Kiev làm tốt
thí phương Tây, dân
|
|
Cắt khí đốt Nga,
|
Ông Nasalyk cho
rằng, Ukraine
cần tiết kiệm 15-20 triệu mét khối khí mỗi ngày để không bị thiếu hụt hay
gián đoạn trong thời gian tới.
Bộ trưởng Năng
lượng Ukraine Ihor Nasalyk khuyến cáo các công ty sản xuất nhiệt tạm thời
chuyển sang mazut, một loại dầu nhiên liệu chất lượng thấp. Tập đoàn cũng kêu
gọi người dân Ukraine
hãy vặn lò sưởi ở mức 1 độ vào ban ngày và 2 độ vào ban đêm.
Giá gas Ukraine tăng
phi mã
Hồi tháng
4/2017, khi quyết định không phụ thuộc vào khí đốt của Nga, chính quyền Kiev
tuyên bố đã ký hợp đồng mua bán khí đốt mới với các nhà cung cấp Châu Âu,
được cho là có giá rẻ hơn của Nga rất nhiều.
Tuy nhiên, Giám
đốc thương mại của Naftogaz là Yuri Vitrenko vừa qua đã phải thừa nhận thực
tế là, Ukraine mua khí đốt ở châu Âu với mức giá đắt hơn rất nhiều khi so với
mua của Gazprom và sắp tới sẽ còn cao hơn nữa, bởi trên thực tế, Ukraine đã
thay thế ‘giá gốc’ (của Nga) bằng ‘giá ngọn’, tính cả lưu thông trung chuyển
(mua lại của các nước đã mua của Nga, hoặc ở rất xa nên phí vận chuyển cao).
Theo đó, bắt
đầu từ tháng 4/2018, giá khí đốt tại Ukraine sẽ lên tới 8.000 hryvnia (khoảng
300USD)/ngàn m3, cao hơn giá gas của Nga khoảng 14,3%; phí vận chuyển là 30
USD/ngàn m3.
Theo cách tính
này, thì từ tháng 4/2018, người dân Ukraine phải mua khí đốt với giá
là: 300 USD (gốc) + 30 USD (vận chuyển) = 330 USD/ngàn m3 (bao gồm cả phí vận
chuyển).
Như vậy, Ukraine đã
mua với giá cao hơn của Nga ít nhất là từ 20% đến 23%.
Theo tính toán mới của Công ty dầu khí
Ukraine (Naftogaz), sau khi trải qua các kênh lưu thông phân phối trong nước,
khi giá khí đốt đến tay người tiêu dùng (nhân dân Ukraine) có thể tăng với
mức kinh hoàng, lên tới 62% và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống
của mọi người dân Ukraine.
Việc tăng giá khí đốt tại Ukraine là
một trong những yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đối với quá trình cải cách
kinh tế tại Ukraine (phải tăng ít nhất là 17% so với khi mua giá rẻ của Nga),
đảm bảo cho việc IMF giải ngân phần còn lại trong khoản vay 17,5 tỷ USD dành
cho Ukraine.
Bất kể việc Ukraine và Ba Lan ngừng mua
khí đốt Nga, xuất khẩu khí đốt của Gazprom tới châu Âu đã tăng đều đặn và lập
kỷ lục mới vào năm 2017 với tổng khối lượng 194 tỷ mét khối.
Điều này có ý nghĩa gì? Phải chăng châu
Âu đã ngừng chống Nga? Không phải, đó chính là một minh chứng điển hình của
‘tiêu chuẩn kép’ phương Tây.
Phương Tây ‘tiêu chuẩn kép’, Kiev làm khổ nhân
dân
Nghịch lý là trong bối cảnh Ukraine cự tuyệt với khí đốt đường ống giá rẻ
của Nga để nhân dân chịu đói rét, thì Mỹ và các nước hàng đầu châu Âu - vốn
mạnh miệng hô hào và ép buộc chính quyền Kiev
phải đoạn tuyệt kinh tế với Moscow
- lại gia tăng nhập khẩu khí đốt từ Nga.
Ngay trong tháng 3 này, chuyến khí đốt
LNG thứ 2 của Nga đã được vận chuyển đến Anh. Trước đó, chuyến tàu chở LNG
thứ nhất đã được bàn giao cho Anh vào tháng 12/2017.
Ngoài ra, một thủ lĩnh khác của châu Âu
là Đức cũng gia tăng nhập hàng chục tỷ m3 khí đốt từ Nga, thậm chí Berlin còn
chống lại cả Mỹ và vận động Hội đồng châu Âu để quyết tâm mở ‘Dòng chảy
Phương Bắc 2’ (Nord Stream-2) từ Nga chạy qua biển Baltic sang lãnh thổ Đức.
|
Trong khi Anh, Đức, Mỹ thể hiện ‘tiêu chuẩn kép’ khi mua khí đốt
Nga thì Kiev không có cái quyền đó, để nhân dân Ukraine thếu khí đốt
|
Thậm chí, không chỉ London ,
Berlin và châu Âu, mà ngay cả Washington cũng đã phải trông đợi nhập khẩu khí đốt của
Moscow . Hồi
giữa tháng 2, tàu vận tải khí đốt hóa lỏng thứ hai của Nga là Provalys đã chở
lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng thứ hai của Nga sang Mỹ.
Còn trước đó, chuyến tàu chở khí đốt
hoá lỏng đầu tiên của Nga là Gaselys, đã vào cảng Boston của Mỹ hồi cuối
tháng 1, để bốc dỡ lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng đầu tiên.
Như vậy, các nước phương Tây đã thể
hiện rõ ràng ‘tiêu chuẩn kép’ của mình trong vấn đề trừng phạt Nga. Ngoài
miệng họ vẫn hô hào trừng phạt, cấm vận Moscow
nhưng sự thực dụng của phương Tây đã không để các vấn đề chính trị ảnh hưởng
đến kinh tế, làm khổ người dân.
Ngược lại, chính quyền Ukraine cam tâm
làm ‘con tốt thí’ của phương Tây, nên đã cắt đứt tất cả các mối liên hệ kinh
tế như: Cấm nhập khẩu than đá, khí đốt, điện, cắt đứt tàu hỏa liên vận…, và
ngừng giao thương hàng loạt các loại hàng hóa khác, dẫn đến đời sống nhân dân
đói khổ.
Không phải các chính trị gia Kiev không
hiểu được cái ‘tiêu chuẩn kép’ của phương Tây và nỗi khổ của nhân dân, nhưng
một khi họ đã từ bỏ quyền tự quyết và cam tâm làm ‘tên lính tiên phong trên
mặt trận chống Nga’ cho Mỹ và các đồng minh, thì họ phải ‘chống Nga bằng mọi
giá’, bất chấp quyền lợi của nhân dân nước mình.
Chính giới ở Kiev một là có ‘thâm thù đại hận’ với Nga,
hai là chỉ lo cho cái ghế và quyền lợi béo bở của mình, họ đâu có nghĩ gì đến
nhân dân?
Do đó, họ cần phải ‘chống Nga đến người
Ukraine
cuối cùng’, nếu không rất có thể sẽ có một Maidan mới nổ ra!
(Theo Đất Việt) Thiên Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét