Người dân
Lào bức xúc vì dự án đường sắt Trung Quốc?
Cập nhật lúc 16:34
Phản đối dự án của Trung Quốc vì 4.000 gia đình Lào không nhận được
tiền đền bù.
Dự án tuyến đường sắt cao tốc Trung
Quốc - Lào đang gây bức xúc cho khoảng 4.000 hộ dân đã nộp đất để làm dự án.
Tờ Nikkei mới đây có bài viết về việc
này, hàng ngàn gia đình Lào phản ánh họ đáng ra sẽ nhận được bồi thường từ
việc nộp đất để làm dự án cao tốc khởi công từ năm 2016 nhưng cho tới nay, số
tiền bao nhiêu và thời gian nhận là bao giờ thì chưa được nhận câu trả lời rõ
ràng.
Một người tên Luang Prabang nói:
"Đã đến cuối năm (năm 2017) nhưng họ vẫn im lặng. Chúng tôi chưa nghe
nói gì và chúng tôi cần bồi thường sớm nhất có thể".
Lào đã làm lễ khởi
công dự án này vào tháng 12/2015, đến cuối năm 2016, dự án bắt đầu tiến
hành. Nhưng cho đến nay, người dân đã nộp đất để xây dự án chưa có tiền đền
bù, không có đất để canh tác.
Chưa kể, Lào còn giao cho chính
quyền các tỉnh thực hiện việc đánh giá từng hộ gia đình
tương ứng với điều khoản đền bù riêng lẻ khiến suốt những năm
qua, người nông dân Lào không rõ mình sẽ được bao nhiêu tiền đền bù và khi
nào thì có.
Theo Thông tấn xã Lào (KPL), tiền bồi
thường sẽ được chuyển cho các nông dân bị thiệt hại mùa màng và những người
có "bất động sản được giao nộp cho chính phủ" thông qua Ngân hàng
Ngoại thương Nhà nước Lào.
Trước đó đã có các buổi gặp gỡ để thảo
luận công khai về việc đền bù cho nông dân Lào bị trưng dụng đất. Nhưng từ
đầu tháng 10/2016, nông dân Lào bị ngăn cản không được phát biểu, nêu ý kiến
trong các cuộc họp công khai như vậy nữa.
Điều này càng khiến nông dân
Lào bức xúc. Không chỉ riêng những người bị thiệt thòi ở
dự án đường sắt này mà cả những người nông dân bị trưng
dụng đất từ các dự án khác của các công ty Trung Quốc
cũng bất mãn.
Việc ngăn cản người dân không
được lên tiếng phải đối về dự án đã khiến các tổ chức quan sát dân sự lên
tiếng. Một nhà phân tích của Lào nói với Nikkei rằng, quyết định ngăn cản
nông dân phản ứng là điều mà chính phủ Lào đang muốn "quan sát chặt chẽ
hơn" ý kiến của dư luận, khiến những nhà hoạt động làm việc về vấn
đề đất đai và đền bù cũng giảm dần.
Đã có hơn 80% diện tích đất cần cho dự
án đã được bàn giao cho nhà phát triển Trung Quốc. Theo ước tính chính thức,
gần 4.000 ha rừng, đất nông nghiệp và hơn 3.300 tòa nhà đã được trưng dụng
cho dự án. Đến tháng 12/2017, 1/5 tuyến đường đã hoàn thành và dự kiến thông
xe vào tháng 12/2021 với 75 đường hầm và 167 cây cầu.
Đây là dự án nằm trong sáng kiến
"Vành đai - Con đường" của Trung Quốc và đã được Bắc
Kinh cam kết rót 70% quỹ, phần còn lại sẽ do Lào lo. Thủ
tướng Lào Thongloun Sisoulith nói rằng, dự án này sẽ chuyển Lào từ một quốc
gia không giáp biển thành một quốc gia "liên kết lục địa".
Hồi tháng 1/2018, Chính phủ Lào cho
biết một dự luật về đền bù đã được soạn thảo cho các trường hợp trưng dụng
ruộng đất phục vụ các dự án cơ sở hạ tầng. Dự luật này sẽ được đệ trình vào
tháng 4 tại Quốc hội Lào.
Giới phân tích lo ngại Lào đang bị dẫn
vào một cái bẫy nợ khác khi dự án có kinh phí 5,9 tỷ USD này gần bằng 1/2
tổng sản phẩm quốc nội của nước này.
Trước đây, khi Lào nhận thấy không có
khả năng thanh toán nợ sau khi thực hiện dự án được Trung Quốc cho vay, chính
phủ nước này đã bàn giao đất công cho nhà thầu Trung Quốc. Trong số này có
một sân vận động ở
Chuyên gia cảnh báo nhiều lần bẫy nợ
của Trung Quốc
Trong một diễn biến liên quan, 8
quốc gia đang có nguy cơ vỡ nợ cao nhất từ những khoản vay hậu hĩnh trong các
dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên
cứu Phát triển Toàn cầu (CGD) của Mỹ.
Nghiên cứu này chỉ ra trong số 68 quốc
gia được xác định là những quốc gia có tiềm năng trong sáng kiến Vành đai-
Con đường thì 23 quốc gia theo nghiên cứu của CGD đã được cho thấy đang ở mức
nguy cơ "khá cao" về nợ nần.
Đặc biệt, 8 quốc gia bao gồm:
Nguồn tài chính cho vay các dự án của
Trung Quốc đến từ tổ chức chuyên dụng như Quỹ Tơ lụa, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở
Hạ tầng Châu Á và Quỹ Hưu trí Quốc gia. Các ngân hàng quốc doanh của Trung
Quốc đã cho vay hàng trăm tỷ USD đối với hàng trăm dự án ở các quốc gia mà
hầu hết các Chính phủ chủ nợ khác lo ngại cho vay.
"Không như các chủ nợ chính phủ
khác, Trung Quốc đã không ký kết các điều kiện ràng buộc về cho vay không vì mục
tiêu phát triển bền vững và các vấn đề giải quyết nợ nếu có phát sinh" -
báo cáo của CGD nêu rõ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cũng
cảnh báo Lào về nguy cơ mất khả năng trả nợ, đồng thời kêu gọi Trung Quốc
kiểm soát nguồn tài chính minh bạch.
(Theo Đất Việt) Kim Hoa
|
Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét