Mua điện của doanh nghiệp giá thấp + Bán điện cho khách hàng giá cao = LỖ*
Tăng giá điện, chỉ còn chờ thời gian
Điều dư luận chờ đợi khi lần đầu tiên giá thành sản xuất, kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được Bộ Công thương công bố ngày 19/11 đã không ngoài dự đoán: một khoản lỗ khổng lồ. Và khoản lỗ này sẽ chuyển sang vai người tiêu dùng nếu không muốn EVN phá sản!
Theo kết quả kiểm tra, năm 2010, sản xuất kinh doanh điện của EVN lỗ 10.162 tỷ đồng. Con số dù đã ngất ngưởng nhưng chưa bao gồm các khoản lỗ tại các công ty cổ phần điện mà EVN góp vốn, đặc biệt chưa tính đến các khoản lỗ do đầu tư ngoài ngành. Ngoài khoản lỗ trên, chi phí còn treo lại chưa được tính hết vào giá thành năm 2010 gồm lỗ chênh lệch tỷ giá là 15.463 tỷ đồng và chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn là 356 tỷ đồng.
Công khai thu nhập của ngành điện, theo ông Thanh, năm 2009, lương của cán bộ, nhân viên toàn ngành điện là 7,3 triệu đồng/người/tháng. Mức lương này (không phải thu nhập) với tình hình lạm phát như hiện nay là thấp (?!). Ông này cho rằng rất đau lòng khi lương của cán bộ, nhân viên tập đoàn chỉ có ngần đó. |
Kiểu nào cũng lỗ!
Nguyên nhân lỗ nặng của EVN, theo lý giải của Bộ Công thương, do năm 2010 sản lượng thủy điện thiếu hụt 6.000 tỷ kWh nên các nhà máy của EVN phải chạy dầu. Ngoài ra, phải mua điện ngoài với giá gấp 3-4 lần giá bán điện bình quân, làm tăng chi phí so với chi phí được duyệt trong phương án giá điện năm 2010. Bên cạnh đó là do tiến độ các nhà máy điện quá chậm, biến động tỷ giá, giá nhiên liệu tăng…
Nguyên nhân lỗ nặng của EVN, theo lý giải của Bộ Công thương, do năm 2010 sản lượng thủy điện thiếu hụt 6.000 tỷ kWh nên các nhà máy của EVN phải chạy dầu. Ngoài ra, phải mua điện ngoài với giá gấp 3-4 lần giá bán điện bình quân, làm tăng chi phí so với chi phí được duyệt trong phương án giá điện năm 2010. Bên cạnh đó là do tiến độ các nhà máy điện quá chậm, biến động tỷ giá, giá nhiên liệu tăng…
Cùng với lãnh đạo Bộ Công thương, Tổng Giám đốc EVN Phạm Lê Thanh cũng lý giải việc thua lỗ của EVN. Theo trần tình của vị này, EVN chỉ có 30% vốn sở hữu còn 70% là vốn vay để hoạt động, lại vay bằng ngoại tệ và vay của các ngân hàng nước ngoài, nên lỗ do chênh lệch tỷ giá của EVN năm 2010 lên tới trên 15.000 tỷ đồng là dễ hiểu. Hiện EVN đang lỗ 300 đồng/kWh nếu tính đủ chi phí khi bán điện cho dân.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cũng thể hiện giá bán lẻ điện từ thời điểm tháng 3/2010 của EVN là 1.061 đồng/kWh, cao hơn đến 2,2% so với quy định cho phép tăng giá điện của Chính phủ (tăng 6,8% so với năm 2009, tương ứng 1.058 đồng/kWh). Tăng giá vượt quy định song vẫn kêu lỗ lớn, lý do khó thuyết phục của EVN lại được thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng giải thích, chỉ là do chênh lệch cách tính thời điểm khác nhau. Theo ông Vượng, nếu lấy mốc từ 1/3/2009 đến 1/3/2010 thì việc điều chỉnh giá điện chia ra bình quân vẫn là tăng 6,8%, nhưng lấy mốc từ 1/1/2009 đến 1/1/2010 thì giá điện đúng là tăng 9%! Và chốt lại, thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng vẫn khẳng định, giá nào thì năm 2010, EVN cũng lỗ 10.162 tỉ đồng, mà chung quy cũng là do giá bán điện đang quá thấp.
Thứ trưởng Vượng cũng thừa nhận, với giá đầu ra thấp như hiện nay, tất cả các nhà máy điện đều đang lỗ, chứ không phải chỉ có EVN. Song điều đáng nói, giá điện đến người tiêu dùng điều chỉnh tăng liên tục, nhưng giá EVN ký với các nhà máy điện khác lại không tăng tương ứng. Và theo ông Vượng, để các nhà máy có lãi, Chính phủ đã ban hành quyết định cho phép điều chỉnh giá theo thông số đầu vào cơ bản. Lúc đó giá điện bán cho người tiêu dùng có điều chỉnh, giá mua điện của các nhà máy cũng được điều chỉnh tương ứng.
Giải quyết qua giá để EVN không phá sản
Không chỉ công khai lỗ, vấn đề xử lý lỗ của EVN cũng được Bộ Công thương trả lời thẳng thắn. Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, số lỗ hơn 10.000 tỷ đồng chỉ tính riêng năm 2010; chưa tính số lỗ sản xuất kinh doanh chung là 8.000 tỷ đồng và nợ tiền mua điện của các nơi bán điện như Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản và Tập đoàn Dầu khí hơn 11.0 00 tỷ đồng.
Về giải quyết khoản lỗ của EVN, ông Vượng cho biết, liên Bộ Tài chính - Công thương đã trình Chính phủ cho phép hạch toán lỗ vào giá điện, do EVN chỉ sản xuất kinh doanh điện, không làm gì khác nên "không hạch toán được vào đâu cả". Còn việc điều chỉnh giá điện thời gian tới thì đại diện Bộ Công thương cho biết là không thể nói trước được. Vì tăng giá điện phải phụ thuộc vào Chính phủ quyết định, người tiêu dùng sẽ biết khi điều chỉnh giá điện được thực hiện. Ông Vượng còn nhấn mạnh, năm 2011 dự kiến số lỗ của EVN sẽ không thấp hơn năm 2010. Nên để tập đoàn này không phá sản, phải giải quyết lỗ qua giá!.
“Hiện Bộ Công thương và EVN đang xây dựng biểu giá điện mới, nếu có tăng giá bán điện sẽ vẫn hỗ trợ người nghèo gián tiếp, hộ nghèo dùng dưới 130kWh/tháng vẫn được nhận phiếu hỗ trợ gián tiếp”, ông Vượng cho biết.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cũng thể hiện giá bán lẻ điện từ thời điểm tháng 3/2010 của EVN là 1.061 đồng/kWh, cao hơn đến 2,2% so với quy định cho phép tăng giá điện của Chính phủ (tăng 6,8% so với năm 2009, tương ứng 1.058 đồng/kWh). Tăng giá vượt quy định song vẫn kêu lỗ lớn, lý do khó thuyết phục của EVN lại được thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng giải thích, chỉ là do chênh lệch cách tính thời điểm khác nhau. Theo ông Vượng, nếu lấy mốc từ 1/3/2009 đến 1/3/2010 thì việc điều chỉnh giá điện chia ra bình quân vẫn là tăng 6,8%, nhưng lấy mốc từ 1/1/2009 đến 1/1/2010 thì giá điện đúng là tăng 9%! Và chốt lại, thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng vẫn khẳng định, giá nào thì năm 2010, EVN cũng lỗ 10.162 tỉ đồng, mà chung quy cũng là do giá bán điện đang quá thấp.
Thứ trưởng Vượng cũng thừa nhận, với giá đầu ra thấp như hiện nay, tất cả các nhà máy điện đều đang lỗ, chứ không phải chỉ có EVN. Song điều đáng nói, giá điện đến người tiêu dùng điều chỉnh tăng liên tục, nhưng giá EVN ký với các nhà máy điện khác lại không tăng tương ứng. Và theo ông Vượng, để các nhà máy có lãi, Chính phủ đã ban hành quyết định cho phép điều chỉnh giá theo thông số đầu vào cơ bản. Lúc đó giá điện bán cho người tiêu dùng có điều chỉnh, giá mua điện của các nhà máy cũng được điều chỉnh tương ứng.
Giải quyết qua giá để EVN không phá sản
Không chỉ công khai lỗ, vấn đề xử lý lỗ của EVN cũng được Bộ Công thương trả lời thẳng thắn. Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, số lỗ hơn 10.000 tỷ đồng chỉ tính riêng năm 2010; chưa tính số lỗ sản xuất kinh doanh chung là 8.000 tỷ đồng và nợ tiền mua điện của các nơi bán điện như Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản và Tập đoàn Dầu khí hơn 11.0 00 tỷ đồng.
Về giải quyết khoản lỗ của EVN, ông Vượng cho biết, liên Bộ Tài chính - Công thương đã trình Chính phủ cho phép hạch toán lỗ vào giá điện, do EVN chỉ sản xuất kinh doanh điện, không làm gì khác nên "không hạch toán được vào đâu cả". Còn việc điều chỉnh giá điện thời gian tới thì đại diện Bộ Công thương cho biết là không thể nói trước được. Vì tăng giá điện phải phụ thuộc vào Chính phủ quyết định, người tiêu dùng sẽ biết khi điều chỉnh giá điện được thực hiện. Ông Vượng còn nhấn mạnh, năm 2011 dự kiến số lỗ của EVN sẽ không thấp hơn năm 2010. Nên để tập đoàn này không phá sản, phải giải quyết lỗ qua giá!.
“Hiện Bộ Công thương và EVN đang xây dựng biểu giá điện mới, nếu có tăng giá bán điện sẽ vẫn hỗ trợ người nghèo gián tiếp, hộ nghèo dùng dưới 130kWh/tháng vẫn được nhận phiếu hỗ trợ gián tiếp”, ông Vượng cho biết.
Vấn đề đầu tư ngoài ngành, lãnh đạo EVN cho rằng, trước đây khi Nhà nước thí điểm lập các tổng Cộng ty sở hữu đa ngành EVN có tham gia. Nhưng hiện EVN có chương trình sẽ thoái vốn toàn bộ ra khỏi những lĩnh vực ngoài ngành, từ viễn thông, chứng khoán, tài chính, bất động sản… Dự kiến trong 1-2 năm tới sẽ hoàn thành việc thoái vốn. |
(Đất Việt) Trần Khang (*Tiêu đề của Kinh Bắc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét