Giá xăng dầu
giảm mạnh, doanh nghiệp vận tải đòi... tăng giá vé
Cập nhật lúc 14:03
Theo công bố, giá nhiên liệu xăng dầu chiếm xấp xỉ 40% trong cơ cấu
chi phí vận tải...
Một số doanh nghiệp vận tải vừa đề xuất tăng
giá vé vận tải hành khách trong bối cảnh giá xăng dầu giảm mạnh.
Trong
bối cảnh giá xăng dầu giảm mạnh, thay vì giảm giá cước vận tải hành khách
tương ứng, một số doanh nghiệp vận tải lại đang kiến nghị được... tăng giá vé
ngay trước Tết Nguyên đán, theo thông tin ghi nhận ngày 28/1.
Cho dù, mới trước đó một ngày, Bộ Tài chính có công văn khẩn gửi bí thư, chủ tịch UBND các tỉnh, thành trên cả nước, đề nghị chỉ đạo giám sát chặt chẽ cước vận tải trong bối cảnh giá xăng dầu giảm mạnh. Và theo công bố của cơ quan chức năng, giá nhiên liệu xăng dầu chiếm xấp xỉ 40% trong cơ cấu chi phí vận tải. Nếu tính từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 21 lần giá xăng dầu giảm, với mức giảm tổng cộng gần 40% so với thời điểm giá cao nhất. Cụ thể, theo thông tin từ báo Tiền Phong, tại buổi kiểm tra chiều 28/1 của đoàn công tác Bộ Tài chính tại bến xe phía Nam Hà Nội, lãnh đạo bến xe này cho biết, vừa nhận được hai bộ hồ sơ tăng giá vé của doanh nghiệp vận tải. Đó là Công ty TNHH Hiền Phước, trong bảng kê khai mức giá gần đây đã tăng giá cước tuyến Bắc Đơn cử chiều Tp.HCM - Hà Nội, giá vé sẽ tăng từ 880.000 đồng/khách lên 1.408.000 đồng/khách áp dụng từ ngày 10/2 đến 19/2; chiều ngược lại giữ nguyên. Sau Tết, chiều Hà Nội - Tp.HCM tăng từ 880.000 đồng lên 1.408.000 đồng/khách áp dụng từ 19/2 đến 25/2, chiều ngược lại giữ nguyên. Đại diện doanh nghiệp này lý giải rằng, trước Tết, lượng khách đi lại chiều vào Tp.HCM giảm nhiều, doanh thu không thể bù đắp được chi phí. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, đơn vị đã đầu tư lô xe mới, dẫn đến chi phí khấu hao và các chi phí cố định khác cũng tăng theo. Còn sau Tết, doanh nghiệp này cũng đưa ra lý do doanh thu không đủ bù đắp nổi chi phí chiều ngược lại. Phương án tăng giá sẽ có hiệu lực từ ngày 30/1/2015. Tương tự, Công ty TNHH Dịch vụ vận tải và Thương mại Hùng Thắng, chạy tuyến Hà Nội - Thanh Hoá, trong mẫu phương án giá gửi cơ quan chức năng cũng tăng 40% giá vé, từ mức 80.000 đồng/khách lên 112.000 đồng/khách. Lý do doanh nghiệp này đưa ra cũng tương tự như công ty Hiền Phước. Trong khi đó, tại bến xe Nước Ngầm, Hoàng Mai, phương án tăng giá vé cũng được một số doanh nghiệp đưa ra. Cụ thể, Công ty THNN Chín Nghĩa tăng giá vé chiều Hà Nội - Quảng Ngãi từ mức 350.000 đồng/khách lên mức 490.000 đồng/khách, tức tăng 40% từ ngày 19/2 đến 21/2. Hợp tác xã xe khách Trung Cũng trong ngày 28/1, đoàn kiểm tra giá cước vận tải phía Bắc của Bộ Tài chính đã làm việc với 10 doanh nghiệp vận tải đóng trên địa bàn Hà Nội. Dự kiến, đoàn sẽ kiểm tra tổng cộng 20 doanh nghiệp vận tải lớn trên địa bàn. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ làm việc với hiệp hội taxi, hiệp hội vận tải, đồng thời yêu cầu các sở tài chính, sở Giao thông vận tải tiếp tục kiểm tra tiếp các doanh nghiệp khác. “Những doanh nghiệp nào cố tình chây ì không kê khai hạ giá, thì cơ quan chức năng địa phương kiểm tra ngay, nếu phát hiện sai phạm có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời công bố danh sách các doanh nghiệp cố tình không giảm giá cước vận tải bằng ôtô nhằm hướng dẫn người dân sử dụng phương tiện vận tải bằng ôtô của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, quan tâm tới quyền lợi khách hàng”, ông Đặng Ngọc Tuyến, Phó chánh thanh tra Bộ Tài chính nói.
(Theo VnEconomy) SONG HÀ
|
Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét