Đừng hô hào
nhau cùng… xấu xí!
Cập nhật lúc 08:55
Bóng
đá được mệnh danh là môn thể thao vua. Một phần không thể tách rời với môn
thể thao này là những cổ động viên (CĐV), khán giả nhiệt thành. Khi một sân
vận động thi đấu mà chỉ lèo tèo khán giả thì không thể tạo được bầu không khí
thể thao sôi động. Thế nhưng, những cổ động viên phấn khích một cách quá đà
sẽ dễ dẫn đến những hành động phi thể thao, thậm chí gây thảm họa cho cộng
đồng.
Những hành động này cần lên án, ngăn chặn.
Mọi người
từng biết tới nạn hooligan - thuật ngữ tiếng Anh ám chỉ những người hay nhóm
người thường có các hành động côn đồ và phá hoại xung quanh các trận thi đấu
bóng đá. Nạn hooligan thể hiện ở nhiều dạng như ném đá, pháo sáng xuống sân,
tấn công cầu thủ, ẩu đả với các cổ động viên khác. Thập kỉ 80 thế kỉ XIX thế
giới ghi nhận những trường hợp hooligan đầu tiên của bóng đá hiện đại. Khi
ấy, các nhóm côn đồ ở Anh táo tợn đe dọa những người dân vô tội, tấn công
trọng tài và cầu thủ vì tình yêu với đội bóng mình yêu thích. Tình trạng bạo
lực lên tới đỉnh điểm vào năm 1985 với thảm kịch tại sân vận động Heysel của
Bỉ làm 39 người chết, lí do bắt nguồn từ những hooligan của xứ sở sương mù.
Rất nhiều năm sau người Anh chịu tiếng xấu vì khi nói tới nạn hooligan người
ta nghĩ ngay đến nước Anh.
Cần xử phạt mạnh tay những kẻ cố tình phá hoại bóng
đá Việt Nam.
Nạn hooligan
trên thế giới đã lắng đi nhưng buồn thay, thời gian gần đây nó lại bị một số CĐV
quá khích nước ta hô hào khấy động như một nét cổ động mới lạ. Năm trước, do hành động đốt pháo sáng của một số CĐV Việt Nam trên sân Olympic Quốc gia
Campuchia ở trận đấu lượt đi giữa Việt Nam với Campuchia tại vòng loại Asian
Cup 2019 mà VFF phải nộp phạt hơn 300 triệu đồng. Án phạt này cùng một
số vụ CĐV đốt pháo sáng tại vài trận đấu trong nước khiến bạn bè đang dần
cảnh giác, thay đổi cách nhìn và dần mất đi sự thiện cảm với những CĐV Việt
Nam! “Con sâu đang làm rầu nồi canh” dù đó chỉ là số ít.
A dua những hành đồng này chẳng khác gì tiếp tay tội ác.
Sân bóng
với những trận cầu quan trọng thường thu hút lượng khán giả đến hàng chục vạn
người đến xem. Trong môi trường như vậy chỉ cần một hành động gây hoảng loạn,
tâm lí đám đông lây lan sẽ dẫn tới thảm họa không thể lường trước. Thế giới
từng chứng kiến những vụ hoảng loạn rồi dẫm đạp lên nhau khiến hàng nghìn
người thương vong (như vụ hành hương đến thánh địa Mecca năm 2015 làm 717
người chết và 863 người bị thương; tại Campuchia năm 2010 với 349 người thiệt
mạng trên một cây cầu trong lễ hội té nước ở Thủ đô Phnôm Pênh)… Để phòng
ngừa, không xảy ra thảm họa nên hầu hết các liên đoàn bóng đá và nhiều nước
đã cấm tuyệt đối việc đốt pháo sáng tại các sân vận động khi thi đấu bóng đá
hoặc sự kiện đông người.
Bóng đá VN đang nâng tầm
Nước Anh
đã gột rửa được hình ảnh xấu xí hooligan và là quốc gia có nhiều giải bóng đá
hấp dẫn, lôi cuốn khán giả khắp thế giới dõi theo.
Bóng đá
Việt Nam đang từng bước nâng tầm thứ hạng trong khu vực và cả châu lục khiến
đất nước tự hào. Lẽ nào CĐV Việt Nam lại đang nỗ lực tự… “hạ tầm” văn hóa và
vẽ nên một gương mặt hooligan xấu xí? ./.
(Theo dongquanho.blogspot.com) Đinh
Hoàng
|
Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét