09:45
Lãi khủng vẫn
xin ưu đãi
Năm
2013, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam lãi 3.000 tỉ đồng nhưng vẫn xin
được áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế, phí để ổn định sản xuất, kinh
doanh (!).
Trong năm 2013, Tập đoàn Than – Khoáng
sản Việt
Ông Chuẩn cho biết trong năm
2013, doanh thu toàn tập đoàn đạt 100.000 tỉ đồng, trong đó doanh thu than
đạt 55.000 tỉ đồng. Trong năm qua đơn vị này đạt lợi nhuận 3.000 tỉ đồng, đạt
120% kế hoạch, nộp ngân sách trên 12.000 tỉ đồng. Tiền lương bình quân toàn
tập đoàn là 7,76 triệu đồng/người/tháng, trong đó khối sản xuất than là 8,1
triệu đồng/người/tháng. Lãnh đạo Vinacomin cũng cho biết trong năm 2014, dự
kiến tổng doanh thu toàn tập đoàn khoảng 105.520 tỉ đồng. Lợi nhuận hơn 2.000
tỉ đồng và nộp ngân sách hơn 10.000 tỉ đồng.
Dây chuyền tuyển quặng nguyên khai
tại Nhà máy alumin Tân Rai. Ảnh: TRÀ PHƯƠNG
Ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng
Giám đốc Vinacomin, thông tin thêm: Trong số 3.000 tỉ đồng lợi nhuận năm 2013
thì lãi kinh doanh điện là 200 tỉ đồng. Nếu không tính chênh lệch tỉ giá thì
số lãi còn cao hơn, khoảng 500-600 tỉ đồng. Năm nay tập đoàn sẽ thưởng tết
cho thợ lò 5 triệu đồng.
Mặc dù năm 2013 kinh doanh có
lãi hàng ngàn tỉ đồng và giá than đã được Chính phủ cho phép vận hành theo
thị trường từ ngày 1-8-2013 nhưng trong năm 2014, tập đoàn này vẫn kiến nghị
Chính phủ những ưu đãi về thuế, phí. Cụ thể, Vinacomin kiến nghị Chính phủ,
các bộ, ngành xem xét cho áp dụng chính sách thuế, phí ở mức thu hợp lý đối
với thuế tài nguyên, phí môi trường. Bởi hiện nay thuế tài nguyên ở mức 5%-7%
(3.200 tỉ đồng/năm) bằng với mức các nước trong khu vực; thuế môi trường than
trong nước là 20.000 đồng/tấn (khoảng 600 tỉ đồng/năm), phí môi trường 10.000
đồng/tấn (khoảng 420 tỉ đồng/năm),… Ngoài ra, Nhà nước cũng đang triển khai
thu tiền sử dụng tài liệu địa chất và tới đây là quyền khai thác khoáng sản
trên 1.000 tỉ đồng/năm.
Vinacomin cũng đề nghị giữ ổn
định thuế xuất khẩu than trong thời gian tới để ổn định sản xuất, tránh việc
tăng giữa năm như năm 2013 vừa rồi. Ngoài ra, lãnh đạo Vinacomin tiếp
tục đề nghị điều chỉnh phí môi trường đối với quặng bauxite hợp lý hơn vì mức
phí 30.000-50.000 đồng/tấn quặng nguyên khai hiện nay đã tương đương 100% đơn
giá một tấn quặng.
Trao đổi với PV, TS Nguyễn Thành
Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than Sông Hồng (chuyên gia phản biện về
dự án bauxite và các vấn đề liên quan đến khai thác tài nguyên khoáng sản –
PV), cho rằng so với các doanh nghiệp khác thì các doanh nghiệp khai khoáng
(trong đó có Vinacomin) có quá nhiều ưu đãi. Tài nguyên khoáng sản thuộc sở
hữu toàn dân, Nhà nước giao tài nguyên khoáng sản cho các doanh nghiệp khai
khoáng gần như cho không. “Trong cơ cấu giá thành sản phẩm của Vinacomin
không hề có khoản mục nguyên liệu chính (giống như của các ngành sản xuất vật
chất khác và thường chiếm ít nhất 30% giá thành). Nguyên liệu chính để làm ra
alumin là quặng bauxite được giao không mất tiền mua. Vì vậy, nếu Vinacomin
cứ luôn luôn tìm cách đưa ra các phương án xin ưu đãi nữa thì Nhà nước cũng
nên xem xét lại tính “chính danh” của Vinacomin” – ông Sơn nêu quan điểm.
(
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét