TS Nguyễn Văn Ban:
TQ muốn nắm ngành khai
thác khoáng sản Việt Nam?
(Tin tức thời sự) - "Từ việc
đầu tư này họ sẽ dễ dàng nắm ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam", TS Nguyễn Văn Ban lo ngại việc
doanh nghiệp Trung Quốc mua lại giấy phép để khai thác khoáng sản của Việt Nam.
PV:- Thưa ông, mới đây theo thông tin từ Cục
địa chất khoáng sản (Bộ TNMT) cho biết, năm 2010 cả nước có 5000 giấy phép
khai khoáng được cấp cho 2.000 doanh nghiệp nhưng nhiều giấy phép khai khoáng
đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc, ông có biết tình trạng này không,
thưa ông?
TS. Nguyễn Văn Ban: - Theo tôi, thông tin Cục địa chất khoáng
sản đã đưa ra thì chắc chắn đó là số liệu chính xác. Cá nhân tôi không quá
bất ngờ trước những thông tin này. Theo tôi, trước đây, thông tin này
còn bị che giấu vì có thể tình trạng này xảy ra phổ biến ở các doanh nghiệp
địa phương.
|
Trung Quốc muốn đứng đằng sau điều hành hoàn toàn ngành
khai thác khoáng sản của Việt Nam
|
PV:- Theo tường thuật trên một tờ báo lớn
của Việt Nam, đại diện ngành khoáng sản Việt Nam đã nói, nhiều giấy
phép khai thác khoáng sản đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc. Ông bình
luận thế nào về thông tin này?
TS. Nguyễn Văn Ban: - Chắc chắn là luật pháp không cho phép.
Việc mua bán giấy phép kinh doanh phải tuân thủ quy định rất nghiêm ngặt của
luật doanh nghiệp.
Tôi cho rằng, vị lãnh đạo đó muốn nhấn
mạnh đến thực tế là các doanh nghiệp Trung Quốc đang núp bóng cá nhân hoặc
những tổ chức người Việt đứng tên rồi rót tiền, điều hành phía sau.
Khi đó, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đầu
tư vốn, đầu tư công nghệ, thiết bị và kinh doanh.
PV: - Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ được lợi gì
từ sự đầu tư này? Và nếu để xảy ra tình trạng này, thiệt hại của Việt Nam sẽ thế
nào?
TS. Nguyễn Văn Ban: - Trung Quốc là nước nghèo về khoáng sản,
luôn tìm cách đi gom quặng thô của nhiều nước với giá rẻ về tự chế biến còn
các doanh nghiệp Việt Nam
lại thiếu tiền.
Nắm bắt được điểm yếu này, Trung Quốc
sẵn sàng đổ tiền để khai thác, tuy nhiên do vướng phải những quy định của
pháp luật nên Trung Quốc phải ẩn danh dưới một cá nhân hoặc một tổ chức người
Việt Nam để hợp thức hóa chuyện khai thác khoáng sản.
Vấn đề này cũng đã từng được nói tới
khi nhà thầu Chalieco của Trung Quốc có sự hợp tác với TKV thực hiện khai
thác boxit Tây Nguyên.
Sự hợp tác gồm có 3 dự án, bao gồm cả
thiết kế nhà máy luyện bột nhôm, mua trang bị và thiết kế xây dựng kỹ thuật.
Chalieco trù tính hoàn tất nhà máy tuyển luyện bột nhôm trong vòng 2 năm.
Cùng đầu tư có nghĩa là Chalieco cũng
phải bỏ tiền vào. Mà đã bỏ tiền vào tức là có cổ phần, có lợi nhuận cùng
nhiều hình thức khác. Như vậy rõ ràng đây cũng là hình thức mà Trung Quốc
đang muốn khống chế ngành công nghiệp chế biến nhôm của Việt Nam.
Tất nhiên khi bán giấy phép thì doanh
nghiệp Việt phải nhìn thấy lợi họ mới làm nhưng có lợi như thế nào thì phải
tìm hiểu kỹ.
Nếu nhìn rộng ra rõ ràng sẽ thấy, từ
việc đầu tư này họ sẽ dễ dàng nắm toàn bộ ngành khai thác khoáng sản của Việt
Nam.
Khi đã đầu tư tiền, nghĩa là họ là chủ và họ có quyền điều hành ngành khai
thác khoáng sản theo hướng có lợi cho họ.
PV:- Trong khi đó, ai cũng nói là xuất lậu
khoáng sản, than đã rất trầm trọng, kinh khủng, nhưng chẳng ai làm gì
cả, tình trạng đó vẫn tiếp diễn, vậy phải giải thích điều này thế
nào? Có liên quan gì giữa hai thực trạng này không, thưa ông?
TS. Nguyễn Văn Ban: - Tất nhiên là có mối liên hệ. Đầu tiên
phải nói tới tình trạng xuất lậu than, khoáng sản của Tập đoàn than khoáng
sản Việt Nam TKV, mà con số lên tới gần chục triệu tấn than, bằng gần một nửa
khối lượng than khai thác như vậy là số lượng rất lớn.
Trong ngành luyện kim màu thuộc chuyên
môn của tôi, cũng diễn ra tình trạng tương tự. Tôi từng nghe những người làm
việc ở các mỏ nói là nhiều trường hợp các đối tượng xuất lậu chở ra phao số 0
hoặc cho đi đường sông ra biển rồi sang TQ.
Với quặng sắt, hôm tôi lên Cao Bằng,
các đồng nghiệp và một số lái xe tải nói lại là trước họ lái xe chở quặng qua
các cửa khẩu, sau đó chủ trương thay đổi, việc xuất lậu đường bộ khó khăn,
thì các đối tượng xuất lậu cho quặng đi đường sông ra biển rồi sang TQ.
Điều này cho thấy công tác quản lý quá
yếu kém, tạo nhiều kẽ hở để các doanh nghiệp móc nối tạo lợi ích nhóm.
PV: - Vậy theo ông để ngăn chặn tình trạng
này chúng ta phải làm gì?
TS. Nguyễn Văn Ban:- Phải làm nghiêm. Cùng với việc xiết
chặt công tác quản lý thì cần phải truy trách nhiệm người quản lý ngành nếu
để xảy ra sai phạm. Nếu làm được như vậy, chắc chắn sai phạm sẽ giảm.
PV: Xin cảm ơn ông!
(Theo Đất Việt)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét