Không
tăng giá điện bình quân, sao hóa đơn vẫn tăng?
Cập nhật lúc 16:08
Theo chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm, vấn đề nằm ở việc thực hiện
Luật Điện lực chứ không phải quy trình xây dựng giá điện, thu tiền điện...
Thời gian qua, câu chuyện giá điện
một lần nữa lại gây bức xúc đối với dư luận. Câu hỏi được nhiều người
dân đặt ra, đó là: tại sao số tiền điện họ trả đóng trong
tháng 6/2020 lại cao hơn những tháng trước đó?
Nhìn lại thời điểm này năm ngoái,
sự bức xúc cũng diễn ra như vậy. Vào tháng 5/2019, Thủ
tướng đã quyết định giao Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra
việc tính toán giá điện và ghi chỉ số điện. Quyết định đưa ra trong bối cảnh
Bộ Công thương đã lập 3 đoàn kiểm tra và kết luận không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, cho đến nay, sau hơn 1
năm, kết luận của đoàn Thanh tra về giá điện vẫn chưa được công bố.
Trước bức xúc của dư luận về giá
điện, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải
làm rõ thông tin người dân phản ánh, nếu có vi phạm thì phải xử lý nghiêm.
Ngành điện sau đó đã nhanh chóng lập ra
các tổ kiểm tra, đồng thời đưa ra quyết định xử lý cán bộ, có quyết định liên
quan đến kinh tế như hỗ trợ, bồi thường cho người bị tính
tiền điện sai. Ghi nhận và hoan nghênh các cố gắng đó của
ngành điện, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, các vấn đề thuộc về khung chính
sách, vấn đề trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà cung
cấp điện vẫn còn nguyên đó.
Trước câu hỏi: hóa đơn tiền điện năm nay tăng có khác gì so với năm
ngoái?, chuyên gia năng lượng - TS Ngô Đức Lâm (Liên minh Năng lượng bền vững
Việt Nam) trả lời rằng, năm ngoái, giá điện bình quân tăng 8,36%, nhưng thực
tế người dân phải trả ở mức cao hơn
Năm nay, giá điện bình quân không
tăng, nhưng hóa đơn tiền điện vẫn tăng cao và cao hơn
mức đáng lẽ người dân phải trả.
"Tôi không ngạc nhiên, vì bản chất
của đợt tăng giá lần này không chỉ ở nguyên nhân nắng nóng,
biểu giá điện bậc thang mà còn nằm ở vấn đề khác, cụ
thể là việc thực hiện Luật Điện lực sửa đổi chưa nhuần
nhuyễn", TS Ngô Đức Lâm nói.
Theo vị chuyên gia, trước
năm 2004, ngành điện vẫn bao cấp và độc quyền hoàn toàn. Từ 2004,
Luật điện lực bắt đầu có hiệu lực, lúc đó giá điện do Nhà nước định giá, cụ
thể là Ủy ban Vật giá Nhà nước định giá. Bởi vẫn còn bao cấp nên
giá điện không thực, dẫu có đặt lũy tiến thì cũng là bao cấp nhằm
giải quyết bài toán hài hòa chứ không phải thực chất của kinh tế thị trường.
Tới năm 2012, Luật Điện lực sửa
đổi đã làm thay đổi bản chất của kinh doanh của ngành
điện. Điều 29 Luật Điện lực sửa đổi quy định: giá
bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước phù
hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.
Hai bộ luật quyết định đến vấn đề giá điện
hiện nay, theo TS Lâm, là Luật giá và Luật Điện lực sửa đổi, trong đó
nguyên tắc đầu tiên không phải là tiết kiệm điện mà là phải theo cơ chế
thị trường, phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện
lực.
Với yêu cầu thứ hai (phù hợp với cấp độ
phát triển của thị trường điện lực), TS Ngô Đức Lâm cho biết, đó là vì ngành
điện chưa phải là thị trường. Năm 2015 cơ chế thị trường mới thực hiện tới
giá phát điện; mục tiêu tới năm 2021 là giá buôn điện và tới
năm 2023 mới áp dụng cơ chế thị trường đối với giá bán lẻ điện.
Nguyên tắc thứ hai trong giá điện là:
đảm bảo lợi ích hài hòa giữa 3 bên (nhà sản xuất, tức EVN - người
tiêu dùng - Nhà nước).
Nguyên tắc thứ ba là Nhà nước có
trách nhiệm giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn nên trong giá
điện phải chú ý điều này.
Cuối cùng là sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả.
"Tuy nhiên, nghiên cứu biểu
giá điện có thể thấy những nguyên tắc trên dường như mới chỉ
thấy áp dụng cho người tiêu dùng mà nhà sản xuất điện thì không áp
dụng, đó là sự bất công.
Người tiêu dùng sử dụng nhiều điện thì
phải trả tiền nhiều, xót ruột thì phải tiết kiệm. Nhưng bên sản
xuất mới làm tốt việc giảm tổn thất truyền tải, còn yêu cầu
tiết kiệm trong sản xuất điện chiếm tỷ lệ không nhỏ, đặc biệt là hiệu
suất của các nhà máy điện hiện nay thì do quản lý rất kém nên tốn rất
nhiều, người tiêu dùng phải gánh chịu cái này", TS Ngô Đức Lâm chỉ rõ.
Khi vấn đề theo cơ chế thị
trường chưa đặt ra thì tính giá điện theo cách nào? Theo TS Lâm, căn cứ
theo Luật Điện lực, các quyết định của Thủ tướng,
Bộ trưởng Bộ Công thương và các thông tư hướng dẫn cách tính
giá điện thì giá điện bình quân là giá chưa tất cả các chi phí của ngành
điện từ quá trình sản xuất, truyền tải điện tới phân phối, bán lẻ điện và
quản lý ngành.
"Nhưng như vậy vẫn còn chưa
tính hết, ngành điện còn được quyền hưởng lợi nhuận định mức, có thêm quỹ
bình ổn giá, đảm bảo có lãi để đầu tư. Ngành điện cũng là nhà kinh
doanh, vậy các nhà kinh doanh ngành khác, ai được như ngành điện?",
vị chuyên gia đặt câu hỏi.
Trở lại với việc thanh tra giá điện,
cách ghi hóa đơn tiền điện, TS Ngô Đức Lâm cho biết, có hai dạng thanh tra:
Thanh tra chuyên ngành và Thanh tra Nhà nước. Theo Luật Thanh tra, thanh tra
chuyên ngành phải phù hợp với thanh tra Nhà nước: một năm đi bao nhiêu lần,
đi như thế nào... tức phải theo quy trình. Tuy nhiên, có những vấn đề thanh
tra Nhà nước không làm được, cần phải có thanh tra chuyên ngành.
Ông dẫn ví dụ, thời gian qua, có tranh
luận về việc ai dán tem công tơ. Nhiều ý kiến mong muốn có cơ quan kiểm định
công tơ độc lập ngoài ngành điện, ở các nước cũng làm như vậy. Do Việt Nam
chưa có bộ phận đủ điều kiện để làm việc này nên trước mắt việc kiểm tra vẫn
giao cho ngành điện, sau này có điều kiện tách ra thì mới khách quan.
Tuy nhiên, khi ngành điện vẫn thực hiện
việc kiểm tra thì Nhà nước giám sát lại ngành điện.
"Ở sở Công thương ở các tỉnh, thành có thanh tra chuyên ngành. Ai có
thắc mắc gì thì đến bộ phận này, họ có quyền thuê người đến kiểm tra",
ông Lâm cho biết.
Dù vậy, nhìn lại các cuộc thanh tra giá
điện, cách ghi hóa đơn tiền điện trong thời gian qua, vị chuyên gia tỏ ra
không mấy tin tưởng và kỳ vọng, thậm chí nhiều cuộc thanh tra chưa đi đã có
khả năng kết luận được rồi.
Lý giải điều này, ông cho biết, từ
trước tới nay, các cuộc thanh tra, kiểm tra thường là về quy trình xây dựng
giá điện, quy trình thu giá điện, quy trình ra các văn bản... Kết quả, tất
cả, từ EVN đến Bộ Công thương, Bộ Tài chính... đều đúng quy trình. Tuy nhiên,
về bản chất, theo ông Lâm, không phải như vậy.
"Cần phải lập đoàn giám sát của
Quốc hội chuyên về vấn đề điện sinh hoạt, giám sát xem ngành điện đã thực hiện
Luật Điện lực sửa đổi, cụ thể là điều 29 đã đúng hay chưa, vận dụng có rõ
ràng, minh bạch và đầy đủ hay chưa? Giá điện là vấn đề bức bách trong toàn
dân nhiều năm nay, cách thanh tra thời gian qua lại không giải quyết được vấn
đề gì, nếu năm sau chuẩn bị tăng giá điện thì tình hình còn phức tạp hơn
nữa", TS Ngô Đức Lâm đề xuất.
(Theo Đất Việt)
Thành Luân
Ngành điện cứ ra rả rằng giá điện phải
căn cứ giá điện bình quân, nhưng cái bình
quân ấy gánh không ít hao hụt do quản lí mà lỗi lại không phải do người
mua điện. Ấy là chưa kể họ tuồn vào cả những chi phí ngoài sản xuất điện vào
giá. Đúng là khi chưa có ai cạnh tranh với EVN thì mãi mãi dân phải chịu giá
cao.
Thương Giang
|
Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét