08:43
GS Đặng Hùng Võ:
Tôi thấy gai gai khi đọc
quy định cưỡng chế thu hồi đất
GS Đặng Hùng Võ
Trong bài thuyết trình tại hội thảo ngày 3.1 về Luật Đất đai sửa
đổi, Giáo sư (GS) Đặng Hùng Võ nhận định Luật đã có tiến bộ về quy định thu
hồi đất khi loại “các đại gia” vốn đầu tư lớn như doanh nghiệp FDI khỏi danh
sách. Tuy nhiên, ông quan ngại mức độ khiếu kiện của dân liên quan đến việc
thu hồi đất không giảm và gắn liền với câu chuyện tham nhũng trong quản lý đất. GS
Hùng Võ thúc giục “cần làm mềm quy chế thu hồi đất” và thực hiện quá trình
đồng thuận với người dân về giá đất.
Không nên dùng
sức mạnh cưỡng chế trong quan hệ dân sự
Theo GS Đặng
Hùng Võ, quy định của Luật Đất đai mới cho thấy Nhà nước chỉ thu hồi theo
tính chất dự án, chứ không theo phân loại đầu tư - tức là không thu hồi cho
các “đại gia”. Đổi mới như vậy tạo bình đẳng trong tiếp cận đất đai giữa
doanh nghiệp nhỏ và lớn; bảo đảm sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và
ngoài nước.
Theo Giáo sư,
“sự mềm hóa” quy chế thu hồi đất chỉ có thể được thực hiện khi cơ quan chịu
trách nhiệm thu hồi phải công khai, minh bạch hóa thông tin. Ông đánh giá,
nếu lấy đồng thuận cộng đồng làm cơ chế thu hồi đất, thì không còn cảnh phải
cưỡng chế.
Giáo sư Đặng
Hùng Võ bày tỏ: “Chúng ta cần tránh lạm dụng quy định Nhà nước dùng sức mạnh
để cưỡng chế như Luật thể hiện. Tôi thấy gai gai người khi đọc quy định này.
Nhà nước có thể
cưỡng chế nếu việc sử dụng đất vi phạm an ninh quốc gia. Nhưng trong mối quan
hệ đất đai dân sự thì không nên”.
Liên quan đến
câu chuyện bồi thường hỗ trợ tái định cư, Luật quy định sẽ tính ngang giá đất
thị trường và hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất ổn định cuộc sống trong
trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm.
Giáo sư Hùng Võ
cho rằng điều này chưa đủ, vì người dân bị thu hồi đất còn phải đối mặt với
việc mất sinh kế, mất nghề nghiệp và điều kiện sống thay đổi.
Theo ông, các
nước trên thế giới đều buộc các nhà đầu tư phải đền bù thu nhập cho người dân
như trước khi bị thu hồi đất, cho đến khi tìm được việc làm. Ông cho rằng,
việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị thu hồi đất phải là việc của các
nhà đầu tư, chứ không phải của nhà nước.
Băn khoăn “thân
phận” hội đồng thẩm định giá đất
Thị trường bất
động sản tại VN đang “oái oăm” khi: Bất động sản giá thấp thì thiếu cung,
thừa cầu, trong lúc khu vực giá cao lại tồn đọng rất lớn, tức “đầu cơ là
chính”.
Ông cho rằng,
nếu Luật Đất đai mới có thể chuyển đổi dần việc quy hoạch đất theo phân vùng
sẽ giúp tác động vào nguồn cung.
Giáo sư Hùng Võ
thúc giục cần phải thay đổi cơ bản về thể chế sử dụng đất. Ông bày tỏ sự băn
khoăn về “thân phận” của hội đồng thẩm định giá đất độc lập đối với UBND
tỉnh, như được quy định trong luật.
Ông nêu ví dụ
Đài Loan cũng dùng cơ chế hội đồng định giá đất, song quy định số thành viên
thuộc chính quyền không vượt quá 50%, còn lại phải là các chuyên gia cao cấp
độc lập.
“Điều này hoàn
toàn khác với ở VN, khi ta vẫn trao cho Chủ tịch UBND tỉnh quyền quyết định
giá đất bồi thường. Nếu hiểu thẳng thắn, hội đồng thẩm định này chỉ có vai
trò tư vấn mà thôi”.
Ông hài hước:
Việc quyết định giá đất rất quan trọng bởi chúng ta đều biết nếu bớt cho nhà
đầu tư chỉ cần 2 giá so với giá thị trường. Họ có thể tổ chức chiêu đãi hàng
tuần cũng không hết tiền.
Theo Giáo sư
Hùng Võ, VN có một điều ai cũng thấy là luật cứ quy định, nhưng không ai thực
hiện thì cũng chẳng sao cả. Ví dụ, Luật Đất đai quy định bảng giá đất của
UBND tỉnh đưa ra phải phù hợp với giá thị trường. Nhưng có thể khẳng định,
mọi nơi đều vi phạm quy định này.
“Vì bảng giá
đất mà các chủ tịch tỉnh ký đều không phù hợp thị trường nhưng chẳng ai bị
làm sao, hoặc vẫn được cất nhắc lên cao” - ông phân tích.
“Dự án treo” bị
thu hồi đất không bồi thường: Dễ bị lợi dụng
Giáo sư Hùng Võ
nêu một điểm mới trong Luật Đất đai về cách xử lý “dự án treo”: Nếu chậm tiến
độ hay không sử dụng đất đúng mục đích như quy định sẽ bị thu hồi không bồi
thường.
Ông cho rằng cơ
chế thu hồi không trả lại tiền đầu tư rất dễ bị lợi dụng và khi đó thì “nhà
đầu tư sẽ sạt nghiệp”.
Ông nêu câu
chuyện khiếu kiện của nhà đầu tư về Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng gây trở
ngại cho một số doanh nghiệp mà họ không thích để buộc các doanh nghiệp này
lâm vào trường hợp phải thu hồi đất.
(Theo
Lao động) Phương Thúy
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét