 12.000 đơn vị,
gấp 10 lần của Liên Xô.
Tuy vậy, các
tác giả của báo cáo 1959 viết rằng "Trong khi xác suất phóng xạ ảnh
hưởng đến các lực lượng đồng minh và người dân đã được xem xét, yêu cầu phải
giành được chiến thắng trong trận không kích tổng lực này là tối quan trọng
cho tất cả những cân nhắc khác. Nếu trận không kích tổng lực mà không thắng,
hậu quả đối với thế giới bạn bè sẽ còn tai hại hơn".
Còn Daily
Mail ngày 24.12 đưa tin này đã bình rằng hàng trăm triệu người sẽ
chết nếu Mỹ tiến hành cuộc chiến hạt nhân tổng lực này ngay cao điểm của
Chiến tranh Lạnh, và số người chết sẽ còn nhiều hơn nữa nếu Liên Xô tiến hành
đòn giáng trả hạt nhân.
(Theo Tin nóng) Anh
Sơn
|
Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét