Mối
lo EVN... phá sản: Đề xuất tăng giá ngược đời
Cập nhật lúc 07:46
(Doanh
nghiệp) - Trong khi các yếu tố đầu vào không hề tăng, trái lại còn
đang giảm mà EVN không chịu giảm giá điện mà lại đòi tăng quả là chuyện nực
cười.
EVN đã làm được
gì?
Bàn về vấn đề
giá điện, theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công thương,
tâm lý tất yếu xưa nay là người tiêu dùng bao giờ cũng muốn có giá rẻ, càng
rẻ, còn tốt, còn người sản xuất luôn muốn bán giá tốt nhất.
"Một thực
tế đã được nhiều tài liệu, chuyên gia chỉ ra rằng, giá điện ở Việt Nam chưa
khuyến khích được các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt là
vốn đầu tư nước ngoài, cuối cùng chỉ có doanh nghiệp nhà nước với nhau, thiếu
đi sự cạnh tranh. Có nhiều nguyên nhân: do độc quyền, do cách quản lý,
đặc biệt là giá điện không đủ bù đắp cho chi phí hiện tại...
Chính phủ đã
chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải rà soát để giảm mạnh chi phí
giá điện nhằm giảm giá thành, nhất là vấn đề giảm hao hụt điện năng và tăng
năng suất lao động. Trong nhiều trường hợp cần phải nghiên cứu, phân tích kỹ
lưỡng xem ngưỡng giảm được đến đâu. Ví dụ, mục tiêu giảm hao hụt điện năng
trên đường truyền là tất yếu, giảm được thì quá tốt.
Tuy nhiên để
làm được điều đó đòi hỏi phải có sự đầu tư vào mạng lưới đường dẫn, từ cao
áp, trung áp đến hạ áp phải đồng bộ. Trong khi chưa làm được việc đó thì phải
tìm phương pháp khác.
Ngoài ra, một
vấn đề khác EVN đang phải đối mặt là tập đoàn này đang nợ đầm đìa... Tất cả
những việc này Nhà nước phải tính toán để tìm cách giải quyết. Trước mắt,
theo Bộ Công thương là nâng giá điện lên một chút để bù đắp, giảm bớt các chi
phí trong quá trình thực hiện các biện pháp căn cơ, có tính lâu dài
hơn", ông Thắng phân tích.
Dù vậy, ông
Thắng cũng đồng tình rằng, EVN đề nghị tăng giá điện đúng trong bối cảnh các
yếu tố đầu vào trong cơ cấu giá thành điện đều giảm. Cụ thể, giá dầu và khí
giảm mạnh hơn 6 tháng qua, nguồn thuỷ điện trong nước dồi dào, giá than thế
giới cũng đang tuột dốc...
"Đề xuất
tăng giá điện vào thời điểm này âu cũng nằm trong cách quản lý của ngành điện
Việt
Bởi vậy, trước
đề xuất của EVN bổ sung các chi phí như tăng giá than, giá khí, tăng thuế tài
nguyên nước... vào giá điện năm 2015, ông Phạm Tất Thắng nhấn mạnh:
"Phải đi sâu phân tích kỹ lưỡng xem các khả năng để giảm giá thành đã
được xem xét triệt để hay chưa".
Nhìn lại, vị
chuyên gia kinh tế này cho rằng, trước khi đặt vấn đề tăng giá, EVN đã làm
được một số việc, như: thay đổi cơ bản cách quản lý đường hạ thế để giảm bớt
hao hụt và đã có những chuyển biến bước đầu; sử dụng năng lương sạch như năng
lượng mặt trời...
Phải minh bạch
đầu vào
Tỏ ra đồng tình
với PGS.TS Phạm Tất Thắng về thời điểm đòi tăng giá điện của EVN nhưng chuyên
gia kinh tế Phạm Chi Lan gay gắt hơn khi cho rằng: "Vị nào phát biểu EVN
sẽ phá sản nếu không tăng giá thực sự không có căn cứ gì!". Theo bà Lan,
giá xăng dầu đang giảm mạnh đáng lẽ phải giúp cho giá thành của ngành điện
giảm xuống.
"Trong khi
các yếu tố đầu vào không hề tăng, thậm chí đang giảm mà ngành điện không chịu
giảm giá, đã thế lại còn đòi tăng quả là chuyện rất nực cười", bà nói.
Trong khi đó,
bà Bùi Thị An, ĐBQH Hà Nội khẳng định, trong kinh doanh, muốn tăng hay giảm
giá, bất kỳ doanh nghiệp nào dù là tư nhân hay nhà nước đều phải có sự minh
bạch.
"Đối với
EVN cũng vậy. Tập đoàn này phải minh bạch đầu vào: giá nguyên liệu, nhân công
bao nhiêu, lời lãi thế nào, lãi những năm trước đã chi vào những việc gì...
Nếu EVN không minh bạch những điều này thì không thể biết họ tăng giá có hợp
lý hay không, chừng nào kiểm soát được đầu vào thì mới tính tiếp được",
bà An nói.
Bà An cũng nhắc
lại chỉ đạo của Thủ tướng đối với EVN về việc giảm giá thành. Đặc biệt, theo
bà trong bối cảnh hiện nay không thể tăng khi giá dầu đang giảm mạnh.
"Ngành
điện cứ báo lỗ nhưng lỗ thật hay không thì phải có sự giám sát, kiểm tra mới
biết", bà nói.
(Theo
Đất Việt) Thành Luân
|
Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét