Trái đất thoát
họa diệt vong bởi thiên thạch đêm 26/1
Cập nhật lúc 13:37
Đêm 26/1 (giờ Việt
Các nhà khoa học thế giới đã nhận ra sự nguy hiểm của một thiên
thạch khổng lồ mang tên 2004 BL86, di chuyển với vận tốc lên tới
35.000 dặm/giờ. Với tốc độ khủng khiếp này, nếu va chạm với Trái
đất, thiệt hại mà BL86 để lại sẽ tương đương với một thảm họa
thiên nhiên kinh hoàng.
Theo trang web DW, thiên thạch khổng lồ được cho là sẽ bay ngang qua Trái đất của chúng ta với khoảng cách rất gần 1,2 triệu km (745.000 dặm). Thời gian cụ thể là 23h ngày 26/1 (theo giờ Việt EarthSky khẳng định cả dân thiên văn học nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp đều có thể theo dõi đường đi của thiên thạch khổng lồ này qua kính viễn vọng hoặc đơn giản là bằng ống nhòm điện tử. Thiên thạch này sẽ bay gần với chòm sao Cancer.
Độ sáng của nó chỉ đạt mức 9 - tương
đương với một ngôi sao khá yếu. Theo nhà thiên văn học Bob Berman từ Slooh, so với quỹ đạo di chuyển của mặt
trăng, tốc độ của thiên thạch này lớn hơn đáng kể với 10 dặm/giây.
Vào khoảng 23h30 ngày 26/1 (theo giờ Việt Nam),
các nhà khoa học tại trạm quan sát Arecibo Observatory ở Puerto Rico đã
bắt đầu có được những hình ảnh đầu tiên về thiên thạch khổng lồ này.
Các nhà khoa học từ NASA khẳng định thiên thạch
này sẽ không gây ra bất cứ mối nguy hiểm nào cho Trái đất mặc dù đường bay
của nó cách hành tinh xanh một khoảng cách không quá lớn.
Những người yêu thích thiên văn học có thể tiếp tục chiêm ngưỡng đường đi của thiên thạch khổng lồ 2004 BL86 cho đến ngày 1/2 sắp tới. Địa điểm quan sát tốt nhất là châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội này, bạn sẽ phải đợi đến năm 2027 khi một thiên thạch lớn tương đương BL86 bay vào tầm quan sát của chúng ta.
(Theo VTCnews) Khánh Huy
|
Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét