Đầy rẫy thực phẩm chức năng chứa
chất kích dục
Cập nhật lúc 07:31
Thực phẩm chức năng chứa hoạt chất kích dục gây nguy hiểm cho sức khỏe, chất cấm nhưng được quảng cáo tráng dương, bổ thận...
Thời gian qua, cơ
quan chức năng phát hiện nhiều vụ kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN) chứa
chất gây kích dục dành cho nam giới.
Kinh doanh gian dối
Mới đây nhất, khi
tiến thành kiểm tra văn phòng đại diện của Công ty CP Dược phẩm Khang Đạt tại
Hải Phòng, cơ quan công an và Sở Y tế Hải Phòng thu giữ hơn 400 hộp TPCN
“Thận lực phiến” cùng hàng ngàn loại thuốc đã hết hạn sử dụng.
“Thận lực phiến” được
đơn vị phân phối quảng cáo là “thần dược” trị chứng liệt dương, xuất tinh
sớm, suy giảm sinh lý. Qua xét nghiệm, cơ quan chuyên môn phát hiện loại TPCN
này có chứa hoạt chất sildenafil với hàm lượng 18,18 mg/viên. Đây là hoạt
chất của thuốc điều trị rối loạn cương ở nam giới và không được phép có trong
thành phần của sản phẩm TPCN do gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Thành
phần này không được Công ty CP Dược phẩm Khang Đạt đăng ký trong bản công bố
về an toàn thực phẩm (ATTP) theo quy định.
Sildenafil và vardenafil là những hoạt chất phổ biến trong các loại
thuốc kích dục nhưng lại lẫn trong thực phẩm chức năng Ảnh: HEALTH
Trước đó, trong tháng
10, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Tinh Tấn (quận Tân Bình, TP
HCM) bị cơ quan chức năng lập biên bản xử lý hành vi nhập khẩu, bán ra thị
trường lô sản phẩm TPCN viên Happygra có chứa chất cấm sildenafil. Sản phẩm
này bị thổi phồng quá mức: có tác dụng làm lớn “súng”, tăng năng lực và thời
gian “hành động”.
Năm 2014, Cục ATTP -
Bộ Y tế cũng từng phát hiện TPCN “Kim Thận Bảo số 1” do một doanh nghiệp nhập
ngoại có chứa chất trị rối loạn cương dương sildenafil và tadalafil với hàm
lượng mỗi viên chứa 36 mg tadalafil và 123 mg sildenafil. Trong khi đó, theo
kết quả vừa được Viện Kiểm nghiệm ATTP - Bộ Y tế công bố, trong 6 mẫu TPCN bị
kiểm tra có 2 mẫu chứa chất cấm vardenafil, loại chất kích dục như sildenafil
của thuốc Viagra.
TS Nguyễn Thanh
Phong, Cục trưởng Cục ATTP, cho rằng vardenafil và sildenafil là những hoạt
chất bị cấm trong thành phần của TPCN. Đáng nói là rất nhiều sản phẩm TPCN
khi quảng cáo trên mạng đều bị nói quá về công dụng, nội dung quảng cáo không
phù hợp với nội dung đã đăng ký được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. “Với
những hành vi gian dối như vậy, chúng tôi thường xử phạt rất nặng, đồng thời
đưa vào “danh sách đen”. Trường hợp doanh nghiệp có đăng ký lại hoặc đăng ký
mới sản phẩm thì sẽ bị theo dõi, kiểm tra chặt chẽ” - ông Phong nhấn mạnh.
Tác hại khôn lường
Giới chuyên môn cho
biết chưa khi nào thị trường lại xuất hiện nhiều “thần dược” dành cho quý ông
như hiện nay. Hầu hết các sản phẩm này đều được quảng cáo có công dụng giúp
bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý, nội lực cho nam giới, làm chậm quá
trình mãn dục nam cho người trung niên. Thậm chí, có những sản phẩm thổi
phồng, như: “súng lục thành đại bác”, “tăng kích cỡ dương vật”, “kích thích
bộ phận sinh dục nam tiếp tục phát triển”, “cải thiện các chứng liệt dương”…
Theo bác sĩ Trịnh
Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nam học thuộc Bệnh viện Việt Đức (Hà
Nội), sildenafil và vardenafil là 2 hoạt chất có trong các thuốc điều trị rối
loạn cương dương là Viagra (sildenafil) và Levitra (vardenafil). Vì là thuốc
điều trị, không phải là chất kích dục nên việc sử dụng như thế nào, thời gian
bao lâu đều phải được bác sĩ chỉ định căn cứ vào tình trạng bệnh, lứa tuổi,
không thể sử dụng tùy tiện.
Bác sĩ Giang cho biết
ngay cả với những trường hợp được chỉ định dùng các thuốc này cũng có thể dẫn
đến các phản ứng. Mức độ nhẹ có thể chóng mặt, nhức đầu, tăng huyết áp, tăng
nhịp tim còn nặng hơn có thể bị suy thận, suy gan, cương cứng dương vật kéo
dài, thậm chí hoại tử, nhiễm trùng dương vật.
“Nam giới không nên
lạm dụng những loại thuốc, TPCN bổ thận tráng dương khi không thực sự cần
thiết. Độ tuổi lão hóa và mãn dục của mỗi người khác nhau. Chỉ khi thấy những
biểu hiện như mệt mỏi, sinh khí yếu, giảm ham muốn, rối loạn cương dương, cơ
nhão…, nam giới mới cần nghĩ đến việc sử dụng sản phẩm bổ trợ” - bác sĩ Giang
khuyến cáo.
216 doanh nghiệp vi phạm
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, thời gian qua, tình trạng vi phạm
quảng cáo TPCN khá phổ biến trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội,
trang tin điện tử. Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã xử phạt 216 doanh
nghiệp vi phạm về ATTP với tổng số tiền gần 4 tỉ đồng.
(Theo Người LĐ) Ngọc Dung
|
Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét