Phạm Lịch: 'Phạm Anh Khoa
chỉ quấn khăn tắm khi tôi đến nhà tập'
Cập nhật lúc 21:53
Chiều
30/4, vũ công Phạm Lịch trả lời phỏng vấn về vụ tố rocker Phạm Anh Khoa gạ
tình với những chi tiết và lời nói cụ thể hơn. Cô khẳng định đây hoàn toàn là
sự thật.
Những ngày qua showbiz Việt dậy sóng vì lời tố của Phạm Lịch. Hôm
26/4, vũ công kiêm biên đạo múa tố đích danh nam ca sĩ Phạm Anh Khoa đã gạ
tình cô bằng những lời lẽ tục tĩu, trong đó có câu "Anh đã sờ soạng khám
phá hết cơ thể em bằng ánh mắt", kèm theo biệt danh thô thiển.
Sau
4 ngày, Phạm Anh Khoa hoàn toàn im lặng về sự việc. Chiều 30/4, Phạm Lịch đã
có cuộc gặp với Zing.vn để công khai những chi tiết về vụ
việc.
Phạm Lịch trả lời công khai về chuyện Phạm Anh Khoa gạ tình.
Nhận
nhiều lời đe dọa trên mạng
-
Sau khi quyết định tố Phạm Anh Khoa gạ tình, cuộc sống của chị bị xáo trộn
như thế nào?
- Từ
lúc bắt đầu lên tiếng đến nay tôi đã ngưng hết công việc lại. Giai đoạn đó,
sau khi sự việc xảy ra, tôi đã gặp phải một số vấn đề tâm lý. Tôi là người
chăm chỉ, luôn cố gắng trong công việc nên khi gặp sự cố tôi đã gặp phải
nhiều suy nghĩ tiêu cực.
Vì
vậy tôi quyết định cần phải có thời gian nghỉ ngơi để cân bằng lại tâm lý.
Gia
đình tôi luôn khuyên là dừng sự việc lại, đừng lên tiếng thêm nữa khi chứng
kiến những lời đe dọa xuất hiện trên mạng xã hội. Nhưng tôi là người thẳng
tính, tôi nghĩ đây là việc mình cần làm.
Sau
khi kết thúc chương trình, tôi nhận được điện thoại của nhà sản xuất nói rằng
Phạm Anh Khoa không muốn tham gia chương trình thêm nữa. Họ nói rằng tôi là
người khiến anh Khoa mất hứng và tổn thương.
-
Chị nói nhận được nhiều lời đe dọa trên mạng, lời đe dọa đó đến từ ai?
- Đó
là những lời đe dọa trên mạng thôi, của những tài khoản ẩn danh nên tôi cũng
không tìm được đó thật sự là ai. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được nhiều sự
động viên của bạn bè, đồng nghiệp vì đã lên tiếng sự việc này.
Phạm Lịch khẳng định cuộc sống
của cô đã bị xáo trộn nghiêm trọng vì Phạm Anh Khoa.
-
Phạm Anh Khoa có phản ứng, động thái gì không?
-
Không có bất kì phản hồi nào từ phía Phạm Anh Khoa. Sau khi cuộc thi kết
thúc, tôi cảm thấy anh ấy mang lại cho tôi quá nhiều rắc rối. Tôi đã liên lạc
đề nghị gặp Phạm Anh Khoa để giải quyết dứt khoát sự việc. Anh ta đã đồng ý
nhưng yêu cầu gặp riêng.
Tôi
muốn phải có người thứ 3 tham gia cuộc gặp này, hoặc là vợ anh ta, hoặc là
phía nhà sản xuất. Vì tôi không muốn mang tiếng đi cà phê riêng với anh ta.
Đến
đây Phạm Anh Khoa thay đổi thái độ và đổ ngược lại cho tôi, nói tôi thiếu
chuyên nghiệp và không biết cách biến hóa phù hợp với môi trường giải trí.
Sau
khi tranh cãi liên tục, Phạm Anh Khoa nhắn tin nặng lời với tôi. "Mày
không phải dạy tao cách sống", đây là nội dung tin nhắn của anh ta tới
tôi 2 ngày trước khi tôi lên tiếng.
Đã
nói thẳng với vợ Phạm Anh Khoa
-
Đến thời điểm hiện tại, tất cả mới chỉ là thông tin một chiều từ phía chị,
chị có gì để đảm bảo tất cả thông tin về vụ việc là sự thật?
-
Câu chuyện đến lúc đó có một chị biên tập và vợ của Phạm Anh Khoa đã biết.
Tôi đã chia sẻ với vợ của Anh Khoa rằng trong thời gian làm việc với tôi,
chồng chị ấy đã có những lời nói không được lịch sự, khiến tôi không thoải
mái.
Tôi
nghĩ sau khi đã trao đổi trực tiếp với vợ Phạm Anh Khoa, mọi việc sẽ dừng
lại. Tuy nhiên, mọi chuyện tiếp diễn theo chiều hướng khiến tôi cảm thấy sợ
hãi.
Lịch
tập của tôi thường rơi vào sáng sớm hoặc đêm muộn, tôi cũng có cảm giác sẽ
không được an toàn nếu tiếp tục tập đêm. Tôi xin Phạm Anh Khoa chuyển buổi
tập sang 14h chiều, anh ta đồng ý.
Phạm Lịch đã nói với vợ Phạm
Anh Khoa về việc cô bị rocker gạ tình.
Tới 9h sáng hôm
sau, Phạm Anh Khoa giục tôi chạy qua nhà anh ta để tập luyện ngay do anh ta
bận đi chơi. Dù vậy, sau nhiều lần thương lượng giờ luyện tập, anh ta vẫn
muốn tôi đến nhà riêng vào giờ tối muộn.
"Nhà
có ai đâu mà sợ, mình có thể tập cả đêm cũng được mà", Phạm Anh Khoa nói
với tôi như vậy. Đến thời điểm Phạm Anh Khoa để tôi luyện tập còn anh ta
ra ngoài chơi cờ, tôi muốn dừng lại cuộc thi vì đã mệt mỏi và bức xúc nhiều
rồi.
Tôi
chưa đề cập đến việc có chuyện gạ gẫm hay không. Tôi chỉ đang nói về khía
cạnh công việc, đó không phải cách làm của người chuyên nghiệp.
-
Ngoài lời nói như chị đã tiết lộ, Phạm Anh Khoa còn có hành động khiếm nhã
nào khác không?
-
Sau khi nói những lời đó, anh ta luôn có những hành động giống như vô tình
đụng chạm vào người tôi. Tôi phản ứng lại, đề nghị anh ta không làm phiền tôi
nhưng không có bất kỳ sự thay đổi nào.
-
Thời điểm xảy ra vụ việc, hiện trường có người nào chứng kiến không, vợ Phạm
Anh Khoa có nhà không?
-
Tôi tham gia 3 tập và làm việc với Anh Khoa, trong khoảng 2 tuần hồi tháng 3.
Trong tuần đầu tiên tôi nghĩ rằng vấn đề là do lịch trình và một số yếu tố
khác nên không tính đến. Tuy nhiên, đến tuần thứ 2, sự việc diễn ra liên tục
khiến tôi khủng hoảng về mặt tinh thần.
"Tôi bị
khủng hoảng tinh thần", Phạm Lịch cho biết.
Lúc
tôi qua tập, nhà Phạm Anh Khoa không có ai cả. Anh ta nói những lời quấy rối
tôi như: "Anh đã sờ soạng, khám phá hết người em"...
Phạm
Anh Khoa khiến tôi cảm thấy ngột ngạt và khó có thể tiếp tục cuộc thi. Sau
những khủng hoảng, tôi và Phạm Anh Khoa có tiết mục biểu diễn không tốt.
Ban
giám khảo đã nhận xét tôi và anh ta không có sự hòa quyện và kết hợp chặt
chẽ. Tôi biết đây là điều khó tránh khi tôi không thể luyện tập được với huấn
luyện viên của mình.
Theo Mi
Ly - Nghiêm Ngọc (Tri Thức Trực Tuyến)
|
Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018
'Cú sốc' của cựu hiệu trưởng đại học ngày đầu vào Sài Gòn
Cập nhật lúc 21:05
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm
TP.HCM, là một trong hàng ngàn trí thức được điều động vào giảng dạy, xây
dựng miền
Năm 1978, khi vừa tốt nghiệp ĐH Sư
phạm Hà Nội, ông Nguyễn Kim Hồng được Bộ GD-ĐT phân công vào trường ĐH Sư
phạm TP.HCM công tác.
“Cảm giác đầu
tiên là rất lạ, mà nói thật là cú sốc. Tôi không nghĩ là Sài Gòn lại lớn và
đẹp đến như vậy.
Khi vào làm
việc, sự khác biệt đầu tiên mà tôi thấy là cơ sở vật chất. Ở Hà Nội, nơi tôi
học, phòng thực hành địa chất nhỏ và ít mẫu vật hơn nhiều so với tại ĐH Sư
phạm TP.HCM. Giảng đường với các camera truyền hình ảnh trực tiếp với tôi
cũng là điều chưa có ở miền Bắc thời điểm đó”, PGS.TS Hồng nói.
Theo thầy Hồng,
hình ảnh ấn tượng đầu tiên là sinh viên nữ mặc áo dài đi học, điều chỉ được
thấy ở các hội diễn văn nghệ của sinh viên miền Bắc.
"Sinh viên
Sài Gòn rất lễ phép. Đa phần sinh viên Sài Gòn thời điểm đó đều xưng con với
tôi, mặc dù tôi chỉ hơn họ 3-4 tuổi thôi. Việc khoanh tay để chào khách, chào
thầy, cô ở miền Bắc được coi là hiếm nhưng ở Sài Gòn lại như một điều tất
nhiên. Tôi cảm giác nhà trường và các gia đình Nam Bộ chú ý nhiều hơn đến
việc dạy lễ cho con em mình”, PGS.TS Hồng nói.
Theo vị nguyên
hiệu trưởng, nguyên nhân, có thể do miền Bắc tuy có thời gian dài chịu ảnh
hưởng của lễ giáo phong kiến nhưng sau năm 1954, sự thay đổi lại quá nhanh
chóng khiến những lễ giáo lẽ ra cần được duy trì lại bị mai một, trong khi ở
miền Nam vẫn giữ được.
Nói về đồng
nghiệp, thầy Hồng cho hay, phần lớn trí thức ở Sài Gòn trước năm 1975 mà ông
gặp đều được đào tạo hoặc tu nghiệp ở Anh, Mỹ, Pháp... nói chung là ở các
nước phát triển.
“Trong lĩnh vực
khoa học xã hội, theo tôi những giảng viên trước 1975 ở miền
Những trí thức
còn ở lại khi đó thường ít nói về quan điểm riêng, đặc biệt là vấn đề chính
trị. Có tình trạng thâm hụt khá lớn trong giới trí trức khoa học xã hội có
trình độ cao ở miền
Xách 20kg gạo trong vali bị
“bắt”
Theo thầy Hồng,
cuộc sống tầng lớp trí thức khi mới bước chân vào Sài Gòn rất khó khăn. Sinh
viên mới ra trường chỉ hưởng 85% của bậc một (64 đồng/tháng), phải sống rất
tằn tiện, nghỉ hè không có tiền về quê, cũng chẳng đủ tiền mua tài liệu,
sách vở.
Những năm ấy,
giảng viên phải đi trồng củ mì, tăng gia sản xuất ở Bình Phước. Ngày Tết, cán
bộ công đoàn trường phải lặn lội xuống miền Tây mua gạo thơm, nếp, thịt heo,
dưa hấu…cho cán bộ ăn Tết. Việc mua lương thực và thực phẩm không giản đơn vì
chính sách “ngăn sông, cấm chợ”.
Nhiều trí thức ở miền
“Còn nhớ có lần
đi xuống dạy ở Cà Mau, tôi đã dùng toàn bộ tiền mời giảng và lương để mua gạo
thơm và nếp, bỏ vào vali mang về ăn Tết. Giữa đường về thì bị quản lý thị
trường kiểm tra, bắt lại. May tôi là giáo viên lại có có công lệnh đi dạy nên
họ thông cảm mà cho qua. Thế là có một cái Tết có gạo trắng, nếp thơm”, thầy
Hồng nhớ lại.
Về cuộc sống
hàng ngày, thầy Hồng kể, điều ông thích nhất là con người Nam Bộ không can
thiệp vào chuyện cá nhân. Họ không đưa chuyện cá nhân, cuộc sống mưu sinh vào
công việc, chính trị...đó là điểm rất khác đối với người miền Bắc.
"Tôi cho
rằng trước năm 1975, họ đã được dạy về những giá trị cá nhân của con người
nên không bao giờ để chuyện này xen vào công việc, vào đời sống chính trị. Đó
là những điểm văn hóa rất khác với người miền Bắc”, lời thầy Hồng.
Thầy Hồng cho
rằng, những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, những sinh viên ưu tú, nhiệt
huyết đã được chọn, bù lấp cho khoảng trống thiếu giáo viên. Đội ngũ trí thức
miền Bắc nói chung và giáo viên nói riêng đã làm “tròn vai” tại thời điểm đó.
Sau này, cùng đội ngũ trí thức ở lại khi đó góp phần làm cho thành phố vượt
khó và phát triển như hiện nay.
“Cũng giống như
các địa phương khác, đội ngũ tri thức luôn có những đóng góp lớn vào sự phát
triển kinh tế, xã hội. Họ có những đóng góp thiết thực tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, sự
phát triển của thành phố sau này do chính những công dân được sinh ra ở đây,
những công dân chọn nơi này để làm việc và sinh sống quyết định. Chính họ mỗi
ngày làm cho TP trở nên đáng sống hơn”, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng nói.
(Theo Vietnamnet) Văn Bình
|
Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018
Trạm
BOT đặt 'nhầm', thu sai hơn 10 năm
Cập nhật lúc 20:41
Ngoài việc đặt trạm thu phí BOT "nhầm chỗ", dự án còn phải
điều chỉnh giảm thời gian thu phí từ 19 năm, 2 tháng, 17 ngày xuống còn 8
năm, 6 ngày (giảm 11 năm, 2 tháng, 11 ngày).
Ngày 28/4, một nguồn tin cho
biết Tổng Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ
GTVT kiểm điểm và chỉ đạo kiểm điểm theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân
có trách nhiệm liên quan đến những sai phạm tại dự án đầu tư xây dựng hầm
đường bộ đèo Phước Tượng, Phú Gia (Thừa Thiên - Huế).
Bộ Tài chính
kiểm điểm và chỉ đạo kiểm điểm theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm liên quan đến việc tham mưu, ban hành, áp dụng, thỏa thuận vị trí
thu phí bất hợp lý. Về xử lý kinh tế, yêu cầu Bộ GTVT rà soát, xử lý phê
duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng sai hơn 44 tỷ đồng tại dự án đầu tư xây
dựng hầm đường bộ đèo Phước Tượng, Phú Gia.
Theo kết luận
thanh tra, chủ đầu tư của BOT Phước Tượng - Phú Gia là liên doanh giữa Công
ty TNHH BOT Hưng Phát, Công ty CP Xây dựng 699, Công ty TNHH kỹ thuật và xây
dựng Q.L.K, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Việt Thành. Tổng mức đầu tư dự án
hơn 1.743 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ tháng 7/2013 đến tháng 9/2015,
phương án tài chính thu hồi vốn cho nhà đầu tư với thời gian thu phí phê
duyệt là 19 năm, 2 tháng.
Tuy nhiên, việc
lập, thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư của Bộ GTVT có một số nội dung sai
quy định và chưa phù hợp. Cụ thể tính trùng chi phí; tuyến dẫn hầm Phú Gia -
Phước Tượng phải áp dụng nhóm II nhưng lại áp dụng nhóm III khiến tổng mức
đầu tư tăng sai hơn 44 tỷ đồng; chuyển nhượng quyền vốn góp khi chưa đủ vốn
theo tiến độ, chưa góp theo như cam kết và quy định; huy động vốn vay để thực
hiện dự án không đúng cam kết tại hợp đồng BOT.
Đặc biệt về
phương án tài chính, nội dung hợp đồng không đề cập rõ vị trí trạm thu phí và
công nghệ thu phí. Thế nhưng quá trình thực hiện, Bộ GTVT và nhà đầu tư đã ký
phụ lục điều chỉnh một số nội dung hợp đồng, trong đó bổ sung vị trí trạm thu
phí ngoài phạm vi dự án (bắc hầm Hải Vân), nhưng không điều chỉnh phương án
tài chính của hợp đồng tương ứng nội dung bổ sung về vị trí đặt trạm thu phí
ngoài phạm vi dự án.
Chính vì thế
nên Trạm thu phí BOT Phước Tượng - Phú Gia được dựng lên để thu phí hoàn vốn
dự án hầm đường bộ Phước Tượng và hầm đường bộ Phú Gia (huyện Phú Lộc) nhưng
lại đặt ngay miệng phía bắc hầm Hải Vân.
Do đó, các xe
từ phía nam ra hầm Hải Vân để đi thị trấn Lăng Cô, không hề đi qua hai hầm
trên vẫn phải đóng phí khiến nhiều người bức xúc. Cụ thể, rất nhiều phương
tiện tham gia vận tải ở cảng Chân Mây hoặc đi du lịch qua các khu nghỉ mát,
nhà hàng, khách sạn… ở thị trấn Lăng Cô (không sử dụng hầm Phú Gia, Phước
Tượng) cũng đều bị thu phí một cách vô lý.
Qua kiểm tra về
phê duyệt, điều chỉnh dự án, bổ sung phụ lục hợp đồng và kết quả kiểm tra về
tổng mức đầu tư xác định sai lệch. Bộ GTVT chấp thuận chuyển trạm thu phí về
phía bắc hầm Hải Vân, không có đường song hành, dẫn đến giá trị doanh thu năm
2016 giữ nguyên không được chiết giảm 60%; điều chỉnh giảm vốn đầu tư theo
kết quả kiểm tra tổng mức đầu tư tăng sai trên 44 tỷ đồng, loại bỏ thuế VAT,
điều chỉnh lưu lượng xe qua trạm thu phí.
Từ những điều chỉnh nêu trên, thời gian khai thác thu phí
hoàn vốn của hợp đồng phải điều chỉnh giảm từ 19 năm, 2 tháng, 17 ngày xuống
còn 8 năm, 6 ngày (giảm 11 năm, 2 tháng, 11 ngày) thu phí.
Ngoài ra, dự án
này quản lý chi phí đầu tư của dự án khi lập, phê duyệt dự toán không đúng
chế độ như đối chiếu khối lượng nghiệm thu thi công lớn hơn trong bản vẽ thi
công và thiết kế… với tổng giá trị hơn 50,84 tỷ đồng.
Việc chuyển
nhượng quyền góp vốn dù chưa góp đủ phần vốn theo tiến độ hợp đồng, một số
nhà đầu tư năng lực hạn chế nhưng Bộ GTVT vẫn chấp thuận cho chuyển nhượng.
Trạm thu phí
BOT Phước Tượng - Phú Gia chính thức thu phí từ 0h ngày 12/8/2016 đến nay và
đã gây ra nhiều bức xúc.
Theo Pháp Luật TP.HCM
|
Đường dây Phượng 'râu' chung chi cho
cơ quan chức năng hàng tỉ đồng!
Cập nhật lúc 20:31
Trong quá trình khám xét, cơ
quan điều tra thu thập 4 quyển sổ sách, ghi chép chi tiết việc đường dây
Phượng 'râu' chung chi cho các cơ quan chức năng hàng tỉ đồng!
Phượng "râu" tại cơ quan công an - Ảnh:
A.X.
Chiều 29-4,
nguồn tin Tuổi Trẻ Online cho
biết lực lượng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công
an đang phối hợp cơ quan chức năng, tiếp tục kiểm đếm số lượng gỗ quý hiếm
trong các kho của Phan Hữu Phượng (Phượng 'râu', 50 tuổi, quê tỉnh Nghệ An,
ngụ tỉnh Đắk Nông).
Theo cơ quan
điều tra, quá trình tiến hành bắt khẩn cấp Phượng 'râu' và thực hiện lệnh
khám xét, cơ quan điều tra phát hiện Phượng 'râu' trữ một lượng gỗ quý hiếm
lên đến hàng ngàn khối gỗ. Số lượng gỗ quý hiếm rất nhiều loại, được trữ
trong 3 nhà kho của Phượng 'râu'.
Hiện cơ quan
điều tra đã huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ tiến hành khám xét, kiểm đếm
số lượng gỗ 'khủng' để phục vụ công tác điều tra. "Chưa từng thấy gỗ
nhiều như thế này, hàng chục cán bộ, chiến sĩ cũng phải mất hơn 10 ngày nữa
mới kiểm đếm xong", một cán bộ điều tra chia sẻ.
Cũng theo cơ
quan điều tra, trong quá trình khám xét, thu thập tư liệu chứng cứ, cơ quan
điều tra đã thu thập được 4 quyển sổ sách, có nội dung ghi chép chi tiết về
việc đường dây của Phượng 'râu' đã chung chi cho các cơ quan chức năng với số
tiền lên đến hàng tỉ đồng!
Công an đọc lệnh bắt, khám
xét nhà Phượng "râu" - Ảnh: A.X
Theo nguồn tin Tuổi Trẻ Online, Phượng 'râu' được
xem là ông trùm tại địa bàn và có mối quan hệ 'tốt' với nhiều người tại khu
vực biên giới mà Phượng đang 'làm ăn'. Dưới Phượng 'râu' có rất nhiều đàn em
làm công ăn lương, phục vụ công tác vận chuyển, khai thác gỗ.
Nhiều trinh sát
thâm nhập, xác định sào huyệt của Phượng 'râu' thuộc khu vực rừng phòng hộ
Vườn quốc gia Yok Đôn, cách đồn biên phòng 747 (thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên
phòng tỉnh Đắk Nông) hơn 200m.
Trong khu rừng
của lâm tặc hoạt động, nhiều xe các loại phục vụ việc khai thác, vận chuyển
gỗ như công trường công khai. Lán trại của lâm tặc nằm lọt thỏm giữa rừng, đã
sử dụng nhiều năm qua. Tùy thời điểm, người vận chuyển, khai thác gỗ có thể
dao động từ 20-60 người.
Sau một thời
gian điều nghiên, đêm 26-4, lực lượng C49, Văn phòng cơ quan cảnh sát điều
tra (C44) Bộ Công an, phối hợp hàng trăm cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn cảnh
sát đặc nhiệm Bộ Công an, bí mật ém quân trên các xe tải, di chuyển từ TP.HCM
lên khu vực bên ngoài sào huyệt của lâm tặc, sẵn sàng chờ lệnh xuất kích.
Đúng 3h sáng
27-4, các lực lượng đồng loạt tấn công sào huyệt của lâm tặc, vây ráp bắt giữ
rất nhiều người liên quan. Trong lúc bị bao vây, Phượng 'râu' liều lĩnh bỏ
chạy, định lên ôtô bán tải tẩu thoát ra ngoài nhưng bị chặn bắt tại cửa rừng.
Phượng
'râu bị chặn bắt tại cửa rừng rạng sáng 27-4 - Ảnh: A.X
Dẫn
giải Phượng râu ra khỏi rừng - Ảnh: A.X
Hiện vụ việc
đang được các cơ quan chức năng, khẩn trương điều tra làm rõ.
(Theo Tuổi Trẻ) SƠN BÌNH
|
Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018
Mở
rộng điều tra vụ 'Út trọc': Khởi tố 2 đại tá
Cập nhật lúc 20:37
Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng vừa phát thông tin
cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đại tá Phùng Danh
Thắm, TGĐ Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng và Đại tá Bùi Văn
Tiệp, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân.
Ngày 3/12/2017, Cơ quan Điều
tra hình sự - Bộ Quốc phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can,
bắt tạm giam đối với Đinh Ngọc Hệ, nguyên Phó TGĐ Tổng công ty Thái Sơn,
Bộ Quốc phòng về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ" theo khoản 3, điều 281 bộ luật Hình sự năm 1999.
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra còn phát hiện Đinh Ngọc Hệ có hành vi mua bằng đại học giả, sử dụng bằng đại học giả để khai trong hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ. Hành vi của Đinh Ngọc Hệ có đủ yếu tố cấu thành tội "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" quy định tại điều 341 bộ luật Hình sự năm 2015.
Mở rộng điều
tra vụ án, Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần
Xuân Sơn, trú tại khu phố 6, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái
Bình) là người được Đinh Ngọc Hệ thuê làm Giám đốc chi nhánh công ty cổ phần
phát triển đầu tư Thái Sơn, Bộ Quốc phòng tại Bình Dương; ông Trần Văn Lâm,
trú tại 18/B 518 chung cư Huỳnh Văn Chính, phường Phú Trung, quận Tân Phú
(TP.HCM), là người được Hệ thuê làm TGĐ điều hành công ty Thái Sơn; khởi
tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đại tá Bùi Văn Tiệp,
nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân.
Cả 3 bị can
trên đều bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ” với vai trò đồng phạm giúp sức cho bị can Đinh Ngọc Hệ.
Đồng thời, cơ
quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đại tá Phùng Danh
Thắm, TGĐ Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng về tội “Thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại điều 360 bộ luật Hình sự năm 2015.
Các cơ quan tố
tụng của Bộ Quốc phòng đang khẩn trương điều tra để kết luận, đề nghị truy tố
Đinh Ngọc Hệ cùng với các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật,
đưa vụ án ra xét xử trong thời gian sớm nhất.
Trong quá trình điều tra, xử lý vụ án, các cơ quan tố tụng
của Bộ Quốc phòng thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, bảo đảm tiến
độ, thời gian, kết luận rõ ràng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không có
vùng cấm, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, khẳng định trách nhiệm của
Quân đội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Theo VietNamNet
|
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018
Hoa
hậu doanh nhân thế giới người Việt 2018 lập 17 công ty "ma", mua
bán hóa đơn ngàn tỉ
Cập nhật lúc 16:13
Nguyễn Thị Nhung, Hoa hậu doanh nhân thế giới người Việt 2018, được
cơ quan công an xác định là nghi phạm cầm đầu đường dây mua bán hóa đơn GTGT
lên đến hàng ngàn tỉ đồng.
Sáng 27-4, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao
Động, đại tá Nguyễn Đức Cường, Trưởng Công an quận Hồng Bàng (TP Hải
Phòng), cho biết công an quận vừa phát hiện, đấu tranh triệt phá đường dây
chuyên mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng (GTGT) với quy mô hàng ngàn tỉ
đồng. Đáng chú ý, đối tượng cầm đầu đường dây này là Nguyễn Thị Nhung, Hoa hậu doanh
nhân thế giới người Việt 2018.
Nguyễn Thị Nhung
vừa được tôn vinh danh hiệu hoa hậu doanh nhân thế giới người Việt 2018
Theo tài liệu điều tra, từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018,
Công an quận phát hiện một đường dây mua bán hóa đơn GTGT với quy mô lớn lên
đến hàng ngàn tỉ đồng, liên quan đến nhiều doanh nghiệp trên địa bàn nhiều
tỉnh, thành.
Sau hơn 3 tháng đeo bám, các trinh sát bước đầu xác định
những công ty gồm: Công ty TNHH Hải Nguyên Việt, Công ty TNHH thương mại phát
triển Tuấn Hà, Công ty TNHH TMDV Phúc Trà, Công ty TNHH phát triển thương mại
Tuấn Phát… cùng có trụ sở nằm trên đường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, và đều
là các công ty "ma" được thành lập để hoạt động mua bán trái phép
hóa đơn GTGT. Dù có trụ sở, địa điểm giao dịch nhưng lại không hoạt động và
không có hàng hóa như đăng ký.
Trên cơ sở các tài liệu thu thập bước đầu, ngày 14-3, Công
an quận Hồng Bàng quyết định lập chuyên án mang bí số 418K giao cho Đội Cảnh
sát kinh tế làm nòng cốt để tiếp tục tiến hành thu thập các tài liệu, đấu
tranh triệt xóa những công ty có hoạt động mua bán trái phép hóa đơn GTGT.
Quá trình điều tra, xác minh, lực lượng công an đã xác
định được đối tượng cầm đầu đường dây này là Nguyễn Thị Nhung (40 tuổi, trú
tại phường An Biên, quận Lê Chân, TP Hải Phòng). Nhung núp dưới vỏ bọc giám
đốc một công ty cổ phần, vừa qua còn được trao vương miện Hoa hậu doanh nhân
thế giới người Việt 2018.
Cuộc thi này được giới truyền thông mô tả là tổ chức trên
du thuyền 5 sao đi qua 3 nước Singapore, Malaysia, Thái Lan và ban giám khảo
là những nghệ sĩ có tên tuổi. Bản thân Nguyễn Thị Nhung được tung hô ngoài vẻ
đẹp khả ái, phong thái tự tin, lối ứng xử thông minh còn là nữ doanh nhân đa
tài lại giàu lòng trắc ẩn, luôn tiên phong trong những phong trào xã hội, làm
từ thiện…
Theo đại tá Nguyễn Đức Cường, sau nhiều tháng bí mật đấu
tranh, hiện Ban chuyên án đã có cơ sở để xác định được các mắt xích trong
đường dây tội phạm nói trên, trong đó Nguyễn Thị Nhung là người đóng vai trò
cầm đầu đường dây.
Giữ vai trò hỗ trợ đắc lực cho Nhung là các đối tượng Vũ
Thị Ánh Tuyết (43 tuổi, trú tại quận Lê Chân, TP Hải Phòng) đóng vai trò liên
hệ, giao dịch với các đầu mối khách hàng. Trần Thị Minh Thư (37 tuổi, trú tại
quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) là người đặt in và viết các nội dung trên hóa
đơn GTGT đồng thời ký, đóng dấu Công ty TNHH Hải Nguyên Việt...
Nguyễn Thị Nhung - người vừa được
tôn vinh danh hiệu hoa hậu doanh nhân thế giới người Việt 2018 - Ảnh: Anh Khôi
Theo tài liệu
của cơ quan công an, Nhung có bề dày "kinh nghiệm" đối phó với các
lực lượng chức năng nên các hoạt động của đường dây được Nhung tổ chức hết
sức tinh vi. Nhung giao việc cho từng cá nhân theo kiểu hoạt động đơn tuyến,
việc của ai người nấy biết.
Cụ thể, Nguyễn Văn V. vai trò thực chất chỉ là một anh xe
ôm liên lạc, việc vận chuyển chứng từ tài liệu hóa đơn… nội dung bên trong
chứa những gì anh ta hoàn toàn không được biết.
Cơ quan điều tra xác định, dưới sự điều hành của Nhung,
các đối tượng đã lập ra tổng cộng 17 công ty "ma" và bán ra một lượng
rất lớn hóa đơn chứng từ với doanh số tạm tính ban đầu lên tới 1.500 tỉ đồng.
Sau khi đã thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ, ngày 20-4,
Ban chuyên án đã bắt gọn 6 đối tượng trong đường dây mua bán trái phép hóa
đơn GTGT, gồm: Vũ Ánh Tuyết, Trần Thị Minh Thư, Trần Thị V.A., Nguyễn Văn V.,
Đặng Trinh H., Vũ Thị V.A. Riêng Nguyễn Thị Nhung đã nhanh chân "cao bay
xa chạy".
Tài
liệu cơ quan công an thu giữ
Khám xét khẩn
cấp tại số 12/179 phố Lê Lợi (phường Gia Viên, quận Ngô Quyền, nơi các đối
tượng thuê để hoạt động mua bán trái phép hóa đơn), Cơ quan điều tra thu giữ
tang vật, gồm 17 con dấu pháp nhân của các công ty trên cùng 17 con dấu chức
danh giám đốc doanh nghiệp, 112 quyển hóa đơn đã sử dụng, 108 quyển hóa đơn
GTGT chưa sử dụng, 2 máy tính xách tay, các tài liệu chứng cứ có liên quan
đến hành vi mua bán trái phép hóa đơn GTGT của 17 doanh nghiệp nêu trên.
Ngay sau đó, Cơ quan CSĐT Công an quận Hồng Bàng đã khởi
tố vụ án Mua bán trái phép hóa đơn, tạm giữ hình sự đối với Vũ Thị Ánh Tuyết
và Trần Thị Minh Thư để phục vụ công tác đấu tranh mở rộng án. Cơ quan CSĐT
Công an quận Hồng Bàng cũng kêu gọi Nguyễn Thị Nhung sớm ra đầu thú để được
hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
(Theo Người Lao Động) Trọng Đức
|
Du
lịch 30/4 – 1/5: “Mài dao” chờ "chém" khách với giá cắt cổ!
Cập nhật lúc 15:51
Hàng năm, vào
dịp 30/4 – 1/5, các thành phố biển lại “lên dây cót” chuẩn bị vào mùa du lịch
mới. Cũng theo “quy luật”, dịp 30/4 – 1/5 là dịp để các hộ kinh doanh dọc bờ
biển đều chung khí thế… “mài dao” chờ khách với tiền thuê phòng và hàng loạt
dịch vụ đi kèm có giá cắt cổ!
Du khách đổ
về các bãi biển đông nghịt dịp lễ 30/4-1/5. Ảnh: PV
Nhà nghỉ, khách sạn “cháy phòng”
Trao đổi với PV Báo Lao Động, chị Hoàng Yến (Giáp Bát, Hoàng Mai,
Hà Nội), cho biết: Cách đây 10 ngày, chị tìm phòng nghỉ cho nhóm bạn 12 người
tại khu du lịch Cửa Lò, nhưng không thể thuê nổi, bởi hầu hết các khách sạn
đều đã kín chỗ.
“Có một số khách sạn, nhà nghỉ còn chỗ, nhưng chỉ có 1 vài phòng,
chúng tôi đành phải thuê 2 khách sạn cạnh nhau trên đường Bình Minh (thị xã
Cửa Lò). Điều đáng nói là, hầu hết các khách sạn đều tăng giá từ 10-30%. Càng
sát ngày lễ, giá phòng càng được đẩy lên cao tùy theo độ “cháy” của nhà nghỉ,
khách sạn.
Tại bãi biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh), tình trạng “cháy” phòng khách
sạn cũng khá phổ biến, dù giá phòng đã được đẩy lên từ 20-50% tùy vị trí và mức
độ trang bị tiện nghi của khách sạn. Đến thời điểm này, hầu hết các khách
sạn, nhà nghỉ dọc đường Bình Minh (thị xã Cửa Lò - Nghệ An) đều đã được khách
đặt kín phòng. Thậm chí, 1 phòng cấp 4 gồm 2 giường, không điều hòa, chỉ có 1
tivi và 1 bình nóng lạnh giá cũng được hét tới 1,2-1,5 triệu đồng” - chị
Nguyễn Lan Chi (trú tại phố Phạm Thận Duật, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết.
Dọc các bãi biển từ Thanh Hóa đến Nha Trang, giá phòng khách sạn
đều được “hét” cao hơn ngày thường. “Nếu như thuê phòng tại các khu nhà nghỉ,
khách sạn của các DN nhà nước thì giá phòng tăng không đáng kể; tại các khách
sạn cao cấp, mức giá tăng nhẹ so với ngày thường, khoảng 20-30%; nhưng tại
các khách sạn, nhà nghỉ trung cấp và bình dân, giá được “hét” lên gấp đôi,
thậm chí gấp 3 mà vẫn không có phòng để thuê.
Tại Thanh Hóa, các khu nghỉ dưỡng ven biển như Hải Hòa, Hải Tiến,
FLC (Thanh Hóa) hoặc tại bãi biển Sầm Sơn đều chung tình trạng “cháy phòng” vì
hầu hết các cơ quan, DN đều đã đặt vé tập thể cho cán bộ nhân viên cách đây
cả tháng. Theo khảo sát của PV, hầu hết các khách sạn có view đẹp đều đã hết
chỗ, dù giá tăng gấp đôi.
Đơn cử, một số khách sạn tọa lạc ven bãi biển Mỹ Khê, Đã Nẵng,
giá ngày thường cho mỗi phòng đơn từ khoảng 450.000 - 600.000 đồng, nhưng đến
sát ngày lễ 30/4 – 1/5, giá đã tăng vọt lên 1,1 triệu đồng vẫn không còn chỗ.
Những khách du lịch “chậm chân” phải chọn các khách sạn xa bãi biển hơn,
nhưng giá cũng tăng đến 20-50% tùy vị trí.
Tại nhiều khu vực, tranh thủ tình trạng “cháy” phòng của một số
khách sạn, nhiều hộ dân lân ở khu vực lân cận xây các khác sạn mini, hoặc các
nhà nghỉ cấp 4 cho thuê, nhưng cũng “hét” với giá cắt cổ.
Quy hoạch dẹp tình trạng “bắt chẹt” khách du lịch
Đó là cách nói vui của người dân TP.Vinh (Nghệ An) và TP.Hà Tĩnh
khi vào mùa, khách du lịch các nơi ùn ùn đổ về bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội, Xuân
Thành, Diễn Châu, Thiên Cầm… Chính vì vậy, mặc dù nhà cách bãi biển Cửa Lò,
Cửa Hội chỉ khoảng 10km, nhưng chị Kiều Anh (Hưng Lộc - Vinh - Nghệ An) “chả
dại gì mà thuê khách sạn, nhà nghỉ và ăn uống tại Cửa Lò vào dịp 30/4-1/5 vì
giá dịch vụ đã tăng vọt gấp đôi. Thông thường, cả gia đình chúng tôi đánh xe
xuống tắm biển rồi về Vinh mua hải sản nấu ăn, giá chỉ còn một nửa” - chị
Kiều Anh cho biết.
Theo một số hộ kinh doanh tại các bãi biển, sở dĩ giá dịch vụ vào
các dịp 30/4-1/5 hoặc các tháng cao điểm về du lịch hè tăng cao, bởi hầu như
“cả năm chỉ có 1 mùa”, “làm 1 mùa, ăn cả năm”.
Một hộ kinh doanh tại bãi biển Cửa Lò cho biết: Giá các dịch vụ
tại đây phải tăng cao, bởi phải bù vào chi phí “đấu thầu” các lán trại kinh doanh,
chi phí bảo vệ môi trường, an ninh trật tự… Chưa kể, vào dịp nghỉ lễ,
giá cả các mặt hàng thực phẩm, rau xanh, giải khát… đều “tự động” tăng ít
nhất 20-40% thì mới mong có “bát ăn bát để”.
“Mùa du lịch chỉ kéo dài đến hết tháng 8 dương lịch, sau đó là
mùa mưa bão, biển động, lượng khách du lịch sẽ giảm dần, giá cả cũng giảm theo”-
chị Minh Lý - chủ kiốt Lý Béo số 35 bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) cho biết.
Bà Nguyễn Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò - cho biết,
mùa du lịch năm 2018, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) phấn đấu đón hơn 2,7 triệu lượt
du khách, tăng 10% so với năm 2017; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 2.690 tỉ
đồng, tăng 18% so với năm 2017.
Tại Cửa Lò sẽ có nhiều nét mới nhằm thu hút và tạo hài lòng cho
du khách thông qua một số sự kiện du lịch: Chương trình khai mạc Lễ hội du lịch
Cửa Lò năm 2018 với chủ đề “Cửa Lò hội tụ và tỏa sáng”, bắn pháo hoa nghệ
thuật vào đêm khai mạc lễ hội du lịch đêm 29/4; tổ chức lễ hội âm nhạc đường
phố hàng tuần tại Quảng trường thị xã và một số trục đường trung tâm thị xã;
tổ chức hội chợ thương mại, hội chợ ẩm thực…
Trong suốt mùa du lịch năm nay, thị xã cũng duy trì đường dây
nóng để cung cấp thông tin, hướng dẫn giải quyết những kiến nghị của du
khách; công khai địa chỉ, số điện thoại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn có
uy tín, độ tin cậy cao để du khách nghiên cứu, lựa chọn sử dụng các dịch vụ.
Theo ông Doãn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò - thị xã
Cửa Lò triển khai thực hiện quy hoạch của Chính phủ và đang phối hợp với các ngành
chức năng tỉnh Nghệ An để quản lý hiệu quả quy hoạch theo định hướng trở
thành trung tâm đô thị du lịch biển, trung tâm du lịch nghỉ mát và là hạt
nhân quan trọng của hệ thống du lịch dịch vụ tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung
bộ.
Toàn bộ phía đông đường Bình Minh - tuyến đường đẹp nhất, chạy
dọc biển đoạn nối từ đường ngang số 1 (tức là đường Nguyễn Xí ra đảo Lan Châu)
đến đường ngang số 23 (đường Vinh - Cửa Hội), nơi phía đông đường có các kiốt
kinh doanh nhà hàng ăn uống lớn nhất Cửa Lò sẽ được quy hoạch, không tổ chức
các kiốt nhà hàng nữa mà có thảm công viên, cây xanh. Hiện thị xã Cửa Lò đã
chọn được nhà đầu tư, thuê tư vấn nước ngoài và đang trình các cấp có thẩm
quyền để tiến hành quy hoạch khu vực phía đông đường Bình Minh...
(Theo Lao Động)
PHONG NGUYỄN
|
Vụ
'bốc hơi' 245 tỷ đồng của khách hàng: Tổng giám đốc Eximbank có từ chức?
Cập nhật lúc 15:31
Liên quan đến việc liên tiếp phát hiện nhiều vụ "bốc
hơi" tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại Eximbank, nhiều cổ đông bức
xúc chất vấn lãnh đạo Eximbank có nghĩ đến việc sẽ từ chức?
Cổ đông đặt nhiều
câu hỏi về trách nhiệm của lãnh đạo Eximbank
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 của Ngân hàng Thương
mại Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), nhiều cổ đông đã đặt vấn đề về việc
có trả tiền cho khách hàng; trách nhiệm của lãnh đạo Eximbank...
Một cụ bà là cổ đông sáng lập, 34 lần đại hội thì đã tham dự 32
lần bức xúc: “Suốt thời gian qua, tôi lãnh cổ tức chỉ có vài lần. Tại sao
trong nội bộ ăn cắp tiền mà giờ cổ đông phải góp tiền trả nợ. 1 năm nay chúng
tôi vô cùng vất vả, khổ sở. Vì sao để nhân viên làm mất tiền mà lãnh đạo
không biết?”.
Ông Lê Văn Quyết -
Tổng giám đốc Eximbank
Một cổ đông khác cũng đặt câu hỏi, không chỉ 1 vụ mất tiền mà rất
nhiều vụ, mất hàng trăm tỷ. Mà người lấy lại là nhân viên của ngân hàng. Là
lãnh đạo nhưng để xảy ra sai sót nghiêm trọng, thời gian dài với số tiền lớn.
Vậy tổng giám đốc có từ chức không?
Liên quan đến trường hợp khách hàng mất tiền, ông Lê Văn Quyết –
Tổng giám đốc Eximbank cho biết đây là các vụ xảy ra trong giai đoạn hội đồng
quản trị hiện nay, nên với tư cách là người đứng đầu, chúng tôi phải có trách
nhiệm.
Ngay sau đó, Eximbank đã có nhiều hình thức khắc phục bằng cách
ngay sau phát hiện sự việc, chúng tôi đã đối chiếu hồ sơ, danh sách khách
hàng có số tiền gửi lớn. Tiếp đó, bổ sung tất cả các hệ thống cảnh báo để
khách hàng nhận biết tốt hơn các vấn đề xảy ra. Thứ 3, chúng tôi bổ sung các
hình thức nhận diện nhất là vấn đề liên quan đến giấy ủy quyền, bằng cả hình
thức xác nhận thông tin bằng dấu vân tay. Chúng tôi cũng đã tiến hành luân
chuyển cán bộ trong từng chi nhánh, để giúp kiếm soát và phát hiện lỗ hỏng
trong giao dịch. Đến nay, tất cả nội dung trên đã triển khai từ giữa năm 2017
cho đến nay - ông Quyết nói.
Đại hội đồng cổ
đông thường niên Eximbank nổi lên nhiều vấn đề nóng như mất tiền, cổ đông
không có cổ tức...
Liên quan đến câu hỏi, để xảy ra sự việc nhân viên làm mất tiền
khách hàng, Tổng giám đốc có từ chức? Ông Lê Văn Quyết cho rằng, mình
đã làm Tổng giám đốc Eximbank được 2 năm, đúng theo hợp đồng Hội đồng
quản trị đã ký. “Tôi cũng đã cam kết trong thời gian 2 năm hợp đồng sẽ đưa
ngân hàng giải quyết tồn đọng, trở lại vạch xuất phát và phục hồi phát triển.
Tất nhiên còn nhiều vấn đề phải nói. Tôi đã chính thức bày tỏ ý kiến với Hội
đồng quản trị tìm kiếm người thay thế với chức Tổng giám đốc, phù hợp hơn với
mục tiêu, chiến lược của Eximbank trong giai đoạn tiếp theo” – ông Quyết chia
sẻ.
Trong khi đó, đại diện Ban kiểm soát Eximbank cho biết, khi xảy
ra sự việc mất tiền của khách hàng, Ban kiểm soát đã rà soát chứng từ. Tất cả
chứng từ đều rất đầy đủ, không thể phát hiện được khách hàng đến trực tiếp
hay không vì dung lượng camera cũng rất giới hạn. Chức năng phân biệt chữ ký
thật giả cũng không thuộc chứng năng của Ban kiểm soát. Chúng tôi cam kết
những sai sót tương tự sẽ không xảy ra – đại diện Ban kiểm soát Exibank khẳng
định.
Đánh giá bà Chui Thị Bình (khách hàng mất 245 tỷ đồng tại
Eximbank) là người rất thiện chí, sau sự việc, Eximbank đã thành lập Ban kiểm
soát để phối hợp với luật sư của khách hàng Chu Thị Bình để tìm tiếng nói
chung. “Chúng tôi cam kết những gì là sai sót của ngân hàng thì ngân hàng sẽ
trả ngay cho khách hàng, còn những gì mà lấn cấn giữa hai bên thì sẽ chờ kết
quả phán quyết cuối cùng của cơ quan chức năng. Hiện hai bên vẫn đang trong
quá trình thương thảo” - đại diện Ban kiểm soát Exibank nói.
(Theo Tiền
Phong) Uyên Phương
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)