Hàng
loạt dự án condotel 'vỡ trận' vì vắng bàn tay quản lý
Cập nhật lúc 15:47
Từ cuối năm 2019 đến nay, hàng loạt dự án condotel (căn hộ, biệt thự,
nhà phố du lịch) 'vỡ trận' ở các địa phương Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bà Rịa -
Vũng Tàu... khiến thị trường bất động sản chao đảo.
Cocobay bắt đầu cuộc vỡ trận condotel
Những nhóm khách hàng từ ngày này qua ngày khác
căng băngrôn đỏ từ Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đến Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh...
với nội dung tố cáo chủ đầu tư, ngân hàng bảo lãnh, đòi trả tiền.
Ngoài mục tiêu đòi hỏi quyền lợi, khách hàng còn mong tạo
được sự chú ý của chính quyền để các cơ quan này thể hiện vai trò quản lý của
mình trong việc định hướng và giải quyết các bất ổn của câu chuyện condotel.
Nhớ lại cách đây vài năm, khi condotel khuynh đảo thị
trường, hàng loạt dự án ra đời với lời hứa lợi nhuận 'khủng', được cấp 'giấy
hồng' thì nhiều khách hàng đã mạnh tay vung tiền mà không hề cân nhắc đến
những rủi ro về pháp lý, vị trí, về dòng tiền và kiểu đầu tư 'không giống
ai'.
Theo quy định, đất làm du lịch là đất thương mại dịch vụ,
doanh nghiệp chỉ được thuê đất trả tiền một lần trong vòng 50 năm kể cả thời
gian xây dựng dự án. Người được Nhà nước giao đất phải bỏ tiền ra xây dựng
khách sạn, nhà hàng để kinh doanh.
Đã là đất thương mại dịch vụ thì không có tiêu chuẩn về
dân số. Nhà nước cấp giấy chủ quyền cho cả dự án chứ không cấp giấy chủ quyền
cho từng căn hộ nhỏ, càng không có chuyện chuyển đất thương mại dịch vụ thành
đất ở để người mua nhà được cấp 'giấy hồng' ổn định lâu dài như các dự án nhà
ở.
Và mặc dù loại hình condotel chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng
nhưng một số nơi vẫn cấp phép.
Tiếp theo đó là những thông tin của chủ đầu tư vừa mời
mọc, vừa trấn an khách hàng như kiến nghị cấp giấy chủ quyền cho căn hộ, biệt
thự du lịch, đang xem xét, sửa đổi các quy định liên quan.
Đến khi 'trận đồ condotel' vỡ ra, các địa phương kiến nghị
cho phép chuyển thành căn hộ chung cư, nhà ở để cứu vãn. Tất nhiên, với những
quy định hiện hành, việc chuyển đất thương mại thành đất ở và chuyển condotel
thành đơn vị ở rất khó được chấp nhận.
Đáng nói là từ khi khai sinh trái luật cho đến nay, thị
trường condotel hoạt động theo kiểu tự sinh tự diệt. Từ đầu tới cuối của vụ
này, người ta thấy vắng bóng bàn tay quản lý của cơ quan chức năng và chính
quyền địa phương.
Nếu như ngay từ đầu, các địa phương thận trọng khi cấp
phép cho condotel, hoặc các cơ quan chức năng đưa ra cảnh báo, khuyến cáo về
tính pháp lý của loại hình này từ lúc chỉ có một hai dự án mở bán...
Giá như UBND các tỉnh, thành chặt chẽ hơn, đề nghị xây
dựng khung pháp lý hoặc thận trọng cho thí điểm trước khi cấp phép tràn
lan... thì đã không đẩy hàng ngàn khách hàng vào cảnh khốn khó như hiện nay.
Với thị trường bất động sản chưa hoàn thiện như thị trường
Việt Nam, thiết nghĩ rất cần bàn tay quản lý đúng chỗ, kịp thời, quyết liệt
từ cơ quan quản lý để bảo vệ khách hàng (những người yếu thế, số đông) và bảo
đảm cho sự ổn định chung.
(Theo
Tuổi trẻ) Dương Ngọc Hà
Condotel thực ra là một quả lừa của
nhà đầu tư BĐS mà thôi. Đất du lịch, dịch vụ chỉ được kinh doanh những mảng
đó theo quy hoạch nhưng các ông ấy lại vẽ ra một viễn cảnh như những căn hộ
chung cư đa năng để bán cho nhà đầu tư thứ cấp. Mua căn chung cư chẳng phải
cho thuê, cứ ngồi chơi hằng năm hưởng lãi suất 14-15% (gấp đôi lãi suất ngân hàng)
thì ai chẳng mê! Trong khi đó kinh doanh dịch vụ khách sạn du lịch làm sao ra
lãi 14-15% để trả người mua căn hộ? Kinh doanh cho đủ trang trải có lãi đôi
chút đã khó rồi chứ đâu dễ ăn thế! Làm sao Nhà nước có thể thay đổi luật pháp
để mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp BĐS được. Đã hứa rồi thì phải theo
hợp đồng mà trả lãi cho khách hàng!
Quốc tế họ cũng đã làm mô hình này
nhưng nó không hấp dẫn như viễn cảnh vẽ ra ở VN và họ kinh doanh dịch vụ du
lịch, khách sạn. Còn ở ta lại biến tấu thành kinh doanh BĐS!
Thương
Giang
|
Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét