Nghe Thứ trưởng nói, thấy có gì đó
sai sai!
Cập nhật lúc 15:48
Dưới
đây là thư của một người nghèo gửi các quan chức Bộ Tài chính - cơ quan đề
xuất tăng nhiều sắc thuế, trong đó có VAT.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai - Ảnh: VNE
Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 30-8, Thứ
trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nói về đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng
(VAT) sắp tới từ 10% lên 12% và 14% là "không ảnh hướng mấy tới người
nghèo".
Ấy là bởi, theo bà Thứ trưởng: 1) Với nhóm
thu nhập thấp nhất dành 59,5% thu nhập chi mua lương thực, thực phẩm, giáo
dục, y tế... thì những mặt hàng thiết yếu này không chịu thuế; chỉ mặt hàng
lương thực, thực phẩm ở khâu thương mại bán ra chịu thuế suất 5% và dự kiến
tăng lên 6%; 2) Nhà nước có chính sách hỗ trợ về an sinh xã hội với những
người dân trong diện này.
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách
thuế - Bộ Công Thương, biện giải thêm: Tại Việt Nam, 20% hộ nghèo chỉ tiêu
dùng 9% mặt hàng chịu thuế VAT.
Tóm lại là theo cơ quan đề xuất tăng thuế,
việc tăng thuế VAT sắp tới sẽ không khiến người thu nhập thấp bị "tổn
thương".
Thưa bà Thứ trưởng,
Nghe Thứ trưởng nói, tôi thấy có gì đó sai
sai. Thuế VAT là yếu tố cấu thành giá. Không cần biết Bộ tính toán thế nào,
tôi chỉ thấy sờ sờ trước mắt rằng bao vây cuộc sống của gia đình tôi, từng
ngày, là những thuế và thuế. Tất cả những mặt hàng thiết yếu chúng tôi mua
đều phải đóng thuế VAT cả, chẳng chừa món nào.
Có nhắm mắt cũng thấy hễ thuế tăng thì giá
thành sản phẩm, dịch vụ tăng. Nhất là thuế gián thu như VAT, nó tăng làm cho
giá đến tay người mua cuối cùng phải chịu. Đối với nhóm người có thu nhập
cao, giàu có thì có thể chẳng sao nhưng với nhóm đối tượng nghèo chúng tôi
thì thưa Thứ trưởng, nói trắng ra là "đã nghèo còn gặp eo".
Nhà nghèo phải tốn thêm chi phí vào thuế,
sao lại nói không ảnh hưởng gì mấy?
Mỗi tháng 70.000 đồng/hộ gia đình thôi, như
tính toán của Bộ, nhưng Bộ có nghĩ là chi phí tăng sẽ ảnh hưởng kích cầu tiêu
dùng. Mà cầu tiêu dùng giảm thì sản xuất sẽ như thế nào, nền kinh tế sẽ ra
sao…?
Tổng cục Thống kê vừa đưa ra "Bảng cân
đối liên ngành" mới nhất, như Báo Người Lao Động đã dẫn, cho thấy:
Thu nhập từ sản xuất của toàn nền kinh tế chỉ bằng 94% tiêu dùng cuối cùng.
Nói rõ hơn là người dân làm ra không đủ để chi tiêu.
Đã không đủ chi tiêu và sẽ chẳng còn gì để
chi tiêu, đó là nguy cơ có thể thấy trước. Vậy mà quý vị lại nói tăng thuế
không ảnh hưởng mấy, nhất là đối với nhóm người nghèo chúng tôi.
Người có thu nhập cao thì sẽ không thấy
được sự "tổn thương" bởi thuế đối với người có thu nhập thấp, có
phải vậy chăng?!
Vậy thì, hãy thử làm… người nghèo một tháng
đi, biết liền!
(Theo NLĐ) Dạ Lữ Viện
|
Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét