Phí Quốc lộ 5
(cũ) tăng gấp đôi:
Lái xe ồ ạt mở “đường máu” trốn
trạm thu phí
Cập nhật lúc 14:41
Hàng đoàn xe
rồng rắn đi tỉnh lộ 206 (Hưng Yên) khiến con đường này ngày càng xuống cấp. u
“Bản đồ máu” trốn trạm được cánh tài xế chuyền tay nhau
Trước thực trạng mức phí tại 2 trạm thu
trên quốc lộ 5 (cũ) bị điều chỉnh tăng đột biến (lên tới 200% - xe tải từ mức
80.000đ/xe tăng lên 160.000đ/xe) từ 1.12 và sẽ còn tiếp tục tăng kể từ tháng
4 sang năm, trong khi chất lượng đường sá không được cải thiện, cánh tài xế
đã ồ ạt mở “đường máu” trốn trạm. Điều đó không những khiến Nhà nước thất thu
ngân sách mà còn làm cho các con đường tỉnh lộ xuống cấp trầm trọng khi hàng
đoàn xe container, xe tải nặng trốn phí rầm rập đi qua.
Tìm mọi cách
“né” trạm
Sáng 21.12,
tại tỉnh lộ 206, đoạn qua Khu công nghiệp Phố Nối A và xã Minh Hải (huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên), từng đoàn xe tải khổ lớn lặc lè nối đuôi nhau qua lại
trên tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng.
Chỉ trong
khoảng nửa giờ quan sát, theo ghi nhận của PV, đã có hàng trăm lượt xe tải,
phần đa là container, nườm nượp đan xen như mắc cửi cày nát con đường này.
Những ổ voi, sống trâu và các đoạn “lên thác, xuống ghềnh” khúc khuỷu trên
tuyến đã trở thành nỗi ám ảnh của bất cứ người dân nào mỗi khi có dịp đi qua
đây.
Thậm chí, do
lo sợ bị sập gầm, các tài xế xe con, xe máy cũng cố tìm đường khác để đi thay
vì thử thách nỗi sợ hãi trên con đường đầy bụi bặm.
Qua tìm hiểu
của PV, sở dĩ có tình trạng này là bởi những chiếc xe nói trên đang cố trốn
trạm thu phí số 1 - QL5 (Văn Lâm, Hưng Yên), nơi từ 1.12, họ phải trả mức phí
cao
gần gấp đôi so với thời điểm trước đó.
Anh
Nguyễn Đình Tuệ - lái xe container BKS 15LD - 05.xxx phân trần: “Cũng chẳng
sung sướng gì. Đường vừa xấu, vừa xa hơn 10km, lại nơm nớp bị CSGT xử phạt.
Nhưng xét cho cùng vẫn còn đỡ hơn nhiều so với khoản tiền đi qua trạm”.
Anh Tuệ cho
biết, kể từ thời điểm QL5 có quyết định tăng phí để san sẻ gánh nặng đầu tư
cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, giới tài xế các anh đã truyền tai nhau
một bản đồ được gọi vui là “bản đồ máu”. Tại đó, những con đường có thể trốn
được trạm thu phí số 1 được chỉ dẫn tỉ mỉ, dẫu có thể dài hơn gấp rưỡi.
“Có 2 con
đường, một dành cho xe con và một dành cho xe tải. Cánh xe tải chúng tôi nếu
đi từ Hà Nội về Hải Phòng, đến cầu vượt Như Quỳnh sẽ rẽ vào hướng ga đường
sắt Lạc Đạo rồi vòng qua KCN Phố Nối A, theo tỉnh lộ 206 để trở lại QL5. Như
thế là thoát trạm. Ở đoạn ngược lại, chúng tôi cũng chọn đường tương tự”, anh
Tuệ chia sẻ.
Tăng thu đường
cũ, bù chi đường mới
Không chỉ
riêng anh Tuệ, nhiều lái xe khi được hỏi đều có chung nhận định rằng, việc
tăng thu phí QL5 để bù chi cho cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, một tuyến đường họ
hoàn toàn không có nhu cầu sử dụng là điều hết sức vô lý. Không những vậy,
mức phí tăng lại còn rất cao, trong khi cung đường họ di chuyển hằng ngày thì
đang ngày một xuống cấp.
“Trước đây
chúng tôi chỉ phải trả 80.000 đồng cho mỗi lần qua trạm. Bây giờ tăng thành
160.000 đồng. Rồi từ tháng 4.2016 thành 200.000 đồng, trong khi đường sá
chẳng hề được nâng cấp. Thực sự rất vô lý. Thế nên cứ trốn được tí nào hay tí
ấy. Dẫu biết là xa hơn nhiều”, anh Nguyễn Mạnh Hà - tài xế Hãng vận tải Thu
Phượng (Hải Phòng) bộc bạch.
Việc xuất hiện
hàng nghìn lượt xe tải trọng lớn, rầm rập đi lại ngày đêm trên tỉnh lộ 206,
đoạn qua địa phận xã Minh Hải và KCN Phố Nối A, đã dẫn đến một hệ quả nhãn
tiền là con đường này ngày một oằn mình sụt lún, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc
sống các hộ dân kế cận.
Trao đổi với
PV Báo Lao Động, trung tá Lương Xuân An - Đội trưởng Đội CSGT huyện Văn Lâm
(Hưng Yên) thừa nhận tình trạng trên và nói: “Số lượng xe tăng đột biến sau
ngày 1.12 bởi các lái xe trốn vé”. Tuy nhiên, ông An cho biết, đơn vị ông
cũng đã tiến hành xử phạt nhiều trường hợp nhưng không thể triệt để vì “cứ
lúc mình không làm thì lái xe lại đi chui”.
“Một sự phi
lý mà ai cũng có thể nhìn thấy được”
Ông Lê Văn
Tiến - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải đường bộ Hải Phòng phân tích: Phí cho 1 xe
container chạy một chiều Hà Nội - Hải Phòng mất 320.000/lượt, cả hai chiều đi
- về là 640 ngàn đồng. Trong khi đó, phí một chiều của đường cao tốc là
840.000đ/lượt. Nếu tính cả hai chiều, phí trên đường cao tốc cao hơn 1,040
triệu đồng - là quá khả năng chi trả của DN vận tải.
Ông Tiến cho
rằng, đường cao tốc do DN đầu tư hiện đại, đường có nhiều tiện tích, nên việc
thu phí cao là điều tất nhiên. Tuy nhiên, cao đến hơn 1 triệu đồng cho một
chuyến đi về thì khó DN nào có thể chịu được.
Ông Khúc Hữu
Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp vận tải Đất Cảng, đơn vị sở hữu gần 80
đầu xe khách chạy tuyến Hà Nội - Hải Phòng thì chua chát: “Đây là một sự phi
lý mà ai cũng có thể nhìn thấy được”. Ông nói: “Cao tốc thì không bàn nữa, vì
xe tải, xe khách không có “nhu cầu” sử dụng. Quốc lộ 5 (cũ) làm từ ngân sách
nhà nước, đáng lẽ các trạm thu phí phải dần bị bỏ đi bởi quy định đóng phí
bảo trì đường bộ. Đằng này lại còn tăng, mà tăng rất cao là rất vô lý. Doanh
nghiệp và người dân phải gánh phí cho đoạn đường mà họ không có nhu cầu sử
dụng. Thế nên không thể trách các doanh nghiệp hoặc lái xe khi họ tìm đường
khác để đi”.
Hiện tại, Hải
Phòng có khoảng 13.000 đầu xe tải, tăng gần gấp đôi trong hơn một năm qua
(tính từ thời điểm Bộ GTVT quyết định cân tải trọng xe), chưa kể thêm lượng
lớn xe của các tỉnh thành khác cũng lưu thông trên đường đến các cảng tại Hải
Phòng để vận chuyển hàng hóa, nên cung đã vượt cầu, có DN không đủ lượng hàng
để vận chuyển, 2 -3 ngày mới có một chuyến xe, nên việc thương lượng lại giá
với chủ hàng là khó khăn - ông Lê Văn Tiến - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải đường
bộ Hải Phòng.
Theo thông tư
của Bộ Tài chính, mức thu phí đường bộ quốc lộ 5 tại 2 trạm trên QL5 sẽ được
điều chỉnh theo 2 giai đoạn. Theo đó, từ 1.12.2015 đến hết ngày 31.3.2016,
mức phí một lượt cho xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn là 30.000 đồng, mức
cao nhất với xe trên 18 tấn là 160.000 đồng. Từ sau 31.3.2016, mức tăng phí
lên tương ứng 45.000 đồng và 200.000 đồng.
(Theo LĐO) LONG NGUYỄN - HOÀNG HOAN
|
Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét