“Du khách Trung Quốc có tiền nhưng thiếu văn minh”
Cập nhật lúc 15:14
TTO - Một lần xe đoàn khách Trung Quốc dừng ở trạm nghỉ
trên đường cao tốc tại Frankfurt (Đức), tất cả khách phản đối khi nghe hướng
dẫn viên thông báo phí vệ sinh 0,7 euro. Nhiều nam du khách Trung Quốc
"tè" luôn ngoài trời.
Những ngày gần đây,
truyền thông Trung Quốc và quốc tế liên tục đăng tải những thông tin về việc
du khách Trung Quốc ứng xử vô văn hóa, thậm chí đầy bạo lực, khi đi ra nước
ngoài.
Hôm qua 1-1, tạp chí
The Diplomat đăng bài viết với tựa đề: “Từ người Mỹ xấu xí tới người Trung
Quốc xấu xí”. Tạp chí này nhắc lại những vụ bê bối của du khách Trung Quốc
trong suốt năm qua, từ việc một gia đình cho con cái tiểu tiện và đại tiện
khi ngồi máy bay ra nước ngoài, đến một người đàn ông đòi mở cửa khẩn cấp của
máy bay để “cho thoáng khí”.
Ngày 31-12, báo Hong
Kong Bưu điện Hoa
Lập tức rất nhiều nam
du khách Trung Quốc tiểu tiện ngay ngoài trời. Linda Li kể cô cũng đoán được
điều này, nhưng bị sốc nặng khi thấy một du khách giàu có, lớn tuổi cũng hành
động như vậy.
“Tôi bị choáng. Người
đàn ông này không chịu bỏ 0,7 euro để đi vệ sinh một cách sạch sẽ, trong khi
đã trả hàng ngàn euro để mua một chiếc đồng hồ Vacheon Constantin” - Linda Li
kể.
Hành xử vô lối
Tân Hoa xã cho biết
theo ước tính của Tổng cục Du lịch Trung Quốc (CNTA), tính đến tháng 11-2014
có khoảng 100 triệu du khách Trung Quốc đi ra nước ngoài trong năm, trong đó
khoảng 85,4 triệu đến các nước châu Á, phần còn lại đi du lịch châu Âu và
châu Phi.
Du khách Trung Quốc
vượt qua người Mỹ và Đức để trở thành lực lượng du khách chi nhiều tiền nhất
thế giới vào năm 2013, theo khảo sát của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO). Du
khách Trung Quốc chi 128,6 tỷ USD, Mỹ 104,7 tỷ USD và Đức 91,4 tỷ USD.
Năm 2014 du khách Trung Quốc tiếp tục là đối tượng chi đậm nhất.
Tuy nhiên cùng với
việc nhận tiền bạc của du khách Trung Quốc, các điểm du lịch phải hứng chịu
cách hành xử vô văn hóa. Năm 2013, một du khách Trung Quốc 15 tuổi gây xôn
xao dư luận thế giới khi vẽ bậy lên lên tượng đá ở một ngôi đền Ai Cập 3.500
năm tuổi. Cha mẹ cậu bé này sau đó phải lên tiếng xin lỗi công khai.
Ở
Hôm 15-12-2014, một
nhóm bốn du khách Trung Quốc đã làm loạn chuyến bay của hãng Thai Airways chỉ
vì không được ngồi cạnh nhau. Một người phụ nữ trong nhóm ném tô mì nóng vào
mặt một tiếp viên hàng không. Một người đàn ông trong nhóm thậm chí đe dọa sẽ
đánh bom chuyến bay.
Sau đó, CNTA đã đưa
nhóm bốn du khách này vào “sổ đen”. Họ bị cấm đi ra nước ngoài. Tờ Trung Quốc
nhật báo mô tả nhóm người này hành xử “như những kẻ man rợ”, “vô văn hóa”,
bôi nhọ hình ảnh của người dân Trung Quốc trong con mắt quốc tế.
Giáo dục lại
Theo SCMP, năm 2013,
CNTA đã đưa ra hướng dẫn cho người Trung Quốc cách hành xử khi đi du lịch
nước ngoài. Bảng hướng dẫn khẳng định du khách Trung Quốc khi đi nước ngoài
phải tôn trọng văn hóa, tôn giáo địa phương, bảo vệ môi trường... Sau đó CNTA
công bố cuốn Hướng dẫn du lịch văn mình dày 64 trang để dạy người Trung Quốc
cách ứng xử khi đi nước ngoài.
Hồi tháng 9-2014, khi
đi thăm Maldives, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng kêu gọi người dân
Trung Quốc hành xử đúng mực khi đi ra nước ngoài. “Đừng vứt chai nước khắp
nơi. Đừng phá hoại san hô. Hãy ăn ít mì thôi và thưởng thức ẩm thực địa
phương” - ông Tập nhắn nhủ du khách nước mình.
Tuy nhiên một số
chuyên gia ngành du lịch Trung Quốc nhận định hướng dẫn của CNTA hay lời kêu
gọi của ông Tập hoàn toàn vô tác dụng, bởi những người thiếu văn minh sẽ hành
xử bậy bạ, còn người hiểu biết thì luôn đúng mực.
Hướng dẫn viên Linda
Li cho rằng vấn đề là ngành du lịch nội địa Trung Quốc cũng chỉ chăm chăm
kiếm tiền chứ không mang tính chất giáo dục, hướng tới môi trường như
các nước phương Tây. Do đó du khách Trung Quốc không được học cách ứng xử tử
tế, thân thiện với môi trường ngay từ khi ở nhà.
Tạp chí The Diplomat
bình luận trên thực tế du khách nhiều nước cũng ứng xử thiếu văn mình. Tuy
nhiên với việc chính quyền Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền quá đáng ở châu Á,
khiến các nước láng giềng nghi ngờ, việc du khách nước này làm bậy càng bị
báo chí chú ý hơn. Và đây là vấn đề về hình ảnh đất nước mà Trung Quốc cần
phải cải thiện.
(Theo Tuổi trẻ) NGUYỆT PHƯƠNG
|
Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét