Mang con bỏ chợ: Ai bảo vệ quyền lợi cho lái xe Uber
tại Việt Nam?
Cập nhật lúc 10:05
Phải chăng Grab và Uber đặt ra
khái niệm "mua lại hoạt động kinh doanh" nhằm lách luật Việt Nam, né nghĩa
vụ với cơ quan thuế và lẩn tránh trách nhiệm với lái xe?
Tất cả tài xế Uber sẽ phải đăng ký lại từ đầu
nếu muốn tiếp tục chở khách dưới màu áo Grab - Ảnh: T.T.D
Câu chuyện Grab "mua lại hoạt động
kinh doanh" của Uber tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã tác động
rất lớn đến quyền lợi của hàng chục ngàn lái xe sử dụng ứng dụng của Uber tại
Việt Nam.
Không chỉ đơn
thuần là chuyện của hai doanh nghiệp, thương vụ này cũng đặt ra vấn đề pháp
lý đối với việc truy thu khoản tiền thuế 53,3 tỉ đồng mà Uber B.V Hà Lan còn
nợ Cục thuế TP.HCM.
Điều đáng nói
là khoản tiền này, hầu hết là tiền thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân mà các
lái xe đã nộp qua Uber nhưng DN này chưa nộp cho cơ quan thuế. Vậy khi Uber
rút lui khỏi Việt Nam,
không nộp các khoản thuế trên thì các lái xe Uber có phải chịu trách nhiệm
với Cục thuế TP.HCM hay không?
"Mua lại hoạt động kinh doanh":
Một khái niệm chưa có trong luật Việt Nam!
Theo thông tin
từ các lái xe Uber cho biết, họ không được tự động chuyển sang Grab mà phải
đăng ký mới từ đầu bởi theo giải thích của đại diện Uber thì thương vụ chuyển
nhượng Uber cho Grab chỉ là thỏa thuận rút khỏi thị trường chứ không bao gồm
chuyển giao doanh nghiệp (tức không mua bán, sáp nhập, hợp nhất).
Nếu thông tin
này là chính xác, sẽ gây ra một sự "khúc mắc" lớn về pháp luật. Bởi
lẽ, pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa điều chỉnh về việc
"mua lại hoạt động kinh doanh".
Liên quan đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hiện nay pháp luật chỉ mới điều chính
các loại hình mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp được quy định tại các
điều 194, 195 Luật Doanh nghiệp 2014 và điều 16 đến điều 20 Luật Cạnh tranh
2004.
Theo quy định
này, khi doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập mà thị phần sau khi sáp nhập chiếm
từ 30-50% liên quan đến doanh nghiệp nhận sáp nhập, hợp nhất thì phải báo cáo
cho cơ quan quản lí cạnh tranh thuộc Bộ Công thương.
Theo công văn
hỏa tốc số 190/CT-KT ngày 27-3-2018 của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu
dùng (Bộ Công thương) về việc cung cấp thông tin Grab mua toàn bộ hoạt động
kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á, Cục này yêu cầu GrabTaxi Việt
Nam báo cáo và cung cấp các thông tin, hợp đồng mua bán. Đây là động thái duy
nhất hiện nay của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đối với sự kiện Grab
"mua lại hoạt động kinh doanh" của Uber.
Theo tìm hiểu
của chúng tôi, hiện nay Công ty TNHH GrabTaxi là một pháp nhân Việt Nam, do
hai cổ đông góp vốn là ông Nguyễn Anh Tuấn (góp 51% - Chủ tịch HĐTV) và Grab
Caymond (góp 49%). Grab Singapore không có cổ đông tại Công ty TNHH GrabTaxi,
tức về mặt pháp lý hai chủ thể này không có mối quan hệ với nhau và cũng
không phải là công ty mẹ- công ty con theo khái niệm của pháp luật Việt Nam.
Mặt khác, việc
"mua bán hoạt động kinh doanh" diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, bởi các chủ thể không phải là pháp nhân
Việt Nam.
Thế nhưng, sau khi thương vụ này được công bố, nhân viên của Uber đã rời đi
khỏi trụ sở và nhân viên Công ty TNHH GrabTaxi tiếp nhận toàn bộ hoạt động
tại Việt Nam.
Vấn đề pháp lý
đặt ra là Công ty TNHH Grabtaxi tiếp nhận Uber tại thị trường Việt Nam trên cơ
sở pháp lý nào? Đây là câu hỏi cần có sự giải đáp từ các cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam bởi
liên quan đến rất nhiều vấn đề mà GrabTaxi Việt Nam phải giải quyết trong thời
gian tới.
Quyền
lợi và thuế mà lái xe đã nộp cho Uber sẽ giải quyết thế nào? - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Tiền nợ thuế, quyền lợi hợp pháp của lái xe:
Grab hay Uber chịu?
Một trong những
vấn đề mà dư luận quan tâm, là hiện nay Uber B.V Hà Lan nợ thuế tại Cục Thuế
TP.HCM số tiền hơn 53,3 tỉ đồng.
Cục Thuế TP.HCM
đã từng đề nghị 5 ngân hàng là Vietcombank, VietinBank, ACB, Eximbank,
Sacombank cưỡng chế tài khoản Uber B.V Hà Lan để thu hồi số tiền còn lại
nhưng lại e ngại việc cưỡng chế ngăn dòng tiền của các lái xe chuyển về cho
Uber là không khả thi và Uber có khả năng gây sức ép lên lái xe Việt Nam để
đối đầu với cơ quan thuế.
Vì vậy, đến
thời điểm này, số tiền thuế mà Uber B.V. Hà Lan còn nợ Cục thuế TP.HCM chưa
bị cưỡng chế.
Nay, Uber đột
ngột rời khỏi Việt Nam, việc cưỡng chế thu hồi số tiền nợ thuế của Cục Thuế
TP.HCM sẽ gặp muôn vàn khó khăn với rất nhiều thủ tục pháp lý phức tạp, nhưng
cũng không ai dám đảm bảo là sẽ truy thu được khoản thuế này.
Điều đáng nói
đây là khoản thuế VAT (3%) và thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh
nghiệp (2%) mà lái xe Uber đã nộp cho Uber B.V Hà Lan.
Theo phản ảnh
của các lái xe Uber, hiện nay, họ chưa nhận được xác nhận của Uber B.V Hà Lan
về khoản tiền thuế mà họ đã nộp từ hơn hai năm rưỡi nay. Nếu không lấy được
xác nhận từ Uber B.V Hà Lan, lái xe Uber sẽ phải đối diện với các quyết định
truy thu, cưỡng chế từ cơ quan thuế có thẩm quyền. Rõ ràng, đây là một thiệt
hại quá lớn đối với các lái xe Uber.
Không chỉ đối
diện với việc bị truy thu thuế, lái xe Uber còn đối diện với một tương lai
bất định khi bị buộc phải gia nhập lại từ đầu với GrabTaxi chứ không được
chuyển giao quyền lợi từ Uber.
Bởi lẽ, phía Uber gửi
email thông báo cho các lái xe về việc hợp nhất Uber và Grab, đồng thời yêu
cầu các lái xe tải phần mềm đăng ký Grab về điện thoại với các bước đăng ký
được thực hiện từ đầu, như một đối tác mới.
Với thông tin
này, toàn bộ quyền lợi của họ được hưởng từ Uber có nguy cơ bị xóa sạch. Còn
theo thông tin Grab gửi cho các lái xe Uber vào ngày 26-3, việc chuyển giao
các dịch vụ đang có của Uber sang Grab sẽ được hoàn tất vào ngày 8-4. Ngày
28-3, văn phòng của Uber tại Hà Nội đã đóng cửa, lái xe không liên lạc được
với người có thẩm quyền của Uber.
Một cuộc chuyển
giao từ Uber sang Grab gây ra quá nhiều rắc rối và ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của lái xe Uber.
Phải chăng với
sự đột ngột rút lui và không đảm bảo quyền lợi cho hàng ngàn lái xe – những
người trước đây không lâu Uber còn gọi là "đối tác", là một hành
động "đem con bỏ chợ"? Số phận của hàng chục ngàn lái xe Uber trên
cả nước sẽ ra sau khi GrabTaxi Việt Nam
triển khai thôn tính thị trường tại Việt Nam
theo thỏa thuận giữa Uber và Grab Singapore?
Giải pháp nào bảo vệ lái xe?
Sự việc Uber
đột ngột rút khỏi thị trường Việt Nam, có lẽ không còn là mối quan hệ giữa
Uber và lái xe mà còn liên quan đến an sinh xã hội, trật tự trị an đối với
Việt Nam. Nguy cơ hàng chục ngàn lái xe phải đối diện với một tương lai bất
định là điều không phải bàn cãi.
Vì vậy, để bảo
vệ quyền lợi chính đáng cho các lái xe, theo tôi, các cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam cần khẩn trương vào cuộc, buộc Uber B.V Hà Lan phải thanh toán
các khoản thuế còn nợ Cục Thuế TP.HCM.
Đồng thời, buộc
Uber và GrabTaxi phải có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ lái xe Uber sang
Grab và giữ nguyên các quyền lợi trước đây họ được hưởng, cho đến thời hạn
được ghi trong hợp đồng hợp tác giữa Uber và lái xe hết hạn.
Bởi lẽ nếu Grab
và Uber thực hiện việc mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp tại Việt Nam
thì doanh nghiệp nhận sáp nhập, hợp nhất phải kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ
đối với doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc bị hợp nhất.
Điều này đồng
nghĩa với việc Grab phải kế thừa toàn bộ nghĩa vụ của Uber B.V Hà Lan đối với
Cục thuế TP.HCM và các lái xe Uber.
Phải chăng Grab
và Uber đặt ra khái niệm "mua lại hoạt động kinh doanh" nhằm lách
luật Việt Nam,
né nghĩa vụ với cơ quan thuế và lẩn tránh trách nhiệm với lái xe?
(Theo Tuổi Trẻ)
Luật sư NGUYỄN ĐỨC (Đoàn Luật sư TP.HCM)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét