Mại dâm không thể là một nghề! |
Cập nhật lúc 10:06
Có nên mở "phố đèn đỏ" hay không? Có nên xem mại
dâm là một nghề?
Hoạt động mại dâm vẫn bị kỳ thị tại Việt
Nam Ảnh: PHẠM DŨNG
Những vấn đề trên một lần nữa
được xới lên khi các cơ quan chức năng bàn về hướng luật hoá hoạt động mại
dâm.
Trong đó, có đề xuất nên thí
điểm hợp pháp hoá hoạt động mại dâm tại các đặc khu kinh tế như Phú Quốc, Vân
Đồn, Bắc Vân Phong... bằng cách mở các "phố đèn đỏ".
Trong lúc các cơ quan chức năng
còn dè dặt thì có rất nhiều ý kiến ủng hộ mạnh mẽ việc công nhận mại dâm.
Nói gì thì nói, Việt Nam chưa
thể cho lập các "phố đèn đỏ", chưa thể công nhận mại dâm là một
nghề, thậm chí là không thể.
Đừng bảo rằng hợp pháp hoá hoạt
động mại dâm là sẽ thu được thuế? Thuế gì? Việt Nam đã có bao nhiêu luật về
thuế mà việc hành thu và chống thẩm lậu thuế vẫn còn khó khăn, các hoạt động
sinh lợi công khai vẫn trốn tránh nghĩa vụ thuế rất nhiều mà chưa ai làm gì
được, vậy lấy cơ sở nào để cầm chắc sẽ đánh thuế được hoạt động mua bán dâm?
Mà nếu được thì cũng chẳng bao nhiêu! Có nhà nước nhân văn nào phải cần đến
nguồn thu ngân sách từ... thân xác phụ nữ?
Đừng bảo rằng hợp pháp hoá hoạt
động mại dâm là để những người độc thân có điều kiện giải quyết nhu cầu sinh
lý, là để những người có nhu cầu sinh lý hợp thức hoá ham muốn tình dục của
mình?
Không chỉ người độc thân, người
có vợ hay đang có nhiều bạn gái vẫn có nhu cầu đi tìm "của lạ" để
vui chơi, đó là thực tế. Cho nên, các "phố đèn đỏ" sẽ là chốn tiếp
tay cho cái dục vọng thấp hèn ấy, nào có hay ho gì!
Và, đàn ông hay đàn bà thì cũng
đều có nhu cầu sinh lý cần thoả mãn. Tại sao phải mở "phố đèn đỏ"
để giải quyết nhu cầu của cánh đàn ông, còn phụ nữ thì không? Là đàn ông, các
vị đòi có nơi để giải quyết nhu cầu; rồi các vị nghĩ sao khi vợ hay bạn gái
của mình cũng đòi đi mua/ bán dâm? Họ cũng có quyền ấy chứ, bình đẳng mà?!
Đừng bảo rằng các nước làm được
thì ta cũng làm được. Singapore quản lý "phố đèn đỏ" hết sức vất
vả. Hà Lan và Thái Lan... mấy năm trước thả cửa cho hoạt động mại dâm thì nay
đang rất đau đầu trong việc kiểm soát, từ an ninh trật tự xã hội đến y tế,
nhập cư, văn hoá... Chúng ta nhìn vào đó để thấy trước nguy cơ và có tính
toán phù hợp. Quản lý nhà nước nhất định không làm theo kiểu "thả gà ra
đuổi...".
Rồi thì sẽ có người cãi: Có cấm,
mại dâm vẫn tồn tại.
Đúng như vậy, cái gì có lý thì
cái đó tồn tại, đó là nhu cầu bản năng nên luôn tồn tại. Nhưng thà tồn tại
trong tầm kiểm soát như trước nay còn hơn là để nó vượt tầm kiểm soát và làm
phát sinh vô vàn hậu quả khôn lường khác.
Mại dâm không thể là một nghề.
Các vị hãy nghĩ xem - dưới góc độ về quyền con người - rằng: mua vui, kiếm
chác trên thân xác phụ nữ mà cũng được cho phép bằng cách luật hoá để thừa
nhận hay sao?
(Theo Người Lao Động) Hoài Phương
Thử hỏi xem vị quan chức nào đó muốn chấp nhận MD là
một nghề được luật pháp công nhận có chấp nhận người thân, con em mình làm
nghề này hay không? Tư duy này chỉ là sự bất lực của cơ quan quản lí mà thôi.
Có những cái xấu đã tồn tại cả nghìn năm nay nhưng luật pháp của hầu hết các
nước không chấp nhận và vì hướng tới sự tốt đẹp của loài người sẽ nên không
bao giờ chấp nhận, dù nố vẫn có thể tồn tại. Nếu mại dâm được pháp luật chấp
nhận, lúc ấy người mua dâm cũng chẳng phải là vi phạm đạo đức. Lúc ấy công
chức sẽ quá “sướng”!
Thương
Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét