Ai cần Luật Biểu tình? |
Bên lề phiên thảo luận về chương trình xây dựng pháp luật hôm qua, đã có tranh luận khá gay gắt xung quanh dự án Luật Biểu tình. |
|
Luật pháp là để quản lý xã hội chứ không phải để "vẽ đường cho hươu chạy" Theo một số đại biểu, biểu tình trong tiếng Anh là “Demonstration” – tức là luôn để “chống chính phủ nước mình hay một chủ trương của chính phủ nước mình”. Việt Tuy nhiên, một số đại biểu khác trong đó có nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng cần thiết phải có Luật Biểu tình. Ông Quốc tỏ ra giận dữ trước nhận định “đa số công dân sẽ không ủng hộ luật biểu tình”, thậm chí ông còn cho rằng “những phát biểu thế là xúc phạm người dân” và “khuyên” đại biểu Quốc hội không nên nhân danh nhân dân mà hãy đại diện cho cá nhân của mình thôi đã, “trừ khi có uỷ nhiệm (của nhân dân) hoặc có điều tra định lượng để nói người dân phản đối cái đó”. Đại biểu Dương Trung Quốc dẫn chứng, ngay từ năm 1919, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các đồng sự đã nêu ra yêu sách về quyền biểu tình cho nhân dân ta. Hai tuần sau khi giành được độc lập, Hồ Chủ tịch đã ra sắc lệnh về quyền biểu tình của người dân, đồng thời khẳng định rõ đó là quyền cơ bản cần thiết phải có để đảm bảo quyền dân chủ cho người dân. Đến Hiến pháp 1946, quyền này được cụ thể hóa bằng khái niệm tự do hội họp, trong đó có nội hàm về quyền biểu tình. Hiến pháp 1959 lại một lần nữa khẳng định quyền này... Sở dĩ nhà sử học phải nhắc lại từng sự kiện, từng con số nói trên là bởi điều đó chứng minh một cách rõ ràng rằng dân chủ là một hệ tư tưởng xuyên suốt, có hệ thống trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Ở thời điểm hiện tại, việc cần thiết có luật này hay không không phải là đề tài gây tranh cãi mà đáng bàn nhất là làm luật này như thế nào, bởi sáng kiến luật này đâu phải tự dưng mà có, nó được đề xuất bởi chính người đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ai cũng biết, chịu trách nhiệm điều hành, quản lý xã hội trước toàn thể quốc dân, đồng bào chính là Chính phủ, cơ quan hành pháp cao nhất. Cơ quan ấy không chỉ làm nhiệm vụ bảo đảm cho các quyền công dân được thực thi trên thực tế mà còn phải luôn cập nhật, đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp tốt nhất để quản lý xã hội. Chính vì thế có Luật Biểu tình còn là nhu cầu của Chính phủ để có thêm công cụ quản lý xã hội. Luật Biểu tình không phải làm ra để chống Chính phủ mà thực chất là giúp thêm cho Chính phủ. Theo Công luận-VB |
Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011
05:15
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét