12:00
Cuốn sách "Bên thắng cuộc" của Huy
Đức:
Cái nhìn lịch sử của bên thất bại
(PL)-
Chưa bàn đến những chi tiết cụ thể của cuốn sách này, góc tiếp cận của tác
giả đã khó vươn tới điều mình muốn: Hiểu đúng về bản chất của cuộc chiến
tranh.
Bên thắng cuộc là cuốn sách gồm hai tập của Huy Đức.
Phần I với tựa đề Giải phóng đã phát hành trên mạng Internet từ
trung tuần tháng 12-2012. Nội dung xoay quanh những diễn biến tại Việt
Ngày thống nhất
30-4-1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt
Ngay những dòng
đầu tiên của chương đầu tiên, tác giả đã gói cuộc chiến chống ngoại xâm vỏn
vẹn vào 20 năm. Song cuộc kháng chiến ấy thật sự bắt đầu từ hơn một thế kỷ
trước đó, khi người lính đầu tiên của quân xâm lược Pháp đặt chân lên đất
nước Việt
Sự thật không
thể phủ nhận là người Pháp đã khởi đầu chiến tranh, người Mỹ thay vai chuyển
nó sang một giai đoạn khác và cả dân tộc này đã đổ máu xương để kết thúc nó.
Không phải chỉ có 20 năm và càng không thể là cuộc chiến“da thịt tàn nhau, vạ trong tường
vách” như Huy
Đức đã viết.
Lịch sử diễn ra
liên tục nhưng trong Bên thắng cuộc, nó
bị cắt khúc ra, nhìn nhận như là cuộc chiến ý thức hệ, cuộc nội chiến Nam-Bắc
của nội bộ người Việt từ năm 1954 đến ngày 30-4-1975. Cách lập luận này,
người Mỹ đã nói từ mấy chục năm trước đó khi muốn có cớ can thiệp vào đất
nước ta. Dù vậy, người Mỹ không thể phủ nhận sự thật là người Việt đang chiến
đấu vì Tổ quốc mình.
Bìa cuốn sách Bên thắng cuộc do
Huy Đức xuất bản với tư cách cá nhân và phát hành trên mạng Internet tháng
12-2012.
Cuộc chiến
giành độc lập của người Việt Nam thực sự đã nổ ra từ trước khi Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời vào năm 1930 với rất nhiều cuộc khởi nghĩa và những phong
trào đấu tranh, dù bị đàn áp, thất bại nhưng chưa bao giờ quy phục. Những
người cộng sản chỉ nối tiếp sứ mệnh mà lịch sử giao phó. Vì thế, nó là cuộc
chiến không của một chính thể mà của cả dân tộc. Càng không là cuộc chiến của
miền Bắc XHCN với nửa nước còn lại. Vì thế, 30-4-1975 là ngày đất nước thống
nhất sau hơn một thế kỷ bị xâm lược, đô hộ và chia cắt, không phải “Ngày mà những người anh em miền
Một nhân vật
trong cuốn Bên thắng cuộc sau khi đọc sách đã nói rằng nếu
không vì lòng yêu nước và tinh thần dân tộc mà chỉ là cuộc chiến Bắc-Nam thì
sẽ không có những người ở Lạng Sơn, Thái Bình xung phong lên đường ra trận và
chết ở Cà Mau. Và đâu phải chỉ có bộ đội miền Bắc vào Nam đánh Mỹ, chính nhân
dân cả miền Nam đã làm nên Nam Bộ kháng chiến thời kháng Pháp rồi cùng nổi
dậy Đồng khởi từ khi chính quyền Ngô Đình Diệm phá hủy hiệp định đình chiến
và truy sát những người kháng chiến. Người Việt ở cả hai miền đã cùng cầm
súng chống ngoại xâm.
Viết về chiến
tranh không thể không nói đến mục đích, ý nghĩa, đối tượng, quy mô, thời gian
và các bên tham chiến. Khi mục đích chống xâm lược giành độc lập và thống
nhất nước nhà bị bỏ qua, sẽ không thể lý giải thỏa đáng nguyên nhân và ý
nghĩa của chiến thắng, còn bóp méo sự thật lịch sử dù với bất cứ lý do gì thì
đều là tệ hại.
Ngày cuối chiến tranh và “tù cải tạo”
Huy Đức viết: “Cuốn
sách này bắt đầu từ những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà
tôi, một cậu bé 13, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa
phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”.
Tác giả đòi hỏi
“hiểu trung thực về quá khứ” nhưng lại nói về “bên thắng cuộc”
bằng cách ghi nhận chỉ một phần những gì diễn ra với một số ít người ở phía
bên kia. Nhiều trang sách đề cập những tướng lĩnh quân đội Sài Gòn tự sát
trong ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, mà tác giả gọi là “tuẫn tiết”. Sự
tuyệt vọng dẫn đến cái chết ấy ở đây xin không bình luận. Nhưng tác giả từng
là lính, không thể không biết những đồng đội thế hệ trước mình đã làm gì
trong những ngày ấy. Hình ảnh ngày cuối chiến tranh không đơn giản chỉ là
những chiến xa bánh xích hiền lành với những anh bộ đội miền Bắc lạ lẫm ở
Dinh Độc lập sáng 30-4-1975.
Hơn 10 năm
trước, một đoàn làm phim của hãng BBC qua Việt
Bên thắng cuộc hướng suy nghĩ của người đọc rằng chế
độ mới thiếu nhân văn khi nói về điều kiện sống của những sĩ quan chế độ Sài
Gòn bị đưa đi học tập. Thật ra cái khó khăn mà những sĩ quan cao cấp đó gánh
chịu chỉ bằng một phần rất nhỏ những gì mà quân và dân Việt
Cần phải đặt
trong sự tương quan khi nhận định về sự nhân văn nhưng tác giả cuốn Bên
thắng cuộc đã
không làm hoặc không muốn làm điều đó.
Để có bản tin
giải phóng trên loa phóng thanh mà cậu bé 13 tuổi nghe khi đang vật nhau với
bạn ven đồi, phải trả giá bằng trăm ngàn mất mát, đau thương chứ không đơn
giản chỉ là việc húc đổ cổng Dinh Độc lập và cắm cờ trên nóc.
Nếu lịch sử
được mô tả chỉ từ một hướng với sự sắp đặt thiên kiến thì nó không còn là
lịch sử nữa.
Trên đây chỉ là
một số nhận xét về cuốn sách. Người viết không có ý định đi sâu vào tính
chính xác của từng sự việc, từng chi tiết bởi nó không mới và không hẳn cần
thiết. Tuy nhiên, đã có phản hồi bất bình của những nhân vật trong sách, từ
cả hai phía, về tính chính xác của các sự kiện và cách trích dẫn cắt cúp,
tách bối cảnh ra khỏi sự kiện để gián tiếp giải thích nguyên nhân theo chủ
kiến của tác giả.
Công bằng mà
nói, lao động và khả năng của Huy Đức đối với việc sưu tập tư liệu cho cuốn
sách là điều cần được nhìn nhận. Với ưu thế là phóng viên của nhiều tờ báo
lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Thời Báo Kinh
Tế Sài Gòn, Sài Gòn Tiếp Thị, anh có cơ hội tiếp cận với
nhiều thông tin. Rất tiếc những thông tin ấy được cố ý sắp đặt để phục vụ chủ
kiến của tác giả, vì vậy nó hoàn toàn không chân thật.
NGUYỄN ĐỨC HIỂN -TP.HCM ngày 31-12-2012,
(Theo PL TPHCM, tựa đề do Thương Giang đặt)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét