Bùng
phát tiếp thị mua nhà, bán bảo hiểm kiểu... 'khủng bố'
Cập nhật lúc 16:53
Sau sự cố lộ
thông tin khách hàng, thời gian gần đây, thay vì nhắn tin, nhiều người bị
khủng bố bởi nạn “telesale” (bán hàng qua điện thoại) liên tục gọi điện chào
mời mua bất động sản, voucher nghỉ dưỡng, bảo hiểm... bất kể giờ giấc.
Khoảng nửa tháng nay, mỗi ngày chị Mai Hoa (Cầu Giấy, Hà
Nội) đều nhận được vài cuộc điện thoại của nhân viên các công ty phân phối
bất động sản mời mua căn hộ tại một số dự án mới ra hàng tại Gia Lâm, Nam Từ
Liêm, Thanh Xuân và dự án nghỉ dưỡng.
"Với tần suất gọi điện làm phiền ngày vài lần, kể cả
lúc gia đình đang tang gia bối rối khiến tôi không thể không nổi cáu. Cùng
một dự án, đơn vị mà trong một ngày có đến mấy nhân viên gọi điện. Khi trao
đổi tôi đã nói rõ là không có nhu cầu và đề nghị đưa tôi ra khỏi danh sách
khách hàng tiềm năng của họ nhưng tình trạng vẫn tiếp diễn", chị Hoa nói.
Khách hàng bị làm
phiền bởi nạn telesale. Ảnh minh họa
Không chỉ là những sản phẩm bất động sản,
những voucher nghỉ dưỡng cũng đang được các telesale khủng bố khách hàng. Chị
Thu Hằng chia sẻ: “Cả tuần nay tôi được chào mua voucher nghỉ dưỡng ở Vĩnh Phúc.
Dân sale chào mời nhiệt tình với giá siêu rẻ chỉ từ 750.000 đồng/khách. Tôi
cũng không hiểu vì sao càng cuối năm lại lắm nhân viên chào mua voucher đến
vậy”.
Anh Trọng Khang (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng gặp tình trạng
tương tự, trong đó, đa số là các cuộc gọi mời mua nhà, bảo hiểm nhân thọ hoặc
mời chào vay vốn. Tuy nhiên, khác với trước đây, anh có thể bị gọi bất kỳ
thời gian nào trong ngày thì hiện đa số những cuộc gọi chỉ xuất hiện vào giờ
hành chính, ngày trong tuần. Tuy nhiên, anh Khang cũng cho biết còn bị nhóm
nhân viên này "săn lùng" đến mức nếu chặn số này thì hôm sau sẽ có
số khác gọi đến. .
Theo anh Nguyễn Phi Hùng, Giám đốc sàn bất động sản lớn
tại quận Hai Bà Trưng cho biết, cuối năm là thời điểm các sàn, đơn vị kinh
doanh bất động sản chạy đua để đạt được kết quả kinh doanh năm. Do đó, trước
khi bước vào quý cuối năm, những thông tin về sản phẩm, dự án thường được đặt
mục tiêu giới thiệu ra thị trường càng mạnh càng tốt. Bên cạnh việc đẩy mạnh
giới thiệu trực tiếp qua điện thoại, các đơn vị cũng xúc tiến việc quảng cáo
dưới mọi hình thức.
"Ở mỗi dự án bất động sản thì có rất nhiều đơn vị
phân phối. Có thể họ sở hữu cùng dữ liệu khách hàng nên không tránh khỏi tình
trạng một khách hàng nhưng hết sàn này đến sàn khác gọi", anh Hùng nói.
Cùng với đó, theo anh Hùng, với chỉ tiêu kinh doanh cuối
năm cao, các sàn đẩy mạnh việc tuyển dụng và không ít trong số nhân viên đó
là người mới bước vào nghề. Anh Hùng cho rằng, với những nhân viên này,
phương án tiếp cận qua điện thoại, email vẫn là cách phổ biến bởi dữ liệu
khách hàng chưa đủ dày dặn. Anh Hùng cũng thừa nhận tính hiệu quả của phương
thức tiếp cận này không cao, song các sàn vẫn triển khai để tăng độ nhận diện
thương hiệu.
Lãnh đạo một đơn vị kinh doanh bảo hiểm cho biết tuy gây
khó chịu cho khách hàng, song hình thức giới thiệu, tư vấn dịch vụ qua điện
thoại là một trong những phương án tiếp cận được các đơn vị trong lĩnh vực
này ưa chuộng. Theo ông này, dù không hiệu quả trong việc tăng doanh thu,
song hình thức này có thể giúp doanh nghiệp làm thương hiệu. Tuy nhiên, vị
này cũng thừa nhận, thời gian tới các doanh nghiệp bảo hiểm nên nghiên cứu
những phương án tiếp cận tế nhị và không gây phản cảm với khách hàng.
Hiện đứng đầu danh sách “khủng bố” qua điện thoại là ngành
bảo hiểm, kế đến là các dự án bất động sản cao cấp, thẻ tín dụng, cho vay tín
chấp, vay mua ôtô và nhiều ngành khác. Tuy nhiên, nếu như một số ngành
như mỹ phẩm cao cấp, thời trang... dù vẫn sử dụng điện thoại làm phương tiện để
kết nối với khách hàng nhưng không đem đến cảm giác bực bội cho khách hàng
thì các ngành bảo hiểm, bất động sản... lại đem đến ấn tượng rất xấu.
Không chỉ các cuộc gọi, tin nhắn SMS cũng là hình thức
tiếp tục được các đơn vị bán bất động sản huy động để quảng cáo, mời chào chủ
thuê bao. Tuy nhiên, gần đây khi nhà mạng mạnh tay trong việc chặn tin nhắn
rác thì một số đơn vị đẩy mạnh nhắn tin spam trên nền tảng internet (OTT)
hoặc email.
Theo các chuyên gia, nếu những nhãn hàng chỉ dừng lại ở
mức điện thoại nhắc nhớ về sản phẩm, nhằm giữ chân khách hàng sẽ hiệu quả hơn
so với việc liên tục “khủng bố”, làm phiền khách hàng như thời gian qua.
|
Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét