Dân “gian” phải dạy, quan “tham” phải trị
Cập nhật lúc 17:02
Vì sao ngày nay vẫn còn không ít người có
trách nhiệm ở địa phương không hiểu thế nào là chủ quyền quốc gia, thế nào là
bí mật quân sự?
Được biết thời
cố Bí thư Nguyễn Bá
Thanh lãnh đạo, Đà Nẵng được dư luận đánh giá là thành phố
đáng sống nhất Việt Nam.
Đà Nẵng ngày nay nêu tiêu chí trở thành “thành phố an bình”. Bài viết “Chung tay xây dựng thành phố an bình” trên báo Đà Nẵng điện tử đã đề cập đến khá nhiều vấn đề mà cán bộ, nhân dân Đà Nẵng còn phải làm. Báo Infonet.vn đang đề nghị bạn đọc bình chọn nhân vật của năm 2015, trong năm người mà Infonet giới thiệu có tên Bí thư Đà Nẵng.
Trong các bài
viết “An ninh quốc gia
– lãnh đạo giỏi golf và gửi trứng cho ác” [1]; “Chủ quyền quốc
gia, lãnh đạo bận họp và âm mưu ác độc của loài Tu hú” [2]
vấn đề người nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc đến Việt Nam, cụ thể là
đến các tỉnh miền Trung, trên danh nghĩa làm ăn kinh tế đã được đề cập khá
cặn kẽ, hy vọng sẽ có nhiều người dành thời gian đọc hai bài báo này.
Không
thuê được đất trên địa bàn chiến lược đèo Hải Vân, người ta mua đất ngay sát
sân bay Nước Mặn, người ta xây nhà hàng, khách sạn án ngữ hết trục đường ven
biển, mục đích xâm nhập khu vực trọng yếu Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng của người
Trung Quốc không thay đổi, còn sự lơ là mất cảnh giác của người Việt, đặc
biệt là cơ quan công quyền và an ninh địa phương thì lại có chiều hướng gia
tăng đến mức khó tin.
Một phóng sự điều tra từ báo Thanhnien.vn [3] cho thấy nguồn gốc tài chính của một trong hai phụ nữ trẻ (Trần Thị Yến Loan - 23 tuổi) đứng tên thành lập Công ty TNHH Thương mại - Du lịch Tuệ Dân, thành phố Đà Nẵng là không rõ ràng. Gia đình Yến Loan không thuộc diện khá giả, bản thân vừa tốt nghiệp đại học, vậy cô gái 23 tuổi này lấy đâu 4,5 tỷ góp vốn thành lập công ty? Và không thể không đặt câu hỏi hai người phụ nữ tuổi đời chưa quá 25, một quê Thừa Thiên-Huế, một quê Quảng Nam ấy có bị ai đó đứng sau chi phối khi quyết định không cho phép đồng bào mình vào mua hàng trong cửa hàng của công ty? Thuê người Việt đứng tên mua đất, lập công ty, đưa lao động sang chiếm công ăn việc làm của dân địa phương…, đó chỉ là phần nổi của một âm mưu lâu dài mà người dân ai cũng biết, tại sao trước đó an ninh không biết, lãnh đạo địa phương không biết? Lỗi trong hiện tượng người dân tiếp tay cho người nước ngoài lũng đoạn kinh tế và trật tự xã hội trước hết là do chính quyền buông lỏng quản lý. Trước khi phê phán một số ít người tham lam quên đi trách nhiệm công dân của mình, cần hỏi những người lãnh đạo có biết nhiệm vụ mà họ được nhân dân và nhà nước giao phó là gì? Có phải họ cần lo trước cái lo của dân, vui sau cái vui của dân hay họ chỉ cần những báo cáo đẹp gửi lên cấp trên trước mỗi đợt tổng kết?
Chuyện
Đà Nẵng xây dựng cho người dân một “thành phố an bình” không có nghĩa là tạo
một ốc đảo trong lòng quốc gia.
Một “thành phố
an bình” liệu có an bình khi chủ quyền quốc gia có nguy cơ bị xâm phạm?
Khi Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đà Nẵng trả lời về sự kiện “giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam" rằng:
“Chuyện
"Hải Dương Hải diếc" tôi không quan tâm. Quan tâm chi cái chuyện
Hải Dương của họ” thì ai dám khẳng định, rằng ở “thành phố an bình”
sẽ không còn những lãnh đạo sẽ “ngây thơ” trả lời “chuyện "Nước
Mặn nước miếc" tôi không quan tâm. Quan tâm chi cái chuyện sân bay Nước
Mặn của họ”?
Nhớ lại thời kỳ cuối năm 1978, một nhóm người Hoa đã gây bạo loạn, chiếm giữ một khách sạn tại khu vực ga Hàng Cỏ - Hà Nội, góp phần tạo nên một sự kiện mà Bắc Kinh gọi là “nạn kiều” từ đó lấy cớ xua quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam đầu năm 1979. Những người Hoa mà Bắc Kinh gọi là “nạn kiều” ấy đa số là người dân làm ăn lương thiện.
Nhiều
thế kỷ trước, khi đất nước Trung Hoa bị người Mông Cổ, người Mãn Châu đô hộ
(thời nhà Nguyên, nhà Thanh) rất nhiều con dân Tống triều, Minh triều đã chạy
sang Việt Nam lánh nạn. Họ được người Việt cưu mang xem như những người anh
em ruột thịt của mình.
Thế nhưng trước lời kêu gọi của các “đồng chí” từ “tổ quốc”, trước những ràng buộc về huyết thống và sự đe dọa ngầm trong cộng đồng người Hoa, họ quay lại phản bội mảnh đất và dân tộc đã cưu mang tổ tiên họ từ nhiều đời trước và chính họ thời hiện đại. Lấy gì đảm bảo rằng ngày nay, khi sự việc xấu đi, những người “làm ăn lương thiện” ấy không gây nên sự kiện “Ga Hàng Cỏ” một lần nữa khi mà chỉ cần vài bước chân họ đã có thể tiến vào bên trong sân bay Nước Mặn hay tiếp cận các địa điểm nhạy cảm thuộc địa bàn chiến lược: biên giới, miền trung, Tây Nguyên…?
Các tòa
nhà không cho người Việt vào có phải chỉ vì mục đích kinh doanh thuần túy hay
còn ẩn giấu nhiều thứ bên trong mà người ta không muốn “gây tò mò” cho người
khác?
Xây dựng sơ sở kinh doanh trên đất Việt nhưng lại không bán hàng cho người Việt, đó có phải đạo đức kinh doanh mà hai cô gái trẻ công ty Tuệ Dân học tập được từ thương trường? Vì sao chỉ khi báo chí phanh phui thì chính quyền mới can thiệp, mới xử phạt trong khi tất cả phường, xã (không riêng gì Đà Nẵng) đều có cơ quan Đảng, chính quyền, công an và các đoàn thể quần chúng, họ hưởng lương để làm gì? Vì sao ngày nay vẫn còn không ít người có trách nhiệm ở địa phương không hiểu thế nào là chủ quyền quốc gia, thế nào là bí mật quân sự? Do năng lực yếu kém hay còn có những liên hệ tiềm ẩn phía sau rất khó nhận diện? Giải quyết câu chuyện nguồn vốn đầu tư của hai người thuộc công ty Tuệ Dân và 71 công dân Đà Nẵng đứng tên mua 137 lô đất cho người nước ngoài tuy không đơn giản nhưng hoàn toàn có thể làm được.
Xin đề
xuất một vài giải pháp có thể áp dụng:
1. Công bố quy hoạch các khu đất và vành đai bảo vệ dành cho an ninh quốc phòng, cấm xây dựng các công trình dân sự do tư nhân làm chủ đầu tư trong khu vực này. Nghiêm cấm việc chia lô, bán đất hoặc sang nhượng quyền sử dụng các lô đất thuộc khu vực nhạy cảm cho cá nhân, kể cả công dân Việt Nam. 2. Nghiêm khắc kiểm điểm trách nhiệm những người xây dựng quy hoạch đô thị, chia lô bán đất các khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng kể cả khi họ đã nghỉ hưu. 3. Yêu cầu các công dân đứng tên mua đất hoặc thành lập cơ sở kinh doanh giải trình nguồn gốc số tiền họ có để đầu tư, trên cơ sở đó xem xét việc đóng thuế thu nhập cá nhân của họ.
Những
người có số tiền lớn đầu tư nhưng không giải trình được nguồn gốc thu nhập và
không nộp thuế thu nhập cá nhân cần phải xử lý tội danh trốn thuế theo
điều 161 Bộ Luật Hình sự.
4. Đối với người dân trót ham lợi, nhận tiền của người nước ngoài mua đất, thành lập công ty để hưởng hoa hồng, có thể xem xét giảm mức hình phạt về tội danh trốn thuế (nếu có) nếu họ tình nguyện bán lại các lô đất đã mua cho chính quyền với giá thấp hơn hoặc cùng lắm là bằng giá họ đã mua. Những người không đồng ý bán lại đất, trước mắt cần vận động giải thích để họ hiểu, nếu có người cố tình không bán lại thì mới xem xét những vi phạm về thuế và kê khai thu nhập để xử lý theo luật.
Việc xử lý
người Việt mua đất tuân theo pháp luật Việt Nam, chính vì thế sẽ không có bất
kỳ lý do gì để người nước ngoài núp bóng người Việt có ý kiến phản đối.
5. Chính quyền cần chuẩn bị nguồn kinh phí để thu mua lại tất cả các lô đất này, cần thiết có thể đề nghị sự hỗ trợ của ngân hàng hoặc tạm ứng từ nguồn ngân sách nhà nước. Không thể quy hết trách nhiệm cho người dân bởi dân có thể làm những điều pháp luật không cấm.
Trách
nhiệm trước hết thuộc về người đứng đầu cơ quan quyền lực địa phương mà cụ
thể là người đứng đầu tổ chức Đảng địa phương, bởi theo hiến pháp, Đảng lãnh
đạo toàn diện, triệt để mọi hoạt động của chính quyền.
(Theo
Giáo dục VN) Xuân Dương
|
Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét