Đông Nam Á: Một Trung Đông mới?
Các nhà ngoại giao châu Á tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN trên đảo Bali của Indonesia cho biết dù không rối loạn và lộn xộn như Trung Đông nhưng Đông Nam Á có thể trở thành tâm điểm chính tiếp theo của Mỹ.
Những cuộc họp bất tận giữa các nhà ngoại giao của mười quốc gia thành viên, đưa ra các hiệp ước và các tổ chức ít được biết đến như "Viện Hoà bình và Hoà giải Asean" và "Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác", dường như không thay đổi tình thế trong vũ đài chính trị quốc tế khắc nghiệt. Tuy nhiên, gây tiếng vang tại Bali chính là ASEAN - từ lâu đã được coi là một vùng xoáy ngoại giao - đột nhiên lại nhận được nhiều sự quan tâm địa chính trị toàn cầu hơn so với trong nhiều thập kỷ trước đây.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, theo dự kiến đã đến vào thứ 5 và trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự một Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Ông và ngoại trưởng Hillary Clinton đang kết thúc chuyến đi quanh khu vực nơi họ công bố những kế hoạch bắt đầu một căn cứ quân sự mới gần Australia, thắt chặt quan hệ thương mại với các nước thành viên ASEAN, làm mới lại mối quan hệ quân sự của Mỹ với Philippines và tạo ảnh hưởng của mình đằng sau những lo lắng của khu vực rằng Trung Quốc đang quá tự đề cao mình trong những tuyên bố về các khu vực của biển Nam Trung Quốc.
Kimihiro Ishikane, Phó tổng Giám đốc Cục ngoại giao châu Á và Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, hiện đang tham gia vào những cuộc thảo luận khác nhau tại Bali, nói rằng, "trò chơi lớn thứ 2 sau Trung Đông đang diễn ra tại đây. Đây không phải là trò chơi với quân sự hoặc chiến trường. Nó là một trò chơi lớn về việc xây dựng tổ chức".
Mặc dù rất ít người muốn đề cập đến động lực cho những thay đổi trên trước giới truyền thông thì đằng sau ống kính, hầu hết đều đồng ý rằng cần phải làm gì đó với "chú gấu trúc nặng 800 pound" đang ở trong phòng: Trung Quốc.
ASEAN đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự thành công của người láng giềng khổng lồ phía Bắc. Trung Quốc mua hàng hoá và sản phẩm của ASEAN và trở thành nguồn đầu tư và tài chính quan trọng cho khu vực.
Tuy nhiên, con số những nước quan tâm đến cái bóng tăng trưởng của Trung Quốc ngày càng tăng. Một số nhà ngoại giao lo lắng rằng đôi khi Trung Quốc thể hiện những dấu hiệu rằng nước này muốn thay đổi vị thế thống trị kinh tế của mình thành ảnh hưởng chính trị tại Đông Nam Á.
Các nhà ngoại giao cho biết, những lo lắng này đã buộc các thành viên ASEAN phải nghiêm túc cùng nhau làm việc hơn và cũng khiến cho nhóm các nước đa dạng này trở nên lo lắng hơn khi để Mỹ tham gia vào khu vực. Sự cần thiết có những người bạn siêu cường của ASEAN trùng với quyết định gỡ rối bản thân khỏi một số cam kết trong chiến tranh chống khủng bố của Mỹ bao gồm cả Afghanistan và Iraq , và chuyển hướng sự tập trung của nước này sang châu Á - Thái Bình Dương.
"ASEAN sẽ là trung tâm của khu vực mới, được xây dựng theo cách để thuyết phục Trung Quốc rằng không còn con đường nào khác," Ernie Bower, cố vấn cấp cao và Giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế nói. "Họ (Trung Quốc) có thể tăng trưởng như điên và trở thành một sức mạnh toàn cầu thực sự nhưng họ phải chơi theo luật".
Theo các nhà ngoại giao, sự tương tác kiên quyết nhưng thân thiện với Trung Quốc về những vấn đề tại Đông Nam Á, ví dụ như những tuyên bố về biển Đông, là cách tốt nhất để Mỹ ra tín hiệu rằng nước này hy vọng cùng tồn tại với Trung Quốc như thế nào.
Ông Bower cho rằng: "Đông Nam Á không đe doạ bất kỳ ai. Nó là sân chơi chiến lược tự nhiên của các cường quốc".
Tác giả: Tuyến Nguyễn (Theo WSJ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét