Một số ứng
viên giáo sư, phó giáo sư tự nộp đơn xin rút
Cập nhật lúc 19:52
Không chờ Bộ GD-ĐT hoàn tất kết
quả xác minh về 95 trường hợp ứng viên GS, PGS phải rà soát, đến ngày 25-3,
đã có một số ứng viên tự xin rút khỏi danh sách xem xét đạt chuẩn GS, PGS năm
2017.
Một phó giáo sư
cầm trên tay chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư của Hội đồng
chức danh giáo sư Nhà nước trong một đợt vinh danh tại Văn Miếu - Ảnh: NGUYỄN
KHÁNH
Theo nguồn tin của Tuổi trẻ, đến thời điểm này, ngoài trường hợp
ứng viên phó giáo sư Đặng Công Tráng - trưởng khoa luật Trường ĐH Công nghiệp
TP.HCM - xin rút khỏi đợt xét công nhận đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm
2017, đã có thêm một số trường hợp ứng viên cũng tự nguyện nộp đơn xin rút
khỏi danh sách này.
Trước đó, trong đợt rà soát đầu tiên theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, từ 1.226 ứng viên đạt chuẩn, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước chỉ tạm thời công
nhận 1.131 ứng viên chính thức đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Đây là những
trường hợp bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định, không có đơn thư tố cáo.
Còn lại có 95 hồ sơ phải tiếp tục rà soát.
Theo phân công
của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước Phùng
Xuân Nhạ, thanh tra bộ chủ trì kiểm tra làm rõ thông tin các trường hợp hồ sơ
chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định, cần xác minh thêm hoặc có đơn
thư khiếu nại, tố cáo.
Dự kiến kết quả rà soát, xác minh với 95 ứng viên này sẽ được thanh tra bộ
hoàn tất và báo cáo Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tại kỳ họp sắp tới
vào cuối tháng 3 để đi đến quyết định cuối cùng.
Ngày 25-3, trao đổi với Tuổi trẻ, GS Đặng Ứng Vận - chủ tịch Hội đồng
chức danh giáo sư liên ngành hóa học- công nghệ thực phẩm, thành viên Hội
đồng chức danh giáo sư Nhà nước - theo thông lệ, nếu ứng viên nộp đơn xin rút
thì Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước "sẽ tôn trọng và giải quyết theo
đúng nguyện vọng của ứng viên".
Trước đây, tại
Hội đồng liên ngành hóa học - công nghệ thực phẩm, đã có trường hợp hồ sơ
đang trong quá trình được hội đồng liên ngành xét duyệt, thì ứng viên cũng tự
nguyện xin rút và được hội đồng giải quyết. Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào
đã được hội đồng nhà nước xét đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư mà sau đó
lại tự nguyện xin rút.
Ứng viên đã tính toán những
được - mất khi xin rút
Theo
một số chuyên gia, việc xuất hiện ứng viên giáo sư, phó giáo sư tự nguyện xin
rút khi chưa có kết quả xác minh cụ thể cũng phần nào nói lên đợt rà soát lần
này giao thanh tra Bộ GD-ĐT chủ trì được thực hiện quyết liệt.
"Một
ứng viên hoàn toàn tự tin đạt chuẩn sẽ không bao giờ tự động xin rút. Thậm
chí, nếu kết quả xác minh của thanh tra bộ cho rằng họ chưa đủ chuẩn thì có
thể họ sẽ kiện lại để khẳng định uy tín, danh dự cho mình. Còn lại nếu phải
tự xin rút, ứng viên cũng đã tính toán được những được - mất và rủi ro nếu cố
ở lại danh sách này" - một chuyên gia giáo dục chia sẻ.
Còn
TS Lê Viết Khuyến - nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD ĐT - cho
rằng những trường hợp xin rút có thể chia làm hai đối tượng.
"Một là họ
tự thấy việc được lọt vào danh sách không xứng đáng nên khi dư luận ồn ào,
Thủ tướng yêu cầu làm nghiêm thì họ buộc phải rút lui trước.
Hai là những trường hợp có lòng tự trọng, khi thấy những bình
luận, phân tích của xã hội là đúng nên xin rút. Ví dụ như dư luận phê phán
các trường hợp quan chức lại còn ham chức danh giáo sư, phó giáo sư vốn chỉ
nên dành cho người giảng dạy trong trường đại học…" - ông Khuyến phân
tích.
(Theo Tuổi Trẻ)
NGỌC HÀ
|
Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét