Đề xuất người nước ngoài được sở hữu
bất động sản du lịch
Cập
nhật lúc 15:03
Chủ
tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đề xuất xây dựng chính sách Việt Nam-Căn
nhà thứ 2 của tôi để thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao trên
thế giới, làm tiền đề phát triển đất nước.
Mũi Né Bay Resort, một trong những
doanh nghiệp du lịch tham gia mạnh mẽ vào chương trình kích cầu du lịch tại
Bình Thuận. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Cùng
với các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản mà Chính phủ
đã triển khai thời gian qua, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động
sản Việt Nam đề xuất xây dựng chính sách Việt Nam-Căn nhà thứ hai của tôi
(Vietnam My Second Home - VNM2H) để thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất
lượng cao trên thế giới, làm tiền đề phát triển đất nước lâu dài.
Theo ông Nguyễn Trần Nam, về lâu dài, Chính phủ cần nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 để tạo thuận lợi trong thủ tục giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, xác định quyền sử dụng đất xen kẹt, mở rộng hình thức cho vay vốn tại ngân hàng nước ngoài để đầu tư các dự án nhà ở thương mại giá thấp, công nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở, công trình xây dựng tại Việt Nam.
Cùng
đó, sửa đổi đồng bộ quy định của Luật Đất đai với quy định về sở hữu bất động
sản của người nước ngoài.
Người nước ngoài cần được ghi nhận là một trong những chủ thể sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014 cũng nên thực hiện theo hướng tăng số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu trong mỗi một tòa nhà chung cư; cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam…, ông Nam đề xuất.
Tuy
nhiên, để tạo thuận lợi, cần đồng bộ hoàn thiện văn bản pháp luật về bất động
sản du lịch theo Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với
dịch COVID-19 theo hướng nghiên cứu bổ sung đối tượng là nhóm sản phẩm nhà
phố du lịch và những sản phẩm tương tự.
Đồng thời, cần có quy định thông thoáng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam; xem xét cấp visa định cư có thời hạn bằng thời hạn sở hữu bất động sản cho người nước ngoài mua bất động sản tại Việt Nam; cho phép chuyển nhượng hợp đồng mua bán bất động sản du lịch giống như việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở…
Trong
bối cảnh khó khăn của thị trường bất động sản, trước mắt, khi chưa sửa Luật
Đất đai, ông Nguyễn Trần Nam cho rằng, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định
sửa đổi, bổ sung Nghị định thi hành Luật Đất đai năm 2013 để xử lý các diện
tích đất công xen kẹt trong dự án đầu tư bất động sản.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án bất động sản nên cho phép các dự án đang thực hiện thủ tục nhận bàn giao đất mà doanh nghiệp thuộc diện được giãn, chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được nhận bàn giao đất, không yêu cầu phải chứng minh đã nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để có thể triển khai dự án. Về phía các địa phương, ông Nam kiến nghị, cần khẩn trương hoàn thành việc rà soát thủ tục pháp lý các dự án bất động sản đang thực hiện nhưng bị tạm dừng và xử lý dứt điểm trong quý 4 tới để sớm triển khai lại dự án, bảo đảm kịp thời có nguồn cung hàng hóa cho thị trường…/.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)
|
Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét