Sắp xếp, tinh gọn bộ máy sẽ giảm
được 50% biên chế?
Cập
nhật lúc 09:29
ĐBQH Lê Thanh Vân: Chỉ riêng việc thu hẹp thôi đã đủ cơ sở
để khẳng định có thể giảm được 50% biên chế; chưa nói tới việc “chưng cất” về
cán bộ.
Một trong
những vấn đề được bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 6 vừa khai mạc là Đề án
xây dựng, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đề án được coi sẽ là định
hướng lớn giúp các bộ ngành, địa phương sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy, nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động.
Phóng viên VOV trao đổi với ông Lê Thanh Vân, đại biểu Quốc hội tỉnh
Cà Mau, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội về
vấn đề này.
Giảm về
số lượng nhưng chưa "tinh" về chất lượng
PV: Mới đây ông đã viết tâm thư gửi Trưởng
Ban Tổ chức Trung ương góp ý về việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính. Theo
ông, bộ máy hành chính của chúng ta “cồng kềnh” đến mức nào?
Ông Lê Thanh
Vân: Bộ máy Nhà
nước nói chung và bộ máy hành chính nói riêng của ta còn quá nhiều tầng nấc,
hoạt động kém hiệu quả, chức năng nhiệm vụ của nhiều cơ quan chồng lấn, giao
thoa nhau, chưa minh bạch được đâu là chức năng, đâu là nhiệm vụ của mỗi cơ
quan. Đó chính là nguyên nhân làm cho bộ máy của ta hoạt động kém hiệu quả.
PV: Với cách làm như hiện nay, chúng ta có
thể đạt mục tiêu đến năm 2020 giảm 15% biên chế hay không?
Ông Lê Thanh
Vân: Tinh giản
biên chế theo Nghị quyết Đại hội Đảng và chương trình cải cách hành chính của
Chính phủ theo tôi rất khó đạt được.
Nguyên nhân
theo tôi là chúng ta chưa mạnh mẽ đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ công chức
hoạt động kém hiệu quả; chúng ta cũng chưa có những bộ tiêu chí thực sự để
đánh giá, sàng lọc cán bộ; cộng thêm quyết tâm của các cấp Đảng ủy, chính
quyền, đặc biệt là người đứng đầu chưa cao khiến cho mục tiêu tinh giản biên
chế chưa đạt được.
Mặt khác, cách
làm vừa qua của chúng ta chỉ mới giảm về số lượng chứ chưa thực sự “chưng
cất” về mặt chất lượng. Trong khi đây mới là yếu tố quan trọng để chọn được
những người thực sự có năng lực, có tâm huyết làm việc, vì nước vì dân. Vì
vậy mà bộ máy của chúng ta còn cồng kềnh về mặt chức năng, nhiệm vụ; số cán
bộ công chức tham gia vào công tác quản lý Nhà nước còn quá nhiều. Bên cạnh
đó, tình trạng đưa người nhà, người thân, họ hàng, bạn bè vào bộ máy là hiện
tượng khiến lòng dân không yên.
Bộ máy
chồng chéo, nhiều tầng nấc do thể chế “đẻ” ra
PV: Sau bao nhiêu năm kêu gọi lẫn chỉ đạo
tinh giản, cắt gọn bộ máy nhưng không đạt yêu cầu khiến dư luận nghĩ người
chỉ đạo nhiều hơn người thực hiện. Ông nghĩ sao về thực tế này?
Ông Lê Thanh
Vân: Qua hoạt
động giám sát tối cao của Quốc hội vừa qua, là một thành viên trong đoàn, tôi
thấy rằng thực tế này đã đến mức báo động. Cách tổ chức bộ máy hiện nay theo
hình trụ, ở trên có gì, ở dưới có đấy; bộ máy sinh ra quá nhiều tầng nấc
trung gian, chính vì vậy mỗi đầu mối lại có một cấp trưởng và vài cấp phó,
đương nhiên số lãnh đạo sẽ nhiều hơn số nhân viên. Thực tế ấy do chính thể
chế “đẻ” ra.
Lãnh đạo, quản
lý chỉ là định hướng, cho nên số lượng “chỉ tay năm ngón” rất nhiều trong khi
số tham mưu, giúp việc lại rất ít. Thực tế đó nếu chúng ta không quyết tâm,
quyết liệt xử lý triệt để, bộ máy sẽ ngày càng phình ra mà không ngân sách
nào có thể đáp ứng được.
Bên cạnh đó,
chúng ta đang thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, những ứng dụng
tiến bộ trong công nghệ quản lý không được đề cập, không ứng dụng nó, khi đó
hoạt động quản lý không những không hiệu quả mà còn không kịp với tiến độ của
khu vực, thế giới, kể cả tiến độ ở trong nước.
PV: Ông nói cần một cuộc "chưng
cất" lại cán bộ. Điều này hiểu như thế nào?
Ông Lê Thanh
Vân: Đây là ý
kiến tôi đã từng phát biểu trên diễn đàn Quốc hội. “Chưng cất” ở đây theo tôi
cả về bộ máy và cán bộ. Về bộ máy, cần phải rà soát lại chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mỗi cơ quan để hạn chế đến mức tối đa sự chồng lấn, chồng chéo
về chức năng nhiệm vụ; một việc chỉ nên giao cho một người; một chức năng,
nhiệm vụ chỉ giao cho một cơ quan, đơn vị.
Về cán bộ phải
xây dựng được bộ tiêu chí với từng chức danh để làm sao có được công cụ rà
soát lại năng lực, phẩm chất, trình độ của cán bộ; người nào tương ứng với
công việc nào thì bố trí vào công việc đó.
Nếu chúng ta
tinh giản được bộ máy theo như trên tôi vừa nói, thu hẹp đầu mối, quản lý
hành chính một đầu mối làm sao để bộ máy hẹp lại, như vậy, chỉ riêng việc thu
hẹp thôi đã đủ cơ sở để khẳng định có thể giảm được 50% biên chế; chưa nói
tới việc “chưng cất” về cán bộ, công chức, chúng ta có thể giảm nhiều, chứ
không chỉ 30%.
Cần một
tổng chỉ huy cho chiến dịch rà soát bộ máy, cán bộ
PV: Ông nghĩ sao khi dư luận nghi ngờ cách
làm hiện nay và cho rằng, có chăng để làm được điều đó, cần đột phá vào bộ
máy của Đảng trước tiên, với quyết tâm bằng tư duy tư đổi mới thực sự?
Ông Lê Thanh
Vân: Đúng vậy.
Sức ép về cuộc sống, đòi hỏi về quản lý xã hội, rồi cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, lòng dân, ý Đảng đang tạo ra áp lực không thể không cải cách lại
bộ máy.
Trước tiên, để
cải cách bộ máy có hiệu quả, Đảng phải đi tiên phong, phải rà soát lại chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan Đảng để tiên phong cắt giảm đầu mối, có thể
theo hướng lồng ghép cơ quan Đảng vào cơ quan Nhà nước với những chức năng,
nhiệm vụ tương đồng để giảm đầu mối.
Bên cạnh đó,
cần chỉnh sửa lại luật pháp để chế định hết được những vấn đề thực tiễn đang
đặt ra, từ đó rút gọn lại bộ máy thực sự hiệu lực, hiệu quả. Quan trọng nhất
là phải tìm ra được những người tổng chỉ huy chỉ đạo chiến dịch rà soát lại
bộ máy, cán bộ.
Nếu chúng ta
không thực sự vào cuộc để làm một cuộc chấn hưng về bộ máy, hay một cuộc cách
mạng như cách nói của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, chúng ta sẽ không giải
quyết được vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Tình trạng nghị quyết ra đời, luật
pháp thể chế hóa nhưng không ai làm, không làm được sẽ khiến suy giảm lòng
tin và tự chúng ta làm suy yếu năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, Nhà
nước và không thể đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới.
PV: Để cải cách bộ máy hành chính, tinh
giản biên chế, không chỉ là sự đổi mới tư duy, mà ngay cả những người lãnh
đạo cũng phải vượt lên chính lợi ích của mình mới mong việc cải cách bộ máy
hành chính thật sự thực chất? Xin hỏi quan điểm của ông?
Ông Lê Thanh
Vân: Rõ ràng cải
cách bộ máy hành chính trước hết là phải đổi mới tư duy về tổ chức hệ thống,
phải có tư duy về hệ thống cấu trúc để làm sao tổ chức được một bộ máy từ
trên xuống dưới thông suốt, khách quan, mạch lạc trong phân định chức năng,
trong đó yếu tố quan trọng nhất là phân công quyền lực, ủy thác quyền lực,
phân công rạch ròi cho từng cấp, xác định trách nhiệm của người đứng đầu của
từng tập thể, cá nhân có như vậy mới thực sự chuyển biến được.
Việc tái cấu
trúc bộ máy phải gắn liền với chất lượng cán bộ. Nếu đưa ra được mô hình tổ
chức bộ máy hợp lý nhưng người vận hành nó không hiệu quả, thì bộ máy đó sẽ
chỉ nằm trên giấy, không vận hành được trên thực tế.
Đây là công
việc đòi hỏi phải có nhiều mũi giáp công, trong đó Đảng phải lãnh đạo quyết
liệt, triệt để, đặc biệt sự tiên phong của người đứng đầu phải gương mẫu,
vượt qua chính mình, loại bỏ những lợi ích gắn với cá nhân, gia đình, dòng
họ; quyết tâm xây dựng bộ máy thực sự năng lực, hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng của
nhân dân.
PV: Xin cảm ơn ông./.
(Theo VOV1) Nguyễn Hằng
|
Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét