Tăng trưởng kinh tế dựa vào Samsung, Formosa
Cập nhật lúc 15:20
Tăng trưởng của Việt Nam năm 2017 có thể đạt 6,7%
đưa quy mô GDP lên 225 tỉ USD nhưng lại đang dựa vào các doanh nghiệp FDI lớn
như Samsung, Formosa trong khi GDP bình quân đầu người lại thấp hơn Lào.
Ông Phan Thanh Bình đề nghị đánh
giá kỹ chất lượng của tăng trưởng kinh tế - ảnh: Quochoi.vn
Sự tăng trưởng ngoạn mục của nhiều chỉ số kinh tế - xã hội trong năm 2017 là
rất đáng ghi nhận nhưng các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tỏ ý băn
khoăn về chất lượng của tăng trưởng.
Samsung, Fomorsa kéo tăng
trưởng, nhưng là FDI
"Tăng trưởng của chúng
ta đang dựa vào Samsung, Formosa", ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, nhận định.
Phát biểu trên của ông Bình
đưa ra trong buổi Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe và thảo luận về kết quả thực hiện
Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách
năm 2017, kế hoạch năm 2018.
Ông Bình cho biết doanh số của
Samsung năm nay vượt trội đạt mức 55 tỉ USD, "nhưng đây là doanh nghiệp
FDI", vì thế "cần phải phân tích rõ các chỉ số kinh tế, ngân sách
mà tăng trưởng tạo ra".
Theo báo cáo của Chính phủ, kết quả nổi bật năm 2017 là tăng trưởng GDP cả năm
ước đạt mục tiêu 6,7% đã đề ra trước đó.
Theo đó, quy mô GDP (theo giá
hiện hành) đạt khoảng 5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 225 tỷ USD, và GDP
bình quân đầu người đạt khoảng 2.400 USD.
Dấu ấn Samsung và Formosa
trong tăng trưởng kinh tế
Đóng góp lớn cho tăng trưởng năm nay là khu
vực công nghiệp và xây dựng (7,6%), trong đó chủ yếu là từ khu vực công
nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 12,9%), nhờ sự mở rộng quy mô sản xuất, tăng
sản lượng đột biến của các doanh nghiệp lớn thuộc ngành điện tử, điện thoại
(như nhà máy Samsung), ngành thép (như nhà máy Formosa).
Khu
vực dịch vụ tăng mạnh (7,6%) với sự khởi sắc của dịch vụ bán buôn, bán lẻ trong
nước (tăng 8,7%), khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 13 triệu lượt
khách, tăng 30%.
Khu
vực nông, lâm nghiệp, thủy sản phục hồi, tăng 2,9%, trong đó đóng góp chính
là ngành thủy sản, tăng 5,5%...
Thẩm tra báo cáo của Chính
phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng để GDP đạt 6,7% trong năm 2017 vẫn
còn là một thách thức lớn.
Lý do là các các nhóm yếu tố tạo đà tăng
trưởng trong 9 tháng đầu năm gồm tiêu dùng của người dân, xuất khẩu của khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài và tăng trưởng của ngành chế biến, chế tạo hiện
"không còn nhiều dư địa"..
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu
cho rằng vẫn còn nhiều nỗi lo, đặc biệt là chất lượng tăng trưởng khi chỉ số
ICOR vẫn trên 6%, trong khi GDP bình
quân đầu người của Việt Nam vẫn đang thấp hơn Lào.
Ủy ban Kinh tế cũng lưu ý về
tình trạng thiên tai, bão, lũ lụt vẫn là thách thức đối với tăng trưởng của
khu vực nông nghiệp.
Một số ý kiến đã bày tỏ lo ngại về tình trạng thất nghiệp và
thiếu việc làm đối với lao động trẻ, có chuyên môn kỹ thuật.
Trong khi đó, nợ bảo hiểm xã hội chưa được kiềm chế hiệu quả,
chưa giải quyết dứt điểm tình trạng chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ
trốn, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, tiền lương của người
lao động; một số địa phương lo vỡ quỹ bảo hiểm y tế do chi trả vượt kế
hoạch...
"Hết sức khó khăn"
trong giảm bội chi ngân sách
Theo
dự báo của Chính phủ, ước thực hiện thu ngân sách Nhà nước cả năm 2017 vượt
2,3% (27.300 tỉ đồng) so với dự toán.
Ủy
ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng điều đó thể hiện những nỗ lực
cao trong điều hành của Chính phủ.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp, ngân sách trung ương có khả năng hụt
thu.
Tuy
nhiên, số tăng thu so với dự toán chủ yếu là từ ngân sách địa phương, trong
khi thu ngân sách trung ương khó đạt dự toán.
"Điều này gây ảnh hưởng
rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương khó được đảm
bảo, mục tiêu giảm bội chi ngân sách Nhà nước hết sức khó khăn", báo cáo
thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách viết.
Cơ
quan thẩm tra của Quốc hội cũng đánh giá: việc triển khai thực hiện kế hoạch
đầu tư công trung hạn còn lúng túng, công tác chỉ đạo chưa quyết liệt, dẫn
đến công tác phân bổ, giao dự toán còn chậm, giao nhiều đợt (nhất là vốn đầu
tư xây dựng cơ bản).
Đến
thời điểm cuối tháng 9-2017, mới giao được 43,1% số vốn trái phiếu Chính phủ
năm 2016 chuyển sang năm 2017, vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2017
giao được 19.420 tỷ đồng/50.000 tỷ đồng, bằng 38,8% dự toán là rất thấp.
Vốn
đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách Nhà nước giải ngân chậm nhất trong 5
năm gần đây (53,1%). Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân
sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ rất chậm so với cùng kỳ do nhiều
nguyên nhân như: chuẩn bị dự án đầu tư chậm, giao dự toán chậm, thủ tục đầu
tư phức tạp; giải phóng mặt bằng khó khăn, vướng mắc về một số quy định của
pháp luật về đầu tư công…
Vấn đề BOT không phải chỉ giá
vé mà là vị trí đặt trạm
Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ (đứng) đề nghị rà soát lại các dự
án BOT giao thông để điều chỉnh cho hợp lý - ảnh: Quochoi.vn
Ủy
ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, tính công khai, minh bạch trong quản
lý nhà nước về xác định tổng mức đầu tư, mức phí (giá) dịch vụ, thời
gian thu phí, việc đặt các trạm thu phí BOT chưa hợp lý tại các tuyến
quốc lộ gây ra những phản ứng trái chiều trong xã hội.
Tình
trạng này đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh
nghiệp và tình hình an ninh trật tự tại một số địa phương.
"BOT
là ví dụ mà tôi cho rằng rất dễ bị lợi dụng để kích động người dân. Bây giờ
cần rà soát lại các dự án BOT, thấy có gì chưa đúng, bất hợp lý thì điều
chỉnh lại để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân", Phó chủ tịch
Quốc hội Đỗ Bá Tỵ lên tiếng.
Ông
Tỵ đề nghị kiểm tra lại xem khoảng cách các trạm, vị trí đặt trạm, giá vé,
thời gian thu phí như vậy đã hợp lý hay chưa.
Theo ông Tỵ, giải quyết vấn đề BOT
không chỉ là giá vé, mà vấn đề là nếu trạm chưa đặt đúng vị trí thì phải đưa
về đúng vị trí.
(Theo
Tuổi trẻ) LÊ KIÊN
|
Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét