Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Về vụ Trịnh Xuân Thanh và quan hệ Việt - Đức: Ý KIẾN CỦA MỘT CHUYÊN GIA LUẬT CHLB ĐỨC
Cập nhật lúc 16:14  
Lời dẫn: 
Cách đây 2 ngày tôi & anh Tâm Minh Nguyễn có đăng bài " LU LOA VIỆC AN NINH VIỆT NAM BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH..." và một số bài liên quan đã có nhiều nghìn bạn đọc quan tâm, comment hoặc Share.
https://www.facebook.com/anatoli01/posts/1818046291544290?ref=notif&notif_t=feedback_reaction_generic&notif_id=1501786829339076
Ở đó chúng tôi đã có lời dẫn về ông Hồ Ngọc Thắng như sau: Những tin "hót" như Trịnh Xuân Thanh, chúng tôi đều muốn biết sớm, biết chính xác. Vì vậy buộc chúng tôi phải đọc rất nhiều tin khác nhau, quan điểm khác nhau của nhiều nước khác nhau.
Quan trọng nhất được sự thẩm định là có thật của những CQ hoặc cá nhân tin cậy, tham vấn các chuyên gia uy tín.
Ở Đức, ngoài ĐSQ, ông Hồ Ngọc Thắng là chuyên gia Luật đang làm việc trong CP Đức, CCB cùng đơn vị với tôi ở Thành cổ Quảng Trị, 1972 - một trong những địa chỉ tôi tin cậy nhờ xác minh, tham vấn, giúp đỡ. Ông là chuyên gia giỏi & Chính phủ Đức đã có thư đánh giá cao về chuyên môn & sự phục vụ pháp luật cho nhà nước Đức của ông. 
Không chỉ ở Đức, ông luôn hướng về Tổ quốc VN, nơi ông đã từng đổ máu xương vì độc lập & thống nhất của VN. Hướng về Tổ quốc, ông công khai viết rất nhiều bài sắc bén phê phán tiêu chuẩn kép về dân chủ nhân quyền phương Tây trên báo Nhân Dân - CQ phát ngôn của ĐCS Việt Nam. 
Trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết hôm nay của ông để chúng ta có cách nhìn đa chiều & đúng đắn.
Nhân đây xin cám ơn CCB, đồng đội Hồ Ngọc Thắng.
Image may contain: 1 person, selfie and closeup
No automatic alt text available.

No automatic alt text available.
Image may contain: 2 people, people standing
 Image may contain: 8 people, tree, sky and outdoor
QUAN HỆ NGOẠI GIAO ĐỨC-VIỆT SẼ RA SAO SAU VỤ TRỊNH XUÂN THANH?
Quanh vụ việc TXT, mấy ngày qua nhiều bạn hỏi tôi chủ yếu tập trung vào 3 chủ đề: Kết quả cụ thể của việc xin tị nạn của TXT như thế nào? Thực hư chuyện „bắt cóc“? Quan hệ Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ việc?
Đây là câu trả lời của tôi:
1. Tờ Báo Miền nam Đức (Süddeutsche Zeitung) ngày 2-8-2017 cho biết, ông TXT sang Đức năm 2016 và ngày 24.07.2017 là lịch hẹn sẽ phỏng vấn tại Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tị nan. Như vậy có nghĩa là, ông TXT trước đó đã đến bộ phận tiếp nhận đơn. Ở đó ông đã được chụp ảnh, lấy vân tay, ký vào trang 1 của hồ sơ. Các trang tiếp theo ghi họ tên tuổi của người nộp đơn và của bố mẹ, vợ con, địa chỉ ở VN và ở Đức, tên tuổi luật sư. Lúc đó ông nhận giấy mời phỏng vấn. Có thể có một phiên dịch của văn phòng dịch thuật tư nhân hỗ trợ ông khai báo và đọc các tờ hướng dẫn về quyền lợi và nghĩa vụ của người xin tị nạn. Chỉ đến lúc phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn mới hỏi về lai lịch, đường đi từ VN sang Đức, lý do xin tịn nạn, muốn nộp giấy tờ gì… Theo khoản 3, Điều 33 của Bộ luật về thủ tục xét tị nạn, đơn xin được coi là đã rút, nếu người nộp đơn rời lãnh thổ Đức và trở về đất nước mình, do bất cứ lý do nào. Theo Điều 32, thủ tục xét tị nạn sẽ được đình chỉ (Einstellung). Thông thường, sau 4 tuần mọi chuyện được kết thúc. Hồ sơ thủ tục xin tị nạn được lưu trữ 10 năm và sau đó được hủy. Như vậy ông TXT chưa được hưởng quy chế tị nạn chính trị hay được ở lại vì lý do nhân đạo. Liên quan đến câu hỏi, liệu TXT đã cung cấp thông tin tình báo, tôi xin trích dẫn bài báo của tờ Thế giới (Welt) phiên bản điện tử đăng hôm 04.07.17 „Tình báo cùng nghe“. Bài báo trích dẫn lời Giám đốc Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tị nạn: Từ vài tháng nay, khi phỏng vấn xin tị nạn, trong một số trường hợp, cán bộ cơ quan tình báo ngồi cùng bàn để nghe và nếu cần sẽ đặt câu hỏi. Như vậy có thể đoán, TXT chưa gặp TB Đức.
2. Cho đến nay, các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông TXT „bị bắt cóc“. Ngày 02.08.2017, hãng thông tấn xã Đức dpa đưa tin, „nhân viên điều tra ở Berlin phỏng đoán… bị bắt cóc“. Từ nguyên gốc tiếng Đức trong bài viết là „vermuten“. Lời phát biểu của ông Winfrid Wenzel, phát ngôn viên của công an Berlin: „Đây là một trường hợp nghi ngờ“ (tiếng Đức „Das ist ein Verdacht“). Trường hợp nghi ngờ cao hơn là nghi ngờ khẩn cấp (dringender Verdacht). Một điều phi lý trong quả quyết „bắt cóc“ là chi tiết „có người thấy ông TXT bị lôi vào xe ô tô“. Tại sao cảnh sát không cho giải cứu ngay lúc đó bằng cách báo động truy lùng khẩn cấp vòng quanh khu vực với phạm vi rộng, từ chuyên môn của cảnh sát Đức cho biện pháp này là Ringfahndung.Tuyên bố của Bộ NG Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà LS đại diện cho TXT trong thủ tục xét tị nạn. Bà ta không phải là nhân chứng, bà chỉ nghe người khác kể lại. Danh tính người đó cũng không được công bố. Các cơ quan sau chịu sự lãnh đạo của ông Bộ trưởng Bộ nội vụ Liên bang: cảnh sát LB (tức CA biên phòng), tình báo đối ngoại, tình báo đối nội, Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tị nạn, cục kỹ thuật hình sự Liên bang, đơn vị đặc nhiệm GSG 9. Cho đến nay, trên trang mạng của mình cũng như trên báo, Bộ nội vụ Liên bang không đưa ra bất kỳ phát biểu nào liên quan đến vụ việc TXT.
3. Khi nhận định về quan hệ ngoại giao Đức-Việt trong thời gian tới phải chú ý đến các yếu tố sau: trong con mắt của người Đức ông TXT là một người như thế nào? Báo chí Đức gọi ông ta là một „Geschaeftsmann“, người kinh doanh, trong quá khứ ông là Phó chủ tịch một tỉnh nhỏ, như vậy ông ta chỉ là cựu chính trị gia cấp địa phương, ông nổi tiếng vì tham nhũng, ham chơi, thí dụ xe tư nhân tiền tỉ gắn biển KS chỉ dùng cho xe công vụ. Lãnh đạo Bộ nội vụ Liên bang hiện nay là người của đảng CDU, Lãnh đạo Bộ NG là người của đảng SPD. Ngày 27.09.17 Đức bầu cử QH và tháng 10.2017 có CP mới. CP mới sẽ quyết định về đường lối NG mới. Chưa biết đảng nào sẽ thắng cử, nhưng chắc chắn, không vì TXT mà nước Đức làm xấu đi quan hệ toàn diện với Việt Nam. Tôi tin rằng, vài ngày nữa, chậm nhất vài tuần, sự kiện TXT sẽ chìm trong sự lãng quên. Cũng chẳng hay ho gì cho Nhà nước Đức, nếu ai đó nhắc lại vụ việc này. Hiện nay người Đức đang quan tâm đến rất nhiều vấn đề khác. Người được lợi nhiều nhất có lẽ là bà LS đại diện cho TXT. Tên bà được nhắc trên báo và truyền hình và đó là quảng cáo rộng rãi mà không tốn tiền, chỉ tốn nước bọt. Nhưng bọn phản động trong và ngoài nước còn khai thác đề tài này lâu hơn./.
_______
Ghi chú:
- Ảnh 1: Chiến sĩ Hồ Ngọc Thắng cùng đơn vị với tôi: tiểu đoàn 1 bộ binh, trung đoàn 101, sư đoàn 325.

- Ảnh 2: Giấy chứng nhận Hồ Ngọc Thắng là Dũng sĩ của Trung đoàn 101.
- Ảnh 3: Giám đốc Cơ quan Liên bang trực thuộc Bộ Nội vụ Liên bang Đức (tương đương Tổng cục trưởng ở VN) gửi thư khen tặng cho ông Hồ Ngọc Thắng ngày 7-6-2017.
- Ảnh 4: Một trong nhiều bài báo ông viết cho Báo Nhân Dân.
- Ảnh 5 : Chụp chung với các CCB cùng đơn vị chiến đấu ở Thành cổ Quảng trị với tôi ở Thành cổ, 2013. 
Trong bức ảnh ngoài CCB Hồ Ngọc Thắng, còn có 2 người: anh Nguyễn Văn Thục-anh ruột của LS. Nguyễn Văn Thạc cùng học với tôi ở khoa Toán ĐHTH HN & Đại tá Đỗ Minh Quang, bạn chiến đấu cùng nhập ngũ với tôi & Thạc 1 ngày (6/9/1971), và cũng là người bế, chôn cất Thạc lúc hy sinh ở Thành cổ, 1972.
Cả 2 anh đều là Ủy viên Quỹ "Mãi Mãi Tuổi 20" do tôi làm Giám đốc nhiệm kỳ 2.


Theo Facebook Toan Canh Nguyen's post.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét