06:56
Cẩn trọng với thuốc bắc
độc hại!
(PetroTimes) - Tại hội thảo về
dược liệu sạch tổ chức vào cuối tháng 6/2013, bác sĩ Lê Hùng, Phó chủ tịch
Hội Đông y TP Hồ Chí Minh chia sẻ rất thật: “Để khẳng định dược liệu sạch hay
là rác bẩn, độc hại… chính các thầy thuốc cũng không thể phân biệt được. Và
trường hợp lương y tử vong vì thuốc của chính nhà mình đã chứng minh điều ấy.
Bởi vậy, chính các thầy thuốc như chúng tôi cũng “nhát” tay khi bốc thuốc cho
bệnh nhân”.
Chết vì thuốc của mình
Có một câu chuyện
trong giới đông y mà đến giờ nhắc lại vẫn làm đau lòng cả những người “ngoại
đạo” bởi thứ người ta vẫn tưởng là “không bổ âm sẽ bổ dương” hoặc cùng lắm
hậu quả chỉ là: “Không bổ nhưng không thể có hại” như thuốc bắc, có nguồn gốc
thảo dược đã làm tử vong chính một lương y bốc thuốc, có hẳn cửa hàng đông y
tại xã Chí Công, Tuy Phong, Bình Thuận. Ấy là trường hợp của lương y Phạm
Minh Tiến. Sau khi bốc thuốc cho một bệnh nhân ở cùng xã vào cuối tháng
5/2013, bệnh nhân này đã ngộ độc đến nỗi nôn thốc tháo, co giật toàn thân...
phải đi cấp cứu bệnh viện, để chứng minh nguyên nhân ngộ độc không phải do
thuốc của mình, lương y Phạm Minh Tiến đã uống chính một trong những thang
thuốc ấy. Nào ngờ, vị lương y này không những bị ngộ độc mà còn tử vong.
Câu chuyện này sẽ còn
“nằm lòng” mãi với tất cả những ai quan tâm đến thuốc bắc, thảo dược… Và đây
không phải là trường hợp đầu tiên mà đã nhiều trường hợp đến nỗi không đếm
xuể phải đối mặt với “tử thần” vì thuốc bắc. Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi
năm, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu từ 10-15 ca ngộ độc rượu ngâm thuốc bắc, chưa
kể đến các trường hợp ngộ độc do uống nước sắc trực tiếp từ loại thuốc có
nguồn gốc thảo dược này. Cụ thể một nam bệnh nhân, 47 tuổi ở Hải Phòng đã
uống thuốc bắc để điều trị bệnh khớp với mục đích “cho lành”. Thế nhưng
“lành” đâu chẳng thấy lại thấy “dữ” khi sau một thời gian sử dụng thuốc, bệnh
nhân bị suy gan, thận nặng dẫn đến tử vong, mặc dù đã được các bác sĩ khoa
Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tích cực lọc máu bằng cách chạy thận.
Tương tự, một phụ nữ
ở Ninh Bình vì 1 năm sau ngày lấy chồng mà không có thai, được người bạn giới
thiệu đến thầy lang ở cùng huyện để bốc thuốc bắc. Uống được 10 ngày, chị
thấy toàn thân đau nhức, đau bụng, cảm giác trống ngực. Không yên tâm với
biểu hiện này, chị đến Trung tâm Chống độc thì các bác sĩ ở đây xác định: bị
ngộ độc chì với nồng độ gần 60mcg/dL. Cùng với bệnh nhân nói trên còn có 2
bệnh nhân nữa cũng được Trung tâm Chống độc điều trị vì ngộ độc chì khi nồng
độ trong cơ thể gấp rất nhiều lần chỉ số cho phép. Nguyên nhân cũng lại do
uống thuốc bắc.
Gần đây nhất phải kể
đến 3 trường hợp bị ngộ độc thuốc bắc nặng đến nỗi, trong ngành y, phải gióng
lên hồi chuông cảnh báo lần nữa về việc sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược.
Điển hình nhất phải kể đến bà Huỳnh Thị Tiếng, 75 tuổi ở Lâm Đồng, mới uống
hết thang thứ nhất trong số 5 thang thuốc mua của nhà thuốc Vượng Phát do một
lương y từ Hà Nội vào mở, bà đã bị ngộ độc cứng lưỡi, co giật chân tay, hôn
mê, rối loạn tim mạch phải cấp cứu tại bệnh viện, may mà kịp thời cấp cứu, bà
đã qua cơn nguy kịch.
Thuốc bắc độc tràn lan
Thực ra, những trường
hợp bị ngộ độc này không phải do vị thuốc mà do những hóa chất bảo quản
thuốc, “làm đẹp” thuốc gây ngộ độc như thuốc chống mối mọt, ẩm mốc, thuốc bảo
vệ thực vật, thảo dược giả gây ra. Có một điều đáng lo ngại là 90% dược liệu
thuốc bắc trong nước được Viện Dược liệu thống kê đều nhập từ Trung Quốc. Mà
theo Tổ chức Hòa bình xanh (Green Peace), qua thử xét nghiệm 65 loại dược
liệu phổ biến của Trung Quốc thì có đến 50 loại dương tính với dư lượng thuốc
trừ sâu.
Còn công bố mới đây
của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương về chất lượng thuốc đông y trong các cơ
sở khám chữa bệnh chỉ riêng của Nhà nước có tới 60% không đạt chất lượng.
Trong đó 20% dược liệu còn bị trộn rác như cát, xi măng, tạp chất, dược liệu
giả… Kết quả giám định của Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an đối với nguyên
liệu thuốc bắc được nhập lậu thì trong số 49 mẫu có 15 mẫu có hàm lượng lưu
huỳnh, asen (thạch tín) vượt quá chỉ số cho phép nhiều lần.
Ai cũng biết viên An
cung ngưu hoàng hoàn, loại thuốc đặc trị tai biến mạch máu mão hiệu nghiệm có
trị giá hàng triệu đồng/viên có gốc gác Trung Quốc. Vậy mà loại thuốc quý này
cũng bị vì làm giả, trộn tạp chất… mà có độc tố cao đến mức Viện Khoa học -
hình sự cảnh báo: chỉ cần sử dụng 3 viên là có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Hóa ra, có nhiều người hiện nay, nhất là những bệnh nhân cao huyết áp, tiềm
ẩn nguy cơ tai biến mạch máu não cao đang rút “nặng” hầu bao để mua loại
thuốc điều trị này, thậm chí dự trữ là “rước họa” vào thân!
Trách nhiệm thuộc về ai?
Theo Cục Điều tra
chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, nguồn thảo dược, thuốc đông y có tại Việt
Nam chủ yếu nhập qua các cửa khẩu tại miền Bắc là Lạng Sơn và Móng Cái. Tuy
nhiên, cũng theo Cục Điều tra chống buôn lậu, trong đó phần lớn có chứa chất
cấm, chất độc hại, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép gây
nguy hại đến tính mạng người sử dụng. Chẳng hạn như Công ty CP Xuất nhập khẩu
Y tế bên cạnh khai man nhập khẩu, 60 tấn nguyên liệu thuốc đông y của họ có
nhiều mẫu hàng chứa độc tố cao.
Vậy trước tình trạng
thuốc bắc “độc” tràn lan, trách nhiệm thuộc về ai?
Theo ông Nguyễn Văn
Thủy, Đội trưởng Đội Kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Cục Điều tra
chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan khẳng định, thuốc bắc không bảo đảm chất
lượng đầy rẫy ngoài thị trường hiện nay trách nhiệm đầu tiên không thuộc về
ai khác chính là cơ quan quản lý. Bởi những cơ sở nền tảng để quản lý như các
văn bản pháp quy, các tiêu chí cụ thể đều không có.
Ông Thủy nhấn mạnh:
“Không có một quy định cụ thể nào về hàm lượng độc tố cho phép, hóa chất bảo
quản… Hầu hết việc xử lý đều chung chung cho nên không đủ sức để răn đe và
phòng ngừa. Việc này Bộ Y tế phải bắt tay vào cuộc, phải nghiên cứu, ban hành
các tiêu chuẩn, điều kiện nhập khẩu cho ngành hàng đông y dược để tạo điều kiện
cho cơ quan Hải quan thực hiện chức năng kiểm soát nhập khẩu”. Lại Bộ Y tế!
Mặc dù, y tế là lĩnh vực liên quan mật thiết đến đời sống dân sinh, thậm chí
là tính mạng con người, nhưng công tác, điều hành, quản lý của Bộ Y tế nói
chung có rất nhiều “vấn đề”, gây bức xúc, nhức nhối cho dư luận suốt thời
gian qua.
Thuốc đông y, nhận
định như PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan: “Không chỉ điều trị bệnh mà thuốc đông
y còn là một nét văn hóa của người phương Đông đồng thời là một lĩnh vực cũng
cần được quản lý như tân dược, nhưng Bộ Y tế buông lơi thả lỏng, để cho thuốc
bẩn, thuốc độc tràn lan trên thị trường, gây nguy hiểm cho sức khỏe con
người”.
Nếu Bộ Y tế không
thay đổi phương cách quản lý hiện nay thì không còn cách nghĩ nào khác ngoài:
Bộ Y tế dung túng cho hành động kinh doanh, tuồn dược liệu bẩn, độc vào Việt
(Theo Năng lượng mới) Nguyễn Bách
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét