Phát hiện
mới nhất về hành tinh bí ẩn Hệ mặt trời
Cập
nhật
lúc 08:13
Nhờ một thiết bị gắn trên tàu
Juno, các nhà khoa học vừa phát hiện thêm những điều thú vị về sao Mộc - một
trong những hành tinh bí ẩn nhất Hệ mặt trời.
Một trong những
hình ảnh mới nhất về sao Mộc do Juno chụp được và gửi về Trái đất - Ảnh: NASA
Trước đây đã có nhiều nghiên
cứu về sau Mộc nhưng người ta vẫn chưa thực sự hiểu sâu về hành tinh này.
Thêm bằng chứng sao Mộc có lõi rắn
Nhờ vào những
tư liệu của tàu Juno, các nhà khoa học thấy rằng những dải sọc đặc trưng trên
bề mặt sao Mộc có thể sâu đến 3.000km, chứ không phải chỉ có ở tầng mây trên
như quan điểm bấy lâu.
Từ đó, các nhà
khoa học tin rằng gió trên sao Mộc kéo dài từ tầng mây trên đến độ sâu
3.000km, nơi áp suất lên đến 100.000 lần so với áp suất khí quyển trên bề mặt
Trái đất.
Gió sao Mộc là một trong những loại gió mạnh nhất trong hệ mặt trời, có ảnh
hưởng quan trọng đến trường hấp dẫn của hành tinh này.
Giới nghiên cứu đang tìm hiểu về cấu tạo
của những đám mây hỗn độn và cuộn xoáy vô tận - Ảnh: NASA
Theo trang The Telegraph, kết
quả trên cũng phần nào trả lời câu hỏi lớn về sao Mộc: liệu hành tinh lớn
nhất hệ mặt trời này có lõi rắn bên trong? Đây là một thắc mắc lớn của các
nhà khoa học khi tìm hiểu những hành tinh khí như sao Mộc.
Cụ thể, gió sao
Mộc tồn tại đến độ sâu 3.000km (và có thể sâu hơn nữa) đồng nghĩa với 96% vật
chất của hành tinh này (chủ yếu là hydro và heli) nhất định đang chuyển động
xung quanh một vật thể rắn.
Ngoài ra, các
nhà khoa học cho thấy khí quyển trên sao Mộc có thể chiếm tới 1% khối lượng
hành tinh này. Đây là con số rất lớn bởi khí quyển Trái đất chỉ chiếm một
phần triệu khối lượng hành tinh chúng ta.
"Thật bất
ngờ khi khí quyển hành tinh này quá nặng và chứa quá nặng", Yohai Kaspi
- nhà khoa học hành tinh tại Viện Khoa học Weizmann (Israel) cho biết.
Những cơn bão phức tạp
Một số cơn bão trên sao Mộc có thể lớn
hơn cả đường kính Trái đất - Ảnh: NASA
Trước đây, khi
tìm hiểu sao Thổ, người ta nhận thấy bão ở 2 cực trên hành tinh khí này là
bão đơn và được hình thành từ 6 luồng xoáy bên trong. Do đó, các nhà khoa học
tin rằng bão ở 2 cực trên sao Mộc cũng tương tự.
Theo trang The Atlantic,
trong nhiệm vụ lần này Juno chụp lại những bức ảnh ở 2 cực sao Mộc cho thấy
kết quả bất ngờ: những cơn bão ở đây thường đi chung với nhau, đồng thời số
lượng luồng xoáy bên trong không theo quy chuẩn.
Cụ thể, ở cực
Bắc, 8 luồng xoáy quay quanh một luồng xoáy trung tâm trong mỗi cơn bão,
ngược lại ở cực Nam chỉ có 5 luồng xoáy quanh quay một luồng trung tâm.
Người ta chưa
biết được nguyên nhân của cơn bão cũng không trả lời được liệu cơn bão này sẽ
tồn tại bao lâu: 10 năm hay hàng trăm năm?
Hình ảnh về lượng nhiệt phát ra ở cực nam
sao Mộc do Juno chụp và tính toán - Ảnh: NASA
Kết quả của cuộc nghiên cứu lần này được đăng trên tạp chí Nature, đề cập đến 4 vấn đề chính
của sao Mộc: trường hấp dẫn, gió, kết cấu bên trong và bão ở cực.
Hiện nay tàu Juno chỉ mới thực hiện được 1/3 sứ mệnh của mình vốn
kéo dài đến năm 2021. Mục tiêu của các nhà khoa học là đưa được Juno lên bề
mặt sao Mộc giống như Cassini đã
thực hiện với sao Thổ cách đây 13 năm.
Sao Mộc là hành
tinh thứ năm tính từ mặt trời và cũng là hành tinh lớn nhất trong Hệ mặt
trời, gấp khoảng 317,8 lần khối lượng Trái đất và gấp 2,5 lần khối lượng tất
cả các hành tinh cộng lại.
Do dáng vẻ to
lớn, thanh tú của mình, người La Mã xưa đặt tên cho sao Mộc là Jupiter, vị
thần quan trọng nhất trong các vị thần.
Sao Mộc rất có
thể là hành tinh đầu tiên hình thành trong Hệ mặt trời, tuy nhiên có thể cũng
đã "lang thang" hàng triệu năm trước khi nhập vào quỹ đạo như hiện
nay và nằm giữa sao Hỏa và sao Thổ.
Sau này nhờ
quan sát sao Mộc, nhà thiên văn học Galileo ngộ ra Trái đất không phải là
trung tâm của vụ trụ. Do đó ngày nay, các nhà khoa học tin rằng nghiên cứu
sao Mộc sẽ giúp chúng ta hiểu biết nhiều hơn về nguồn gốc của chính hành tinh
mình đang sống.
(Theo Tuổi Trẻ) TRỌNG NHÂN
|
Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét