Giá xăng
sẽ tăng lên 25.000 đồng/lít vì thuế?
Cập
nhật lúc 11:15
Người thu nhập thấp đã
khổ sẽ càng khổ hơn nếu điều này xảy ra.
Sau rất nhiều ý kiến đóng góp từ
phía các cơ quan, hiệp hội và người dân, Bộ Tài chính vẫn bảo lưu quan điểm
về đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với xăng từ 3.000 đồng
lên 8.000 đồng/lít.
Không chỉ vậy, Bộ Tài chính lại vừa đề xuất tăng thuế giá
trị gia tăng (VAT) đối với mặt hàng xăng dầu từ mức 10% hiện nay lên
12%.
Xăng
phải cõng thêm thuế
Cụ thể, trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Thuế BVMT mới nhất, Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên đề xuất nâng khung thuế
BVMT với mặt hàng xăng lên mức tối đa 8.000 đồng/lít; xăng máy bay là 6.000
đồng/lít, các loại dầu lên 4.000 đồng/lít.
Nếu áp dụng theo đề xuất này thì mức thuế BVMT đối với các
mặt hàng xăng dầu tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba lần so với hiện nay. Đây thực
sự là một gánh gặng đè thêm lên vai người dân và doanh nghiệp.
Giải thích về việc bác ý kiến đóng góp của nhiều tầng lớp
trong xã hội, Bộ Tài chính cho rằng việc tính toán điều chỉnh khung thuế
không chỉ xem xét đến yếu tố cam kết quốc tế về cắt giảm dần thuế nhập khẩu
mà còn xem xét đến nhiều yếu tố khác. Đơn cử như xăng dầu là sản phẩm khi sử
dụng gây tác động rất xấu đến môi trường nên cần có chính sách nhằm khuyến
khích sử dụng năng lượng thay thế. Bên cạnh đó, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt
Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng
và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN.
Việc Bộ Tài chính bảo lưu quan điểm giữ nguyên đề xuất
khung thuế suất quá cao và đề nghị tăng thuế VAT khiến người dân, doanh
nghiệp, chuyên gia phản ứng mạnh mẽ. Anh Lê Văn Quý (quận Thanh Xuân, Hà Nội)
làm nghề xe ôm nói: “Những người nghèo như chúng tôi sẽ phải gánh hết các
khoản này. Tôi không hiểu sao đề xuất tăng thuế BVMT đối với xăng dầu lên mức
tối đa 8.000/lít đã bị dư luận phản ứng kịch liệt mà nay họ còn đề xuất tăng
thuế VAT lên mức 12%. Dân làm sao chịu nổi!”.
Bộ Tài chính cho rằng giá xăng trong
nước còn rẻ so với nhiều nước nên phải tăng thuế lên 8.000 đồng/lít. Trong ảnh: Người dân mua xăng tại một cửa hàng xăng
dầu tại quận Tân Bình, TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG
Thắt
lưng buộc bụng
Lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh đầu mối xăng dầu phân
tích tăng thuế VAT chắc chắn giá xăng dầu sẽ phải tăng lên. Nếu tăng thuế VAT
lên mức 12% thì giá xăng tăng thêm khoảng 300 đồng/lít, chưa tính các loại
thuế và phí khác.
“Trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu, thuế VAT đánh trên tổng
các thành phần khác nên có thể ví von VAT là thuế chồng thuế và có giá trị
tuyệt đối chỉ sau thuế BVMT” - vị này nói.
Theo tính toán của các chuyên gia, hiện 1 lít xăng đang
phải cõng rất nhiều loại thuế và phí. Cụ thể: Thuế nhập khẩu áp trên mỗi lít
xăng khoảng 1.300 đồng, thuế BVMT 3.000 đồng, chi phí định mức 1.050 đồng,
lợi nhuận định mức 300 đồng, quỹ bình ổn giá 300 đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt
gần 1.400 đồng, thuế VAT hơn 1.500 đồng…
Như vậy, tổng các loại thuế và phí 1 lít xăng người dân
mua phải “gánh” khoảng 8.800 đồng. Trong khi đó giá xăng RON 92 bán lẻ ngày
23-8 được Petrolimex niêm yết ở mức 17.480 đồng/lít. Như vậy, thuế phí chiếm
hơn 50% giá xăng.
Nếu thuế BVMT tăng lên mức kịch khung đề xuất là 8.000
đồng/lít, tăng thuế VAT lên 12% thì giá xăng bán lẻ có thể sẽ bị đẩy lên hơn
25.000 đồng/lít. Khi đó số tiền thuế và phí mà người dân mua xăng phải đóng
cho mỗi lít xăng lên đến hơn 14.000 đồng!
“Tăng một lúc hai loại thuế là VAT và BVMT sẽ đẩy giá xăng
dầu tăng lên, đồng nghĩa với giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng vọt, đồng tiền
mất giá, thu nhập không đủ chi tiêu. Người dân thu nhập thấp đã khổ càng khổ
hơn, buộc người dân phải thắt lưng buộc bụng” - chị Thùy Dương (quận 12,
TP.HCM) chia sẻ.
Cùng chung tâm trạng, anh Bảo Tâm (nhà ở quận 11, TP.HCM)
cho biết mỗi tháng gia đình anh phải chi hơn 1,5 triệu đồng cho tiền xăng.
“Nếu giá xăng bị đẩy lên hơn 25.000 đồng/lít vì thuế VAT, thuế môi trường
tăng lên thì gia đình tôi phải chi hơn 2 triệu đồng/tháng cho chi phí xăng
xe. Chi phí tăng, thu nhập lại đang giảm vì kinh tế khó khăn thì không biết
người dân sống sao đây!” - anh Tâm bức xúc.
Đóng
cửa, tạm ngừng hoạt động
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho
hay một số DN vận tải đang tạm ngừng hoạt động vì chi phí cầu đường quá lớn.
Cụ thể, thời gian vừa qua có quá nhiều trạm thu phí BOT mọc lên khiến chi phí
của DN tăng vọt. Ví dụ một xe vận tải hàng hóa tuyến Hà Nội - TP.HCM chi phí
cầu đường trước đây 8 triệu đồng/tháng, hiện nay lên 13 triệu đồng.
Đối với DN vận tải hành khách cũng chung số phận, như
tuyến cố định Hà Nội - Hà Tĩnh, xe giường nằm chi phí cầu đường đã lên tới 18
triệu đồng/tháng. Chi phí quá cao khiến nhiều DN vận tải hàng hóa không còn
lợi nhuận, phải bán xe, tạm ngừng hoạt động, một số DN đang cố gắng cầm cự.
“Đã khó khăn mà nay Bộ Tài chính còn đề xuất tăng thuế thì
buộc DN phải tăng cước vận tải, khi đó người dân phải chịu và DN chắc chắn sẽ
“chết” nhiều hơn vì hiện nay xăng dầu chiếm tới 40%-45% chi phí của DN vận
tải. Đề xuất này là đi ngược với chủ trương của Chính phủ là giảm chi phí cho
cộng đồng DN” - ông Liên nói.
(Theo Pháp luật TP HCM) QUANG
HUY - TRÀ PHƯƠNG
|
Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét