Trung Quốc ồ ạt xây dựng ở Trường Sa: Bước đi
nguy hiểm độc chiếm Biển Đông
Cập nhật lúc 09:32
Hình ảnh mới nhất cho thấy công trình cải tạo đất
đai của Trung Quốc trên bãi đá Chữ Thập tiến triển rất nhanh. Ảnh: Rappler (
Tuần qua, Phó Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam - bà Phạm Thu Hằng - một lần nữa lên tiếng
kiên quyết phản đối hành động cải tạo đất đai của Trung Quốc trên các đá
ngầm, bãi san hô ở Trường Sa và Hoàng Sa. Những hành động của Trung Quốc đã
vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh,
an toàn hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Thay đổi hiện trạng
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu TQ nghiêm
túc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC) mà TQ
là một bên ký kết, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ
nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa và không để tái diễn những hành động sai
trái tương tự. Phát biểu tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 22.1,
phó phát ngôn Phạm Thu Hằng khẳng định, quan điểm của Việt Nam về vấn đề này
là rõ ràng và nhất quán. “Chúng tôi có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch
sử để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa” -
bà Hằng nhấn mạnh.
Các bức ảnh vệ tinh mà báo chí nước ngoài mới công bố được
chụp ngày 12.12.2014, cho thấy đã có nhiều tiến triển trong công cuộc cải tạo
đất đai trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của VN so với những ảnh
mà tập đoàn phân tích an ninh IHS Janes công bố hồi tháng 11.2014. Trong
các bức ảnh tháng 11.2014, có thể thấy TQ nạo vét trên đá Chữ Thập để tạo ra
một vùng đất đủ lớn cho một đường băng dài 3km - theo phán đoán của các nhà
quan sát.
Còn trong các bức ảnh mới, có thể thấy các hoạt động cải
tạo và xây dựng này đang tiến triển nhanh chóng. Trong ảnh, đã có nhiều tàu
cá, tàu chở hàng và có máy nạo vét của TQ đang neo đậu và hoạt động tại đây.
“Việc đó xảy ra rất ồ ạt, chỉ cần nhìn từ các bức ảnh giám sát. Đây không
phải những điều chỉnh nhỏ. Đây là những hoạt động to lớn mà rõ ràng được
thiết kế để thay đổi hiện trạng” - Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan
Garcia nói.
Báo chí TQ đã nhiều lần công khai đăng tải các thông tin
và hình ảnh cải tạo đất đai mà nước này thực hiện từ năm 2013 trên các đảo
thuộc Hoàng Sa và Trường Sa. Một bài báo trên trang WantChinaTimes ngày
21.10.2014 cho biết, đá Chữ Thập đã trở thành hòn đảo lớn nhất ở Trường Sa
sau công cuộc cải tạo đất đai của quân đội Trung Quốc. Các bức ảnh do trang
web DigitalGlobe tại Mỹ chuyên về hình ảnh vũ trụ và không gian địa lý chụp
ngày 25.9.2014 cho thấy, hoạt động của Trung Quốc đã tăng diện tích đá Chữ
Thập lên gấp 11 lần, từ 0,08km2 lên 0,96km2 -
bài báo này cho biết.
Trong cuộc đối thoại an ninh quốc phòng với
Ý đồ không giấu giếm
Những hành động của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền
Việt Nam mà còn vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, đe dọa đến an ninh, an
toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Trong cuộc đối thoại an ninh quốc
phòng với Philippines tại Manila tuần trước, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Daniel
Russel nói, việc cải tạo đất đai của TQ trên Biển Đông là “sự lo ngại liên
tục” của Mỹ và các quốc gia khác về tự do hàng hải và nguyên tắc thương mại
hợp pháp không bị cản trở trên Biển Đông.
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, một nhà nghiên cứu
Biển Đông của Việt
Tất cả đều phục vụ cho ý đồ độc chiếm Biển Đông của TQ”.
Ngoài ra, việc xây dựng đường băng trên đá Chữ Thập hay các đảo khác thuộc
Hoàng Sa, Trường Sa sẽ là sự bổ sung đáng kể sức mạnh quân sự của Trung
Quốc - một chuyên gia Biển Đông khác nói với phóng viên Báo Lao Động. “Không
chỉ thay đổi nguyên trạng, TQ đang biến các đảo này thành căn cứ quân sự tiền
tiêu, và không loại trừ, trong tương lai, có thể phục vụ cho việc tuyên bố
vùng nhận diện phòng không của TQ trên Biển Đông” - chuyên gia cho biết.
Theo các phân tích của tờ The Diplomat, với việc có đường
băng ở Trường Sa, máy bay của TQ có thể vươn tới các vùng cực nam của Biển
Đông một cách dễ dàng, nhanh chóng và thường xuyên, cho phép TQ tiến hành các
chuyến tuần tra trên không ở các vùng lãnh thổ TQ đòi hỏi, hậu thuẫn cho tàu
bè của TQ trong khu vực này. The Diplomat còn nhận định: Với sự quyết đoán
ngày càng gia tăng trong việc từ từ tăng cường khả năng quân sự ở Biển Đông,
Bắc Kinh có thể dần dần tiến tới một thực tế là nước này đã có khả năng thực
thi một vùng nhận diện phòng không, cho dù họ chưa tuyên bố chính thức.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng, việc
cải tạo đất đai của TQ là mối đe dọa với tất cả các nước ở Đông Nam Á và
tuyên bố ông sẽ đưa vấn đề này ra cuộc họp của ASEAN sắp tới: “Tôi sẽ nhấn
mạnh lại điều này và nêu sự chú ý của các quốc gia ASEAN, bởi vì đây là mối
đe dọa của tất cả chúng ta” - ông nói. Các ngoại trưởng ASEAN sẽ có hội nghị
hẹp tại
(Theo Lao động)
VĨNH NGUYÊN
|
Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét