08:32
“Quỹ bình ổn giá điện”:
Bộ
Công Thương đang tìm sự ổn định lợi nhuận cho ngành điện
(Thị trường)
- Dự thảo thông tư tính toán mức giá bán lẻ điện bình quân do Bộ Công Thương
lấy ý kiến góp ý có nội dung, giá điện bình quân hàng năm sẽ bao gồm chi phí
sản xuất, kinh doanh điện và cả thành phần giá được tính từ chi phí sản xuất
kinh doanh điện chưa tính hết vào giá bán điện hiện hành.
EVN có quỹ bình ổn như xăng dầu
Cụ thể, theo dự thảo thông tư này, giá
bán điện bình quân năm được xác định theo công thức: Giá bình quân = Giá cơ
sở + Giá chưa tính hết ± Giá bình ổn.
Trong đó, giá cơ sở là giá bán điện
bình quân cơ sở được xây dựng hàng năm trên cơ sở chi phí sản xuất, kinh
doanh điện và lợi nhuận hợp lý của bốn khâu: phát điện, truyền tải điện, phân
phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.
Giá chưa tính hết là thành phần giá
được tính từ chi phí sản xuất kinh doanh điện chưa tính hết vào giá bán điện
hiện hành.
Giá bình ổn là thành phần giá bán điện
được trích từ giá bán điện đưa vào Quỹ bình ổn giá điện hoặc được trích từ
Quỹ để bình ổn giá bán điện theo hướng dẫn của Liên Bộ Tài chính - Công
Thương. Tất cả các giá có đơn vị tính là đồng/kWh.
Đề xuất thành lập quỹ bình ổn giá điện
được đưa ra trong khi nhiều chuyên gia đã lên tiếng về sự bất hợp lý của quỹ
bình ổn xăng dầu.
Theo TS Lê Đăng Doanh, thực chất của
quỹ bình ổn vận hành lâu nay là khoản tiền người sử dụng “ứng trước” cho
doanh nghiệp (DN) và “nhờ” DN cân đối khi có biến động.
“Quỹ do dân góp nhưng dân không biết
được sử dụng thế nào, không biết giám sát ra sao. Thực tế, nhiều thời điểm đã
có hiện tượng DN lỗ ít mà xả quỹ cao. Như thế là không công khai, minh bạch”
- TS Lê Đăng Doanh đặt vấn đề.
Còn chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long thì
cho rằng quỹ đã bị sử dụng chưa đúng mục đích. Trong khi chưa sử dụng đến phần
tiền nhàn rỗi đã trích lập thì DN có thể sử dụng quỹ vào việc khác, sau này
vẫn sẽ hoàn lại khi có yêu cầu xả quỹ để bình ổn giá xăng dầu.
Theo các chuyên gia, trong một số thời
điểm, tiền lời của doanh nghiệp còn đến từ việc xả quỹ bình ổn giá. Cuối tháng
3/2013, Bộ Tài chính duy trì phương án cho doanh nghiệp đầu mối được sử dụng
2.000 đồng/lít xăng dầu từ quỹ bình ổn giá để bù đắp phần lỗ do giá thế giới
tăng cao nhưng giá trong nước được giữ nguyên nhằm mục tiêu ổn định kinh tế
vĩ mô, mặc dù giá thế giới đã giảm lại. Vì thế, doanh nghiệp có lời cả ngàn
đồng mỗi lít xăng dầu nhờ quỹ bình ổn.
"Giá điện không còn rẻ nữa"
Thời gian qua, Phó Thủ tướng Hoàng
Trung Hải đã nhiều lần nhắc nhở EVN liên quan đến giá điện và hoạt động của
Tập đoàn Điện lực.
Cụ thể, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
cũng đã chỉ ra nhiều mặt hạn chế của EVN và không hài lòng với con số tỷ suất
lợi nhuận của Tập đoàn này.
Đó là việc EVN đặt chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu khoảng 1% đã khiến Phó Thủ tướng không hài lòng.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá: "1% là gì? 1% là không làm được
gì cả. Chuẩn mực của thế giới là 7-12%, 7% đã là hết sức khó khăn trong
chuyện giao tiếp với ngân hàng rồi".
Với mức lãi do sản xuất kinh doanh điện
mang lại là hơn 4.000 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận của EVN mới chỉ đạt 2,5%.
Cho rằng, mức tỷ suất lợi nhuận này chưa làm EVN phát triển tốt, Phó Thủ
tướng yêu cầu EVN phải cân bằng lại nguồn vốn.
Ngoài ra Phó Thủ tướng cũng chê
"giá điện không còn rẻ nữa" so với thu nhập của người dân mặc dù
thừa nhận giá bán điện thấp hơn giá thành.
Vừa qua, Phó Thủ tướng cũng chê EVN sản
xuất điện không bằng Vinacomin trong buổi làm việc với Tập đoàn Than-Khoáng
sản (Vinacomin).
"Hiện các dự án điện của Vinacomin
chưa có dự án nào gặp sự cố lớn. Đây là việc rất đáng khen ngợi trong khi đó
EVN là chuyên ngành sản xuất điện nhưng còn rất nhiều vướng mắc hay như PVN
cũng có một số dự án đã làm tốt nhưng một số dự án vẫn còn hạn chế", Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói.
Mới đây, trong buổi làm việc với nhóm
chuyên gia tư vấn được thực hiện vào chiều 22/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
cũng điểm mặt EVN.
Thủ tướng yêu cầu điện và xăng, dầu
phải nêu rõ phải công khai các yếu tố hình thành giá, không đơn giản là đưa
thông tin lên trang web của doanh nghiệp mà còn phải đưa lên các bản tin thời
sự có nhiều người xem nhất. “Công khai cụ thể như bao nhiêu yếu tố hình thành
ra mức giá này, lợi nhuận là bao nhiêu”.
Thủ tướng nêu rõ quan điểm điều hành
trước hết sẽ phải theo quy luật thị trường, giá phải thị trường, rồi cạnh
tranh. Xăng dầu đã không bù lỗ, than đã theo thị trường, “chỉ còn giá điện”.
Trước đó, vào ngày 11/11/2-13, Thủ
tướng đã phê duyệt khung giá bán lẻ điện bình quân năm 2013-2015. Theo đó,
đến năm 2015 mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu được quy định ở mức
1.437 đồng/kWh và mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 1.835 đồng/kWh. Mức
tăng trong vòng 2 năm tới khoảng 22%.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần
điều chỉnh tăng từ 7% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và
trong khung giá quy định, EVN được điều chỉnh giá bán điện bình quân ở mức
tương ứng sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương.
(Theo Đất Việt) Hà Oanh
Tựa đề của Kinh
Bắc
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét