08:30
TP HCM đi Vũng Tàu: Nhanh gấp đôi
Trước đây, từ TP HCM đi Vũng Tàu mất hơn 2 giờ 30
phút, nay theo đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây chỉ còn khoảng 1
giờ 20 phút; đi ngã ba Dầu Giây có thể mất đến 2 giờ 30 phút, nay chỉ còn
khoảng 80 phút l Thu phí ngay sau khi thông xe
Sáng nay,
2-1-2014, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ tiến
hành thông xe kỹ thuật 20 km đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây
(đoạn từ Vành đai 2 đến Quốc lộ 51, tỉnh Đồng Nai). Tuyến đường này là một
phần của đường cao tốc Bắc - Nam, nối với Quốc lộ 51, sân bay quốc tế Long
Thành và Quốc lộ 1.
Góp phần giảm
ùn tắc, tai nạn giao thông
Tuy chỉ mới đưa
vào khai thác một phần nhưng đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây hứa
hẹn sẽ góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, giảm thời gian và chi phí
vận chuyển, qua đó đẩy mạnh giao thương giữa TP HCM và các tỉnh lân cận.
Một đoạn đường cao tốc TP HCM -
Long Thành - Dầu Giây
Theo VEC, toàn
tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km, chia thành 2 dự án
thành phần: Dự án thành phần 1 (An Phú - Vành đai 2) có quy mô giai đoạn 1
gồm 4 làn xe, chiều rộng nền đường 26,5 m, trong đó có 2 làn dừng khẩn cấp.
Dự án thành phần 2 (Vành đai 2 - Long Thành - Dầu Giây) có vận tốc thiết kế
120 km/giờ (riêng cầu Long Thành 100 km/giờ), chiều rộng nền đường 27,5 m gồm
4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp.
Trong 20 km
đường được thông xe kỹ thuật sáng 2-1, có 11,5 km cầu và cầu cạn. Trong đó,
cầu Long Thành (2,35 km) là cầu dài và lớn nhất toàn tuyến. Tổng mức đầu tư
giai đoạn 1 của dự án là 20.630 tỉ đồng.
Đại diện VEC
cho biết trước đây phải mất hơn 2 giờ 30 phút để đi từ
TP HCM đến Vũng
Tàu (dài khoảng 120 km), nay đi theo đường cao tốc chỉ mất khoảng 1 giờ 20
phút do khoảng cách rút ngắn xuống còn 95 km. Trước đây, đi ngã ba Dầu Giây,
do thường xuyên kẹt xe nên có thể mất đến 2 giờ 30 phút cho đoạn đường chỉ
dài 70 km. Còn nay, khi đi đường cao tốc, chỉ mất khoảng 1 giờ 20 phút, quãng
đường cũng ngắn hơn (còn khoảng 50 km).
Ngay sau khi
đưa vào khai thác đoạn đường cao tốc này, VEC sẽ tiến hành thu phí giao
thông. Cụ thể, xe dưới 12 chỗ ngồi, xe tải có trọng tải dưới 2 tấn và xe
buýt: 40.000 đồng; xe 12-30 ghế ngồi, xe tải có trọng tải từ 2 tấn đến dưới 4
tấn: 60.000 đồng; xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có trọng tải từ 4 tấn đến
dưới 10 tấn: 80.000 đồng/lượt.
Theo thông báo
của VEC, tốc độ tối đa khi chạy trên đường cao tốc này là 100 km/giờ, tốc độ
tối thiểu 60 km/giờ. Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các xe là 80 m khi
tốc độ lưu hành 80 km/giờ, 100 m với tốc độ lưu hành 80-100 km/giờ. Khi hư
hỏng phương tiện hay tai nạn giao thông, người đi đường có thể gọi số (08)
6252 9191 để thông báo cho đơn vị quản lý và khai thác đường cao tốc đến hỗ
trợ.
Nhiều hướng tới
đường cao tốc
Hướng đi vào
đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây tương đối phức tạp. Vì vậy,
người điều khiển phương tiện có thể chọn các hướng sau:
Đường Nguyễn
Văn Linh -> ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Lương Bằng -> rẽ phải lên cầu
cạn Phú Mỹ -> Vành đai 2 -> vòng xoay Vành đai 2 - Nguyễn Duy Trinh ->
chạy thẳng vào đường dẫn lên đường cao tốc.
ĐBSCL -> Quốc
lộ 1 -> ngã ba Quốc lộ 1 - Nguyễn Văn Linh -> rẽ phải vào Nguyễn Văn
Linh -> cầu Phú Mỹ -> tiếp tục theo lộ trình nêu trên.
Hầm Thủ Thiêm ->
Mai Chí Thọ -> rẽ phải vào Nguyễn Thị Định -> cầu Giồng Ông Tố -> rẽ
trái vào Nguyễn Duy Trinh; cầu Sài Gòn -> xa lộ Hà Nội -> rẽ phải vào
Mai Chí Thọ -> ngã tư Mai Chí Thọ - Lương Định Của -> rẽ trái vào
Nguyễn Thị Định -> cầu Giồng Ông Tố -> rẽ trái vào Nguyễn Duy Trinh.
Với 2 lộ trình này, khi vào đường Nguyễn Duy Trinh thì chạy thẳng qua cầu Xây
Dựng, đến ngã tư Vành đai 2 - Nguyễn Duy Trinh thì rẽ trái vào đường dẫn lên
đường cao tốc.
Tây Ninh -> Quốc
lộ 22 -> ngã tư An Sương -> rẽ trái đến ngã tư Bình Phước; Bình Dương ->
đại lộ Bình Dương (Quốc lộ 13) -> ngã tư Bình Phước. Cả 2 lộ trình này
tiếp tục di chuyển theo Quốc lộ 13 -> ngã tư Hàng Xanh -> rẽ trái vào
Điện Biên Phủ -> cầu Sài Gòn -> xa lộ Hà Nội -> rẽ phải vào Mai Chí
Thọ. Hướng di chuyển tiếp theo như trên.
Hầm Thủ Thiêm ->
Mai Chí Thọ -> rẽ phải vào Đồng Văn Cống -> cầu Mỹ Thủy -> vòng xoay
Đồng Văn Cống - Vành đai 2 -> rẽ trái vào Vành đai 2 -> vòng xoay Vành
đai 2 - Nguyễn Duy Trinh -> chạy thẳng đến đường dẫn vào đường cao tốc.
Ngã tư Bình
Thái (xa lộ Hà Nội - Đỗ Xuân Hợp) -> Đỗ Xuân Hợp -> ngã ba Đỗ Xuân Hợp
- Nguyễn Duy Trinh - > rẽ trái đến ngã tư Vành đai 2 - Nguyễn Duy Trinh ->
rẽ trái đến đường dẫn vào đường cao tốc.
Cấm nhiều
loại xe
Các đối
tượng sau đây không được vào đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây: Xe
máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/giờ; xe lam, xe công nông,
máy kéo; mô tô 2-3 bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương
tự; xe máy thi công tự hành, xe bánh xích (trừ các loại làm nhiệm vụ bảo
dưỡng, kiểm tra, sửa chữa đường cao tốc); xe chở chất độc hại, dễ cháy, vật
liệu nổ (trừ xe được cấp phép); xe rơ-moóc, xe sơ-mi rơ-moóc; xe có tải trọng
trên 10 tấn, xe kéo rơ-moóc chuyên dùng, xe container 20-40 feet.
Người đi bộ,
xe thô sơ, súc vật cũng không được vào đường cao tốc này.
(Theo Người Lao
động) ÁNH NGUYỆT
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét