Lời
cảnh báo: Lợi nhuận lên đỉnh, nợ xấu đột ngột tăng cao
Cập nhật lúc 14:41
Báo cáo tài chính quý 3/2018
của nhiều ngân hàng thương mại cho thấy nợ xấu tiếp tục xu hướng tăng lên,
trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng nhanh. Nếu các ngân hàng cho rằng câu
chuyện nợ xấu chưa đến mức báo động, thì nhiều ý kiến từ giới tài chính bắt đầu
tỏ ra quan ngại.
Nợ xấu tăng đều
Trong Báo cáo
tài chính quý 3/2018, Vietcombank vừa công bố, cho thấy, tính đến hết tháng
9/2018, quy mô nợ xấu của
ngân hàng này tăng hơn 1.200 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, đưa tổng số nợ
xấu lên 7.400 tỷ đồng, chiếm 1,18% dư nợ cho vay khách hàng, tăng so với mức
1,14% hồi đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng hơn 2 lần
so với cuối năm 2017, lên 4.578 tỷ đồng.
Theo Báo cáo
tài chính của Vietinbank, nợ xấu cuối quý 3/2018 của ngân hàng này là 12.127
tỷ đồng, tăng hơn 3.100 tỷ đồng, tương đương 34,6% so với đầu năm 2018. Tỷ lệ
nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng từ mức 1,14% đầu năm 2018 lên
1,36%. Nợ nhóm 5 có tỷ lệ lớn nhất, với 8.739 tỷ đồng (tăng 68% so với cùng
kỳ năm 2017).
Còn Báo cáo tài
chính của BIDV cho biết, tại thời điểm 30/9/2018, ngân hàng này có hơn 17.041
tỷ đồng nợ xấu, tăng 21% so với thời điểm đầu năm 2018, tức là tăng thêm gần
3.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tại BIDV chiếm 1,75% trên tổng dư nợ cho vay
khách hàng.
Như vậy, chỉ
tính ba ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần có vốn Nhà nước trên, đến hết
tháng 9/2018, số nợ xấu tuyệt đối đã tăng thêm 7.300 tỷ đồng.
Đó còn chưa kể
nợ xấu của Agribank, có quy mô lớn nhất hệ thống NHTM Việt Nam, hiếm khi được
thấy công bố công khai. Cùng với đó là ba NHTM cổ phần, được Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) mua lại với giá 0 đồng, thực trạng nợ xấu như thế nào vẫn còn là
ẩn số.
Khối NHTM cổ
phần vốn tư nhân quy mô nợ xấu cũng tăng. Điển hình là VPBank. Theo Báo cáo
tài chính hết quý 3/2018 đã được công bố công khai, nợ xấu tuyệt đối tại
VPBank (hợp nhất) đến cuối tháng 9/2018 đã lên tới 9.401 tỷ đồng, tăng gấp
1,5 lần so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng, tăng
từ 3,39% lên 4,70%. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) tăng mạnh nhất với
61%, chiếm 5.102 tỷ đồng.
Techcombank nợ
xấu đã tăng hơn 844 tỷ đồng, lên mức 3.426 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng
mất vốn (nhóm 5) là 2.000 tỷ đồng. Tính chung, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho
vay khách hàng tăng lên mức 2,05% so với 1,61% hồi đầu năm.
Với ngân hàng
ACB, nợ xấu tăng từ 461 tỷ lên 1.850 tỷ đồng, chiếm 0,84% dư nợ cho vay khách
hàng. Tỷ lệ này có tăng so với mức 0,71% hồi đầu năm. Nợ xấu tại ngân hàng
OCB cuối tháng 9/2018 là 1.429 tỷ, tăng mạnh so với con số 864 tỷ đồng hồi
đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1,79% cuối năm
2017 lên 2,66% cuối tháng 9/2018.
Nợ có khả năng
mất vốn tính đến hết tháng 9/2018 của ngân hàng VIB tăng lên hơn 2.002 tỷ
đồng, tăng hơn 7% so với cuối 2017. Ngân hàng Bắc Á, nợ xấu cũng tăng 23% so
với đầu năm, lên 431 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 5 tăng 82%, chiếm 419 tỷ
đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này tính đến hết tháng 9/2018 ở mức 0,71%
tổng dư nợ cho vay, tăng so với thời điểm đầu năm.
Theo số liệu từ
NHNN, quy mô nợ xấu toàn ngành cuối năm 2017 là 1,99%, nhưng đến hết quý
2/2018 đã tăng lên 2,09%.
Nguyên nhân nợ xấu tăng, được nhiều ngân hàng lý giải, là
do mua lại số nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam (VAMC) trước đây. Cùng với đó, dư nợ tín dụng tăng, kéo theo nợ
xấu đi lên. Điều này là bình thường trong hoạt động của ngân hàng. Hiện tại,
câu chuyện nợ xấu chưa phải là vấn đề đáng quan ngại, khi diễn biến tăng chưa
đến mức báo động.
Tuy nhiên,
nhiều ý kiến lại cho rằng, xu hướng nợ xấu tăng cần được quan tâm. Tỷ lệ nợ
xấu theo báo cáo chính thức hơn 2%, một phần là do được chuyển từ hệ thống
ngân hàng sang VAMC. Nếu tính cả nợ xấu do VAMC và các ngân hàng nắm giữ,
cộng với nợ xấu tiềm tàng, sẽ cao hơn, ở mức khoảng 7% tổng dư nợ.
Nỗi lo vay tiêu dùng
Theo số liệu
của NHNN, tín dụng của các ngân hàng đổ vào bất động sản hiện ở mức 7-8% tổng
dư nợ cho vay nền kinh tế. Song, các chuyên gia kinh tế lo ngại, dư nợ cho
vay bất động sản thực tế cao hơn con số được công bố bởi chưa tính đến dư nợ
cho vay bất động sản “núp bóng” tiêu dùng.
Cụ thể, tính
đến cuối năm 2017, ước tính ngành ngân hàng đã cho vay tổng cộng 1,17 triệu
tỷ đồng tín dụng tiêu dùng. Trong đó, riêng dư nợ trong mảng mua nhà, sửa nhà
đã chiếm tới 53%, tương đương khoảng 600.000-700.000 tỷ đồng.
Chuyên gia kinh
tế Phạm Nam Kim cho rằng, việc xếp các khoản vay mua nhà, xây nhà, vào cho
vay tiêu dùng, ngân hàng tránh được việc phải trích lập dự phòng rủi ro quá
cao. Nhưng bản chất những khoản vay này vẫn là cho vay bất động sản và tỷ lệ
tín dụng bất động sản không được phản ánh đúng thực tế.
Một số ý kiến
khác phản ảnh, theo quy định về cho vay tiêu dùng, có hiệu lực từ ngày
15/3/2017, thì những khoản vay sửa chữa nhà được xếp vào cho vay tiêu dùng và
điều này là phù hợp. Nhưng các khoản vay mua nhà, đầu cơ nhà,... nên được
tính là cho vay bất động sản. Nếu tính cả khoản này, cho vay bất động sản có
tỷ lệ dao động từ 14-16% tổng dư nợ tín dụng. Thời kỳ 2008-2011, cho vay bất
động sản chiếm tới 30% tổng dư nợ tín dụng và điều này đã gây hệ lụy cho nền
kinh tế.
Cùng với đó,
cho vay tiêu dùng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tăng trưởng rất cao thời gian
qua. Điều đáng ngại là một số NHTM đã hạ thấp chuẩn khách hàng vay tiêu dùng
nhưng lại tăng lượng tiền cho vay để cạnh tranh giành thị phần. Nhiều NHTM đang
cho khách hàng vay và thấu chi những khoản lớn.
Theo giới tài
chính, lĩnh vực vay tiêu dùng tăng mạnh, nhất là với những quốc gia có thu
nhập thấp thì rủi ro rất cao. Cho vay dễ dãi, nếu gặp khó khăn, sẽ gây ra hậu
quả rất lớn.
(Theo VietNamNet) Trần Thủy
|
Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét