Không tính
giá trị đất vàng Viện Dệt may: Ngoại lệ?
Cập nhật lúc 14:35
Nếu Viện Dệt may không tính đất
vàng vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa thì phải chứng minh quyền sử
dụng đất thuộc trường hợp ngoại lệ.
Phải chứng minh trường hợp ngoại lệ
Theo quyết định ngày 22/5/2017 của Bộ
Công thương về việc xác định giá trị Viện Dệt may do Tập đoàn Dệt May Việt
Nam tạm thời quản lý để cổ phần hóa, tổng giá trị tài sản đang dùng của Viện
dệt may tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (ngày 30/9/2016) là hơn
72,793 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi khoản nợ phải trả thực
tế, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Viện Dệt may chỉ còn hơn 50,9 tỷ
đồng.
Theo lãnh đạo Viện Dệt may Việt
Về vấn đề này, Luật sư (LS) Trương Xuân
Tám, Uỷ viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Phó chủ nhiệm Đoàn Lật sư tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu cho biết, Viện Dệt may là đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL)
hoạt động theo hình thức tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh
phí. Việc xử lý tài chính và xác định giá trị tài sản là một trong những vấn
đề quan trọng khi tiến hành cổ phần hóa ĐVSNCL.
Vị luật sư dẫn quy định tại Điều 7 Quyết
định số 22/2015/QĐ-TTg cho biết, ĐVSNCL có trách nhiệm kiểm kê, phân loại tài
sản; lập bảng kê xác định số lượng, chất lượng và giá trị của tài sản; kiểm
quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng,….
Khoản 4 và 5 Điều 8 Quyết định số
22/2015/QĐ-TTg đưa ra quy định về cơ chế xử lý riêng đối với tài sản có nguồn
gốc từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
Cụ thể, đối với công trình phúc lợi
(nhà trẻ, nhà mẫu giáo, các tài sản phúc lợi khác) đầu tư bằng quỹ khen
thưởng, quỹ phúc lợi thì không tính vào giá trị ĐVSNCL; công ty cổ phần tiếp
tục kế thừa quản lý và sử dụng để phục vụ mục đích phúc lợi cho người lao
động.
Đối với diện tích nhà, đất đã bố trí
làm nhà ở cho cán bộ, nhân viên nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp
luật đất đai thì chuyển giao cho cơ quan nhà, đất của địa phương để quản lý.
Tài sản dùng cho hoạt động của đơn vị
đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, số dư bằng tiền của quỹ khen
thưởng, quỹ phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc tại thời điểm
xác định giá trị đơn vị theo số năm công tác.
Bên cạnh đó, Nghị định số
126/2017/NĐ-CP (văn bản thay thế cho Nghị định số 50/2011/NĐ-CP và Nghị định
số 189/2013/NĐ-CP) , trong đó có các nội dung điều chỉnh việc cổ phần hoá
ĐVSNCL chưa được quy định tại Quyết định số 22 cũng đưa ra một số trường hợp đặc
biệt về các tài sản không tính vào giá trị khi thực hiện cổ phần hoá quy định
tại các Điều 14, 18 và 28. Bao gồm:
Tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên
doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp, ĐVSNCL.
Các tài sản khác đã được hình thành từ
tiền vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần hóa,
ĐVSNCL chỉ được giao làm chủ đầu tư nhưng không được giao quản lý, sử dụng và
khai thác kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Những tài sản không cần dùng, ứ đọng,
chờ thanh lý.
Các khoản nợ phải thu không có khả năng
thu hồi.
Các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác
đã thống nhất với các bên góp vốn để thực hiện chuyển giao cho doanh nghiệp
nhà nước khác làm đối tác.
Các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác
nhưng ĐVSNCL đã bán lại phần vốn góp cho đối tác hoặc các nhà đầu tư khác
theo quy định của pháp luật.
Các tài sản của các đơn vị sự nghiệp có
thu khi thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của
Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con
(ngoại trừ các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và khám, chữa bệnh); tài
sản hoạt động sự nghiệp, được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định
chuyển giao cho các cơ quan liên quan để thực hiện xã hội hóa theo quy định
của pháp luật.
Tóm lại, các loại tài sản không thuộc
các trường hợp đặc biệt được đề cập đến trong Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg và
Nghị định số 126/2017/NĐ-CP đều sẽ phải được tính vào giá trị của ĐVSNCL khi
tiến hành cổ phần hoá.
"Theo như trả lời của lãnh đạo
Viện Dệt may trên báo chí, các khu đất số 478 phố Minh Khai, quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội và khu đất số 354/128A Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP.HCM đều được
quy hoạch với mục đích sử dụng cho nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, thí nghiệm
nên không được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa Viện Dệt may
Việt Nam là không phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.
Bởi vì các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành về cổ phần hoá ĐVSNCL không đưa ra trường hợp ngoại lệ nào đối với
tài sản sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, thí nghiệm",
LS Trương Xuân Tám chỉ rõ.
Từ đây, ông cho rằng, Viện Dệt may Việt
Nam cần cân nhắc và nghiên cứu lại thật kỹ các quy định của pháp luật hiện
hành, đặc biệt là trong việc xử lý tài chính và xác định giá trị tài sản khi
tiến hành cổ phần hoá nhằm tránh làm thất thoát tài sản của Nhà nước.
"Nếu Viện Dệt may Việt Nam cho
rằng quyền sử dụng các khu đất trên vẫn không được tính vào giá trị khi tiến
hành cổ phần hoá thì Viện Dệt may Việt Nam cần chứng minh rằng quyền sử dụng
đất đó thuộc các trường hợp ngoại lệ theo quy định tại Quyết định số
22/2015/QĐ-TTg và Nghị định số 126/2017/NĐ-CP đã được liệt kê ở trên",
LS Trương Xuân Tám nhấn mạnh.
Bịt kẽ hở để
lọt đất vàng
Khẳng định lại rằng, việc xử lý tài
chính và xác định giá trị tài sản đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá
trình cổ phần hoá ĐVSNCL, LS Trương Xuân Tám cho hay, nếu thực hiện không tốt
công tác xử lý tài chính, xác định giá trị tài sản sẽ rất dễ gây ra tình
trạng thất thoát tài sản Nhà nước, mà nổi cộm hiện nay chính là việc để lọt
các khu đất vàng.
Theo ông, cơ sở pháp lý của việc cổ
phần hoá ĐVSNCL hiện nay là Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg và Nghị định số
126/2017/NĐ-CP. Tuy nhiên, quy định trong các văn bản pháp lý này vẫn chưa
thực sự đầy đủ và vẫn thiếu hướng dẫn chi tiết, cụ thể để các ĐVSNCL có thể
áp dụng khi tiến hành cổ phần hoá.
Cụ thể, quyết định số 22/2015/QĐ-TTg
chỉ đưa ra các quy định chung về trình tự, thủ tục và một số nội dung về cổ
phần hoá ĐVSNCL, các quy định về xử lý tài chính và xác định giá trị tài sản
ĐVSNCL khi tiến hành cổ phần hoá còn tương đối ít. Đối với các nội dung mà
Quyết định số 22 chưa điều chỉnh, ĐVSNCL sẽ áp dụng quy định tại các Nghị
định số 50/2011/NĐ-CP và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP về cổ phần hoá DNNN.
Tuy nhiên, cả Nghị định số
50/2011/NĐ-CP và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP đều có nhiều điều khoản không
phù hợp với điều kiện thực tế, do đó, cả hai văn bản này đã được thay thế bởi
Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định này mới chỉ vừa có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2018 và đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành.
"Trong bối cảnh cơ sở pháp lý chưa
thực sự cụ thể và chặt chẽ, việc để lộ ra các kẽ hở thâu tóm tài sản Nhà
nước, đặc biệt là các khu đất vàng là điều không thể tránh khỏi.
Điều trước tiên và cũng là quan trọng
nhất để bịt kín các kẽ hở thâu tóm đất vàng chính là hoàn thiên cơ sở pháp lý
điều chỉnh hoạt động cổ phần hoá ĐVSNCL. Chúng ta cần ban hành một văn bản
quy phạm pháp luật mới cụ thể, chi tiết hơn kèm theo đó là các văn bản hướng
dẫn thi hành, trong đó các quy định liên quan đến việc xử lý tài chính, xác
định giá trị tài sản cần được thể hiện một cách thật chi tiết.
Quyết định số 22 vẫn chưa thực sự cụ
thể, cùng với đó, chúng ta cũng không nên sử dụng các quy định điều chỉnh
hoạt động cổ phần hoá của DNNN để vận dụng trong trường hợp cổ phần hoá
ĐVSNCL vì dù sao đi chăng nữa giữa DNNN và ĐVSNCL vẫn có những sự khác biệt
nhất định.
Song song với việc hoàn thiện khung
pháp lý, việc tổ chức thanh tra, kiểm tra quá trình tiến hành cổ phần hoá
cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa, những trường hợp sai phạm cần được xử lý
nghiêm, đặc biệt, cần áp dụng các quy định pháp luật về hình sự, hành chính
trong việc xử lý các hành vi cố ý làm trái, vi phạm pháp luật về cổ phần hoá,
gây thất thoát tài sản Nhà nước.
Cổ phần hoá ĐVSNCL là xu hướng tất yếu
và chắc chắn sẽ mang đến nhiều lợi ích về chính trị, về kinh tế - xã hội cho
đất nước ta. Tôi tin rằng, nếu chúng ta làm tốt việc xây dựng khung pháp lý,
quá trình thanh tra, kiểm tra được tiến hành mạnh mẽ, chắc chắn những kẽ hở
sẽ được khắc phục triệt để, tạo nền tảng vững chắc cho những bước tiến mới về
kinh tế - xã hội của cả nước", LS Trương Xuân Tám kết luận.
(Theo Đất Việt)
Thành Luân
|
Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét