"Ông nào nhà to, ở đâu, tài sản gì dân biết
hết"
Cập nhật
lúc
07:20
Việc
kê khai, kiểm soát thu nhập và tài sản của cán bộ, trong đó có cán bộ cấp
cao, thời gian qua được thực hiện chưa hiệu quả và còn nặng hình thức. Có
giải pháp nào cho vấn đề này?
Tuổi
Trẻ ghi nhận các ý kiến sau đây nhằm gợi mở những khả năng có thể để
việc kê khai này không hình thức mà đạt hiệu quả cao, góp phần tích cực cho
công cuộc phòng chống tham nhũng.
* Ông Phạm Trọng Đạt (Cục trưởng
Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ):
Sẵn
sàng tiếp nhận thông tin liên quan cán bộ cấp cao
Vừa qua, khi chúng tôi công bố đường
dây nóng tiếp nhận thông tin, phản ánh về công tác phòng chống tham nhũng, có
nhiều nhà báo hỏi nếu thông tin liên quan đến cán bộ lãnh đạo cấp cao thì
sao?
Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi
không ngại gì cả, việc tiếp nhận thông tin, xử lý theo quy định pháp luật đối
với các hành vi tiêu cực, trái pháp luật là không có vùng cấm. Chỉ có vấn đề
là phải áp dụng quy trình phù hợp theo đúng quy định pháp luật.
Ví dụ có người dân phản ảnh là có quà
biếu đến nhà ông cán bộ cấp cao này, ông cán bộ cấp cao kia thì chúng tôi ghi
nhận nhưng phải bằng nhiều nguồn khác nữa để đánh giá và xử lý thông tin.
Qua các phương tiện thông tin đại
chúng, chúng tôi cũng khẳng định Cục Phòng chống tham nhũng rất cần những
thông tin của người dân, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận thông tin trong giờ
hành chính cũng như ngoài giờ hành chính, cho dù thông tin đó ở mức độ thế
nào, kết quả đến đâu đều rất đáng trân trọng.
Dĩ nhiên khi tiếp nhận thông tin thì
không phân biệt người có hành vi tiêu cực, tham nhũng là ai.
* Một cán bộ lâu năm của ngành ngân hàng:
Giao dịch trên 20 triệu đồng phải
qua ngân hàng
Chừng nào chúng ta chưa thanh toán qua ngân hàng thì chừng đó chưa thể
kiểm soát thu nhập cũng như tài sản của người dân nói chung, các cán bộ, lãnh
đạo cấp cao, có chức vụ quyền hạn nói riêng.
Ngoài việc quy định thanh toán bằng chuyển khoản thì cần phải có cơ chế
để cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện, kê khai có đúng, trung thực hay
không. Trường hợp kê khai không đúng, phát hiện sai phạm thì ngoài việc tịch
thu tài sản, cán bộ đó sẽ xử lý như thế nào.
Nếu cán bộ kê khai đúng là đang đứng tên hàng nghìn mét đất hoặc sở hữu
3 căn nhà ở nội ô thì ngoài việc cán bộ kê khai, Nhà nước cũng phải có cơ chế
kiểm soát nguồn tiền để họ mua những tài sản đó. Chúng ta phải luật hóa việc
này chứ không thể chỉ kêu gọi sự tự giác của cán bộ.
Thực tế, với điều kiện kinh tế, văn hóa, thói quen của người tiêu dùng
Việt Nam hiện nay khó có thể quy định tất cả giao dịch đều phải thanh toán
qua ngân hàng.
Do đó, trước mắt, luật pháp phải đưa ra quy định tất cả giao dịch từ 20
triệu đồng trở lên phải thanh toán qua ngân hàng. Như ở các nước, nhất là Mỹ
và châu Âu, hầu hết mọi thanh toán đều chuyển khoản qua ngân hàng chứ không
dùng tiền mặt.
Hơn nữa, việc kiểm soát dòng tiền ở các nước rất chặt chẽ. Đơn cử một cá
nhân nào đó có tiền gửi tiết kiệm hay mua cổ phiếu thì cũng phải kê khai và
chứng minh là họ có được số tiền này từ đâu. Nếu từ nguồn hợp pháp thì mới
được sử dụng.
* TS Bert Spector (Giám đốc kỹ thuật, lãnh đạo khu vực về
thông lệ phòng chống tham nhũng của Tổ chức Hệ thống quản trị quốc tế - MSI,
Mỹ):
Kê khai để dân giám sát các quan
chức
Ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, sự minh bạch và trách nhiệm giải
trình luôn là yếu tố quan trọng trong công cuộc phòng chống tham nhũng.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm nguồn dữ liệu chống tham nhũng U4, dù
kinh nghiệm quốc tế cho thấy kê khai tài sản có thể là một nhân tố quan trọng
trong phòng chống tham nhũng, tuy nhiên cũng có một số trở ngại lớn trong
việc yêu cầu các cán bộ, công chức kê khai tài sản của mình, trong đó có vấn
đề chi phí thực hiện.
Các quy định kê khai tài sản ở mỗi nước khác nhau, tùy thuộc vào lịch
sử, luật pháp và hệ thống chính trị của nước đó. Kê khai tài sản cho phép
người dân giám sát những công bộc của dân.
Nếu những lần kiểm kê định kỳ cho thấy có sự gia tăng bất thường về tài
sản và sự chi tiêu xa hoa, các cán bộ có thể bị yêu cầu phải giải thích cho
người dân.
Tuy nhiên, kiểm kê tài sản không thể ngăn chặn triệt để những người
quyết tâm tham nhũng, nhận lót tay các hợp đồng dự án công hoặc thụt két ngân
sách.
Việc kê khai tài sản chỉ có thể ngăn cản và làm giảm quyết tâm của những
người bòn rút tài sản công và khiến họ sợ rằng hành vi sai trái của họ cũng
sẽ có ngày bị bại lộ. Việc kê khai tài sản cũng giúp những công chức trung
thực tự răn mình. Nếu có luật kiểm kê tài sản và thực thi nghiêm túc thì việc
khởi tố và buộc tội các quan chức tham nhũng cũng dễ dàng hơn.
Về kiểm kê tài sản cán bộ công chức, cần phải công bố thông tin về thu
nhập từ tất cả các nguồn, tài sản, vị trí của họ trong những công ty có lợi
nhuận và phi lợi nhuận, nợ nần và những món quà mà họ đã nhận, số tiền chi
tiêu từ các nguồn không chính thức...
Công bố những thông tin này sẽ cung cấp một bức tranh toàn diện về tài
sản cá nhân của cán bộ công chức.
* Ông Nguyễn Văn Chung (viện trưởng Viện KSND quận 3, TP.HCM):
Phải dựa vào nhân dân
Lâu nay kê khai tài sản chỉ trông chờ vào sự tự giác của cán bộ, bao
nhiêu năm kê khai tài sản rồi nhưng chưa từng có vụ án tham nhũng nào được
phát hiện từ việc kê khai tài sản cả. Thực tế việc kê khai này chỉ mang tính
hình thức.
Muốn kê khai tài sản thực chất, cần phải dựa vào nhân dân. Chẳng có gì
qua mắt nổi nhân dân cả. Ông nào có nhà to, ở đâu, có tài sản gì nhân dân đều
biết hết. Nếu coi đây là một kênh giám sát thì việc kê khai tài sản của cán
bộ mới thực hiện được.
Nhưng đó mới chỉ là tài sản trong nước đối với những cán bộ cấp dưới
thôi, còn cán bộ cấp cao, tài sản lên đến con số nhiều tỉ đồng và thậm chí mở
cả tài khoản ở nước ngoài thì không cách gì kê khai được.
Chỉ làm cán bộ nhưng có biệt thự, có xe hơi đắt tiền, có nhiều bất động
sản tiền tỉ, thế nhưng nếu hỏi thì toàn là tài sản của cha mẹ để lại, anh em
cho, mà cha mẹ anh em trước cách mạng thì là bần cố nông hoặc giai cấp lao
động!
Theo tôi, nếu không thay đổi cách kê khai tài sản thì chẳng ai biết số
tài sản lớn của đất nước đang nằm trong tay ai. Và buộc phải có cách kiểm
soát lượng tiền vào ra của mỗi cá nhân để hạn chế nguồn tiền bất minh, và
tiền đó lại cho ra đời những tài sản bất minh.
(Theo Tuổi trẻ)
L.THANH - Q.TRUNG - V.V.THÀNH - H.ĐIỆP ghi
|
Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét