14:03
Tiền Giang:
Trung tá công an không “nuốt trôi” 1 tỉ đồng
Nhận
của một người dân tiền tỉ nhưng không góp vốn đầu tư dự án như đã hứa, sau đó
cũng không trả lại.
Ông LTT, ngụ TP
Mỹ Tho, Tiền Giang có đơn gửi Bộ Công an, Cục Cảnh sát hình sự phía Nam -
C45B cùng một số cơ quan chức năng, tố cáo trung tá Phạm Công Thành, đội
trưởng Đội 4, C45B, đã lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt của ông 1 tỉ đồng.
Bị nhiều người
tố cáo
Ông T. cho
biết: Thông qua một người bạn, ông tiếp xúc với trung tá Thành vài lần tại
quán cà phê. Thành cho biết đang có dự án khai thác cát ở tỉnh Quảng Bình, đề
nghị ông T. góp vốn 1 tỉ đồng, sẽ được hưởng 20% lợi nhuận.
Cuối năm 2008,
ông T. cầm 1 tỉ đồng đưa trực tiếp cho Thành, có người bạn của hai người ký
tên làm chứng, ông Thành cũng viết biên nhận rõ ràng. Sau một thời gian dài,
ông T. không thấy được chia tiền lời nên gọi điện thắc mắc. Tuy nhiên, ông
Thành cố tình lảng tránh hoặc đáp trả thô tục qua điện thoại (ông T. đã ghi
âm lại).
Ngoài ra, ông
Thành còn bị ba giám đốc công ty tư nhân khác có trụ sở ở TP Biên Hòa (tỉnh
Đồng Nai), TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) và quận Bình Thạnh (TP.HCM) cùng một
cá nhân ở TP.HCM tố cáo. Nội dung: Ông Thành câu kết với Vũ Đình Hồng và
Nguyễn Bá Sơn (là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Saphia
Quốc tế) lừa đảo, chiếm đoạt của họ trên 20 tỉ đồng thông qua việc góp vốn
vào dự án khai thác cát ở hai tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Bình.
Biên nhận viết tay của trung tá Thành nhận của ông LTT 1 tỉ
đồng. Ảnh: T.PHÚC
Nhận hoa hồng
tiền tỉ
Sau khi tiếp
nhận các đơn thư tố cáo, ngày 28-9-2012, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát
phòng, chống tội phạm giao Thanh tra Tổng cục xác minh. Đến ngày 8-1-2013, cơ
quan này có kết luận thanh tra nêu rõ: Việc góp vốn của các cá nhân vào những
dự án khai thác cát vừa nêu là giao dịch kinh tế, không trái quy định pháp
luật. Nếu không giải quyết được tranh chấp, các bên có quyền khởi kiện ra tòa
dân sự.
Riêng trung tá
Phạm Công Thành có sai phạm: Việc môi giới nhận hoa hồng đã trái với điều 12
những điều đảng viên không được làm, vi phạm quy định của ngành công an. Cụ
thể, sau khi môi giới giúp Vũ Đình Hồng nhận từ các cá nhân góp vốn trên 20
tỉ đồng và 110.000 USD (trong đó Thành nhận giùm Vũ Đình Hồng 2,35 tỉ đồng và
100.000 USD), Thành còn nhận của hai cá nhân góp vốn 1 tỉ đồng gọi là công giới
thiệu.
Kết luận thanh
tra còn xác định: Không có hợp đồng nào chứng tỏ Thành đã góp vốn vào dự án
khai thác cát ở tỉnh Quảng Bình. Do vậy, Thành buộc phải hoàn trả cho ông T.
số tiền 1 tỉ đồng.
Dẫn giải tội
phạm rồi bắt tay làm ăn
Tổng cục Cảnh
sát phòng, chống tội phạm cho biết: Năm 2008, PC46 Công an TP.HCM thụ lý vụ
án làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức, trong đó Vũ Đình Hồng là đối
tượng chính. Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Công an TP.HCM, Bộ Công an giao Phòng
4/C45B phụ trách và ông Thành được phân công nghiên cứu hồ sơ. Ông Thành có
trách nhiệm phối hợp áp giải Hồng ra Hà Nội để nhận dạng tội phạm.
Sau khi Phòng
9/C45 rút hồ sơ tiếp tục điều tra vụ án, Thành không còn có tên trong danh
sách điều tra viên. Ngày 27-2-2009, C45 ra quyết định khởi tố vụ án hình sự
và khởi tố bị can đối với Vũ Đình Hồng về hành vi làm giả con dấu của Văn
phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ. Tuy nhiên, ngày 15-9-2009, VKSND Tối
cao lại ra quyết định đình chỉ vụ án với lý do hành vi phạm tội của Hồng ít
nghiêm trọng, hậu quả có mức độ.
Kết luận thanh
tra cũng xác định giai đoạn 2008-2009, trong thời gian chờ thụ lý vụ án, ông
Thành đã bắt tay với Hồng môi giới làm ăn. Ban đầu Thành giới thiệu em gái
của mình và một người bạn góp vốn với Hồng vào dự án khai thác cát ở tỉnh
Quảng Ngãi. Tiếp đó, giới thiệu bốn cá nhân là giám đốc doanh nghiệp, nhà đầu
tư ở một số tỉnh, thành. Việc này dẫn đến hậu quả các công dân tố cáo vượt
cấp, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành công an.
Từ những sai
phạm trên, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm yêu cầu C45 tổ chức kiểm
điểm, có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với trung tá Thành.
TÂM PHÚC
(Theo Pháp luật TP HCM, tựa đề của Thương Giang)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét